Viêm Nang Lông Ở Vùng Kín & Cách Chữa, Xử Lý Triệt Để An Toàn

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Tình trạng viêm nang lông ở vùng kín đã khiến cho nhiều chị em phải khổ sở. Do đó, hiểu về bệnh sẽ giúp bạn chủ động ngăn ngừa cũng như điều trị đúng hướng.

viêm nang lông vùng kín
Viêm nang lông ở vùng kín và những điều mà chị em cần biết.

I- Hiểu hơn về bệnh viêm nang lông vùng kín

1- Viêm nang lông vùng kín là gì?

Tương tự như bệnh viêm nang lông, viêm nang lông vùng kín là một vấn đề ngoài da thường gặp ở nữ giới. Theo đó, biểu hiện dễ nhận thấy nhất của bệnh là những mụn nhỏ, có chứa dịch mủ bên trong và khu trú ở nang lông vùng kín.

Sự thật thì cả nam và nữ giới đều có thể bị viêm nang lông ở vùng da gần bộ phận sinh dục, nhưng vì cơ quan sinh dục của nữ có độ ẩm cao hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các nguyên nhân gây bệnh. Có nhiều yếu tố khiến một người nào đó bị viêm nang lông, thường là do tụ cầu vàng, trực khuẩn mủ xanh, nấm, một số trực khuẩn Gram âm v.v…

2- Nguyên nhân gây viêm nang lông ở vùng kín

Việc xác định được nguyên nhân gây bệnh là rất quan trọng, bởi nó tác động trực tiếp đến phương hướng và khả năng điều trị bệnh. Dưới đây là một số nguyên nhân khiến vùng da nhạy cảm của chị em bị viêm nang lông:

+ Vệ sinh kém

Như đã nói ở trên, bản chất vùng kín của nữ giới đã ẩm ướt hơn của nam giới khá nhiều. Do đó, nếu không được vệ sinh sạch sẽ, đặc biệt là vào những ngày hè khi nhiệt độ và độ ẩm đều tăng cao thì tình trạng viêm nhiễm là điều rất dễ xảy ra. Không chỉ viêm nang lông mà một số vấn đề như mụn nhọt, nấm da… cũng sẽ hình thành và sinh sôi một cách dễ dàng trong môi trường ẩm ướt, kém vệ sinh.

Thói quen mặc đồ lót chật, thường xuyên dùng băng vệ sinh cũng sẽ khiến cho vùng kín bị ẩm ướt, hầm bí và dẫn đến nang lông bị viêm.

Ngược lại, có nhiều bạn gái lại sạch sẽ quá mức dẫn đến việc lạm dụng các dung dịch vệ sinh vùng kín. Tệ hơn là các sản phẩm đó không được xác định rõ nguồn gốc, việc này gây ra khá nhiều nguy hiểm cho vùng da nhạy cảm của chị em.

+ Tẩy lông vùng kín

Làm đẹp là một nhu cầu không thể phủ nhận của nữ giới, cộng với các xu hướng tẩy lông trong vài năm trở lại đây đã khiến cho không ít chị em thực hiện biện pháp tẩy sạch lông ở vùng kín. Các phương pháp loại bỏ lông tại nhà như wax, nhổ sẽ khiến cho sợi lông không được đưa ra cả gốc hoặc mọc ngược lại.

Nhiều bạn nữ không hiểu rằng tình trạng lông mọc ngược cũng chính là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm nang lông. Ngoài ra, tẩy lông còn khiến cho da dễ bị tổn thương như ửng đỏ, trầy xước từ đó tạo điều kiện cho các tác nhân gây hại xâm nhập.

+ Cơ địa và nội tiết tố

Cơ địa của mỗi người đều có những khác biệt nhất định, chính điều này cũng lý giải cho việc có người bị viêm nang lông vùng kín nhiều lần trong đời, trong khi người khác lại không. Thường thì người có cơ địa da dầu sẽ có nguy cơ bị viêm nang lông cao hơn.

Bên cạnh đó, yếu tố nội tiết tố cũng sẽ ảnh hưởng đến sự hình thành của bệnh. Đặc biệt là khi những ngày hành kinh tới gần, các tuyến bã nhờn ở nang lông sẽ có sự hoạt động mạnh hơn ngày thường đáng kể. Từ đó dẫn đến việc nang lông bị bí tắc, dầu nhờn gây tích tụ bụi bẩn và vi khuẩn gây viêm nang lông.

nguyên nhân gây viêm nang lông vùng kín
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng viêm nang lông vùng kín như nhổ/wax lông, vệ sinh kém v.v…

Đáng chú ý: Viêm nang lông có lây không? – Bác sĩ tư vấn

3- Triệu chứng của bệnh viêm nang lông vùng kín

Nhìn chung, các triệu chứng của viêm nang lông vùng kín không có nhiều khác biệt so với viêm nang lông ở các vị trí khác trên cơ thể. Khi bị viêm nang lông vùng kín, các bạn gái sẽ có thể nhận thấy bằng mắt và bằng tay các dấu hiệu sau:

  • Ngứa ngáy một cách châm chích tại một mảng rộng tại một khu vực nhất định tại da vùng kín.
  • Da có dấu hiệu của sự viêm, sưng đỏ và sờ vào thấy rõ sự sần sùi. Vùng da bị viêm nổi cao hơn bề mặt da khoảng vài mm.
  • Sợi lông không mọc thẳng được ra ngoài mà xoắn lại vào bên trong, gây ngứa ở nang lông. Khi quan sát thì thấy rõ một đoạn ngắn sợi lông nằm ngay lỗ chân lông, sờ vào thấy cộm.
  • Quanh vùng da bị viêm sẽ có những nốt mụn đỏ (có thể bạn sẽ bị viêm 1 hoặc nhiều nang lông cùng lúc). Các nốt đỏ thường có kích thước nhỏ nhưng lại xuất hiện một cách dày đặc rất mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến sinh hoạt và gây khó chịu.
  • Theo thời gian, các mụn đỏ sẽ trở thành mụn nước có mủ trắng ở đầu và sờ vào thấy đau nhức (khác với cảm giác ngứa như lúc mới nổi). Sau đó, mụn mủ sẽ vỡ và đóng thành vẩy, tạo nên lớp sừng cứng trên da.
  • Mụn mủ có xu hướng mọc thành từng đám và rất dễ vỡ, lây lan.

Thông thường, khi đã chuyển sang giai đoạn mụn mủ thì sau 7-10 ngày sẽ tự khỏi. Tuy nhiên, có không ít trường hợp viêm nang lông vùng kín không khỏi mà thậm chí còn trở thành mãn tính. Và nếu không được điều trị kịp thời thì mụn nước sẽ phát triển thành mụn nhọt, cụm nhọt, ổ gà, mụn đinh râu… gây khó chịu dai dẳng cho người bệnh.

Xem thêm: Viêm nang lông có tự hết không hay phải trị?

II- Làm thế nào để xử lý viêm nang lông vùng kín?

Dù là do nguyên nhân gì thì khi bị viêm nang lông ở vùng kín, chị em cũng có thể áp dụng biện pháp kết hợp bôi thuốc tại chỗ và sử dụng thuốc toàn thân. Một số loại thuốc bôi ngoài da thường được dùng để điều trị viêm nang lông là Betadin, thuốc mỡ kháng sinh có tác dụng kháng khuẩn (bactroban, fucidin…).

Việc dùng thuốc cần có sự cho phép của bác sĩ, và đối với những trường hợp bị viêm nang lông nặng, có xu hướng lan ra toàn thân thì người bệnh cần được điều trị bằng các loại thuốc toàn thân. Tùy theo nguyên nhân gây ra viêm nang lông mà chúng ta sẽ có các cách xử lí khác nhau, cụ thể như sau:

1- Viêm nang lông do tụ cầu khuẩn

Bị viêm nang lông vùng kín do tụ cầu là một trong những nguyên do phổ biến. Cách hữu hiệu để giải quyết viêm nang lông lúc này là sử dụng một số thuốc kháng sinh toàn thân như các kháng sinh thuộc nhóm β-lactamin, Amoxillin, nhóm Cephalosporin (Cyclin, Co-trimoxazol, Ciprofloxacin và Metronidazol). Liều lượng và cách dùng sẽ có sự khác biệt đối với từng đối tượng, tùy theo cơ địa và tình trạng viêm nang lông.

chữa viêm nang lông ở vùng kín
Viêm nang lông vùng kín có thể được xử lí dễ dàng bằng các loại thuốc bôi.

2- Viêm nang lông do nấm da

So với tụ cầu thì viêm nang lông do nấm da có tỷ lệ người mắc phải nhiều hơn hẳn, vì các loại nấm rất dễ hình thành và phát triển trên da chỉ cần chúng gặp điều kiện thuận lợi. Viêm nang lông do sự xâm nhập của nấm sẽ được xử lí bằng các loại thuốc chống nấm dạng bôi và cả dạng uống như:

  • Thuốc bôi chống nấm: Nizoral cream , Canesten, Mycoster…
  • Thuốc uống chống nấm: Itraconazole hoặc Terbinafine.

Việc sử dụng các loại thuốc chống nấm cũng cần có sự chỉ định và theo dõi của bác sĩ, vì nếu dùng không đúng cách sẽ gây ra các tác dụng phụ, phản ứng ngược hoặc nghiêm trọng hơn là để lại các biến chứng.

Song song với việc dùng thuốc theo toa của bác sĩ, người bị viêm nang lông vùng kín cũng cần giữ cho vùng nhạy cảm của mình luôn được khô thoáng, độ pH ổn định và quan trọng là không tùy tiện wax/nhổ lông. Việc loại bỏ lông ở vùng kín không đúng cách không chỉ là một nguyên nhân gây viêm nang lông, mà còn khiến cho vùng kín bị tổn thương, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.

Thông tin về bệnh viêm nang lông ở vùng kín đã được trình bày ở trên chỉ mang tính tham khảo, bạn cần có sự can thiệp của bác sĩ nếu muốn điều trị hoặc biết thêm về căn bệnh này. ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên thay thế cho chẩn đoán của bác sĩ chuyên khoa da liễu.

Có thể bạn quan tâm

Hướng dẫn chữa viêm nang lông bằng rượu nghệ từ A-Z

Chữa viêm nang lông bằng rượu nghệ là biện pháp chăm sóc và điều trị tại nhà được sử dụng...

Vì sao bị ngứa khi mang thai? Cách điều trị như thế nào?

Ngứa khi mang thai – Nguyên nhân và cách khắc phục

Sự phát triển của thai nhi, tăng cân, tăng lượng hormone estrogen, viêm nang lông… là các nguyên nhân gây...

viêm lỗ chân lông ở chân

Viêm lỗ chân lông ở chân: Nguyên nhân và cách trị phù hợp

Bệnh viêm nang lông ở chân thường gây ra nhiều triệu chứng khó chịu. Trường hợp chủ quan để lâu...

Người bị viêm nang lông có nên triệt lông, làm đẹp?

Người bị viêm nang lông có nên triệt lông, làm đẹp?

Người bị viêm nang lông có nên triệt lông không được nhiều người quan tâm. Theo các chuyên gia, việc...

Bị viêm nang lông nên dùng sữa tắm gì?

5 sữa tắm trị viêm nang lông tốt nhất hiện nay

Khi bị viêm nang lông, nên sử dụng các loại sữa tắm có các thành phần tự nhiên, ít các...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *