Bệnh viêm da tiết bã có lây không? Cách nào điều trị hiệu quả?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Da liễuPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Viêm da tiết bã là bệnh lý da liễu mạn tính với đặc trưng: nhờn, dính, ngứa ngáy và bong tróc vảy trên da. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng bệnh lại ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống. Cũng chính vì thế mà không ít người lo lắng rằng bệnh viêm da tiết bã có lây cho người khác hay không. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này và đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả, an toàn nhất.

Viêm da tiết bã là gì?

Viêm da tiết bã là một dạng tổn thương da do hoạt động của tuyến bã nhờn bị rối loạn. Ở trẻ em, bệnh còn được gọi là “cứt trâu”, thường biến mất khi lớn lên. Viêm da tiết bã ở người lớn chiếm tỉ lệ ít hơn nhưng các triệu chứng bệnh lại dai dẳng và thường phát triển thành mãn tính.

viêm da tiết bã có lây không
Không ít người lo lắng rằng bệnh viêm da tiết bã có lây cho người khác hay không.

Những triệu chứng mà bệnh nhân viêm da tiết bã có thể gặp phải bao gồm:

  • Da xuất hiện các mảng bám lớn
  • Da nhờn, nhiều dầu
  • Da có màu trắng, vàng và dễ bong tróc
  • Đỏ ửng da
  • Ngứa ngáy
  • Rụng tóc (đối với viêm da tiết bã da đầu)

Cho đến hiện tại, giới nghiên cứu vẫn chưa xác định chính xác nguyên nhân gây hiện tượng viêm da tiết bã. Tuy nhiên, đa phần các quan điểm đều cho rằng bệnh có liên quan mật thiết đến các yếu tố sau:

  • Hệ miễn dịch suy yếu
  • Thiếu chất dinh dưỡng
  • Căng thẳng, stress kéo dài
  • Sự hoạt động của nấm malassezia – một loại nấm được tìm thấy trong da của người bị viêm da tiết bã.
  • Viêm nhiễm do vẩy nến.
  • Viêm da tiết bã có xu hướng bùng phát và kéo dài hơn vào mùa xuân và đông trong năm.

Mặc dù không gây nguy hiểm đến sức khỏe, nhưng viêm da tiết bã lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính thẩm mỹ, khiến người bệnh tự ti, ngại giao tiếp và gặp nhiều bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày.

Bệnh viêm da tiết bã có lây không?

Hiện nay vẫn chưa thể khẳng định chính xác nguyên nhân gây ra căn bệnh viêm da tiết bã. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã cho thấy căn bệnh này có liên quan chặt chẽ đến yếu tố di truyền, hormone, các loại nấm men sống trên da một cách tự nhiên.

Bệnh không sinh ra do virus hay vi khuẩn. Vì thế mặc dù là bệnh da liễu, nhưng viêm da tiết bã không lây lan từ người này sang người khác qua đường tiếp xúc. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể tiếp xúc trực tiếp, ngủ chung hoặc thậm chí mặc đồ chung mà không sợ bị lây nhiễm.

Mặc dù không có khả năng lây từ người sang người, tuy nhiên vùng da bị viêm nhiễm vẫn có khả năng lây lan đến những vị trí khác trên cơ thể nếu như không có biện pháp điều trị và phòng ngừa. Do đó, nếu nhận thấy có thể xuất hiện biểu hiện của bệnh, bạn nên nhanh chóng đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị theo phác đồ cụ thể.

Tham khảo thêm: Cách Chăm Sóc Và Phòng Ngừa Viêm Da Tiết Bã Tái Phát

Điều trị viêm da tiết bã cách nào hiệu quả?

Bệnh viêm da tiết bã cần được điều trị càng sớm càng tốt để tránh lan rộng sang các vùng da khác và phát triển thành mãn tính sẽ rất dai dẳng. Nếu được điều trị tích cực, kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý, bệnh nhân có thể kiểm soát các triệu chứng bệnh ổn định lâu dài. Hiện nay hai phương pháp điều trị bệnh phổ biến nhất là Tây y và Đông y.

Chữa viêm da tiết bã bằng Tây y

Hiện nay Tây y chưa tìm ra thuốc điều trị đặc hiệu cho căn bệnh viêm da tiết bã. Do đó việc điều trị chủ yếu nhằm chữa các triệu chứng bệnh và làm lành tổn thương da. Một số loại thuốc thường được kê đơn gồm:

  • Thuốc kháng Histamin giúp giảm cơn ngứa ngáy.
  • Các loại thuốc chống viêm chứa steroid để kiểm soát triệu chứng bệnh.
  • Kem dưỡng ẩm chống khô da.
  • Một số loại thuốc bôi chống nấm.
  • Kháng sinh nếu xảy ra tình trạng nhiễm trùng.

Khi sử dụng các loại thuốc này bệnh nhân cần tuân thủ tuyệt đối theo chỉ dẫn của bác sĩ để tránh nguy cơ gặp phải tác dụng phụ nguy hiểm.

Chữa viêm da tiết bã bằng Đông y

Theo Đông y, viêm da tiết bã được xếp vào nhóm các bệnh viêm da mãn tính, nguyên nhân do cơ thể nhiễm phong hàn, thấp, nhiệt, sinh ra huyết táo, không sinh dưỡng được da, dẫn tới rối loạn điều hòa và kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh hơn.

Để điều trị căn bệnh này, Đông y sử dụng các bài thuốc thảo dược tác động sâu vào bên trong cơ thể, tăng cường giải độc, tiêu viêm, ổn định nội tiết… giúp loại bỏ từ gốc căn nguyên gây bệnh.

Xem thêm: 5 Loại kem bôi trị viêm da tiết bã tốt nhất và lưu ý khi dùng

Cần lưu ý gì khi bị viêm da tiết bã?

Mặc dù không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng những triệu chứng của viêm da tiết bã lại khiến nhiều người khó chịu, không yên, gây mất thẩm mỹ. Do đó, nên sớm thăm khám và điều trị để sớm khắc phục bệnh. Điều trị viêm da tiết bã có thể kéo dài và thường xuyên do bệnh tồn tại trên da khá lâu và hay bùng phát khi gặp điều kiện thuận lợi.

viêm da tiết bã có lây không
Người bệnh cần chú ý chăm sóc và điều trị để thoát khỏi triệu chứng của bệnh viêm da tiết bã.

Để nhanh chóng thoát khỏi triệu chứng khó chịu của bệnh, bạn cần lưu ý đến một số vấn đề như sau:

  • Tuân thủ và kiên trình điều trị theo phác đồ đã được bác sĩ chỉ định. Điều trị viêm da tiết bã có thể bắt đầu từ giải pháp không kê đơn (dùng dầu gội trị viêm da tiết bã, kem bôi, kem dưỡng ẩm không kê đơn) cho đến giải pháp kê đơn (thuốc corticoid, thuốc chống nấm dạng bôi và dạng uống, thuốc ức chế calcineurin…).
  • Vệ sinh da sạch sẽ: Đây là thói quen cần thiết đối người bị viêm da tiết bã nên duy trì hằng ngày. Nên rửa mặt, vệ sinh thân thể ít nhất 2 lần mỗi ngày bằng sữa rửa mặt, sữa tắm có tính chất dịu nhẹ để hạn chế tối đa tổn thương, kích ứng lên da.
  • Mặc trang phục thoáng mát, rộng rãi. Hạn chế mặc đồ ôm bó sát.
  • Bổ sung thực phẩm chứa nhiều vitamin, chất khoáng, đạm. Các chất trên được tìm thấy nhiều trong tôm, cá & các loại hải sản khác, thịt, rau xanh… Hạn chế ăn đồ nhiều đường, chất béo không lành mạnh vì chúng có thể khiến cho bã nhờn hoạt động mạnh hơn.
  • Dưỡng ẩm da hằng ngày: Đây là biện pháp giúp kiểm soát lượng bã nhờn trên da. Khi da đủ độ ẩm, tuyến bã nhờn sẽ hạn chế hoạt động và tiết dầu thừa.  Bạn nên chọn những sản phẩm da có đặc tính dịu nhẹ, không mùi, không chất kích ứng.
  • Hạn chế tác động lên vùng da bị bệnh: Sờ tay lên da hoặc gãi là những hành động làm gia tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, đồng thời khiến cho triệu chứng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Đối với dạng viêm da tiết bã da đầu, điều này còn làm tăng nguy cơ rụng tóc.
  • Tránh dùng hóa chất tạo kiểu tóc: Các hóa chất sử dụng trong quá trình tạo kiểu có thể gây kích ứng, sưng viêm, làm trậm trọng hơn triệu chứng bệnh ở những người bị viêm da tiết bã da đầu. Ngoài ra, lượng hóa chất trên cũng có thể gây sưng viêm, tổn thương da mặt hoặc bất kỳ vị trí nào trên cơ thể nếu hóa chất bị dây dính lên vị trí này.

Nhìn chung, viêm da tiết bã phải là bệnh truyền nhiễm và không có khả năng lây lan. Do đó, bạn hoàn toàn có thể thoải mái tiếp  xúc với người bệnh mà không lo bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, bệnh có thể gây tổn thương lên da và ảnh hưởng đến thẩm mỹ, vì thế bạn nên đến cơ sở y tế để sớm được thăm khám và điều trị khi phát hiện dấu hiệu bất thường nghi ngờ là viêm da tiết bã.

Có thể bạn quan tâm:

ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Hướng dẫn từng bước trị viêm da tiết bã bằng dầu dừa

Dầu dừa là nguyên liệu được sử dụng phổ biến trong chăm sóc và nuôi dưỡng làn da. Các thành...

Bệnh vảy nến và viêm da

Phân biệt vảy nến và viêm da tiết bã

Những tác động lên da và triệu chứng của vảy nên và viêm da tiết bã có thể là tương...

Phải làm gì khi trẻ bị viêm da đầu?

Viêm da đầu ở trẻ em về cơ bản vẫn là một dạng thương tổn ngoài da. Tuy nhiên da...

Bí quyết trị viêm da tiết bã bằng mật ong chỉ có 3 bước

Mật ong có đặc tính kháng khuẩn, kháng nấm, dưỡng ẩm và chống oxy hóa mạnh mẽ. Vì vậy bên...

Tìm hiểu về bệnh viêm da dầu có mủ và cách điều trị

Bệnh Viêm Da Đầu Có Mủ Và Cách Điều Trị An Toàn Từ Gốc

Viêm da đầu có mủ thường xảy ra vào mùa hè, khi thời tiết nắng nóng và oi bức. Đây...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *