Bệnh trĩ như thế nào là nặng ? Cần lưu ý gì ?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Bệnh trĩ xuất hiện khi các tĩnh mạch bị sưng ở phần thấp nhất của trực tràng và hậu môn. Dù vậy, nhiều người vẫn không phát hiện được tình trạng bệnh của mình cho đến khi nó trở nặng hơn. Vậy những biểu hiện nào chứng minh bạn gặp bệnh trĩ nặng? Và những lưu ý gì có thể giúp giảm thiểu biến chứng của bệnh?

Biểu hiện của bệnh trĩ nặng
Bệnh trĩ có những biểu hiện gì ở giai đoạn nặng?

Những biểu hiện của bệnh trĩ nặng

Bệnh trĩ giai đoạn đầu (bệnh trĩ nhẹ )thường không gây khó chịu và hầu như không làm ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày. Các biểu hiện đầu tiên như đi cầu ra máu, ngứa hậu môn,… đều xuất hiện một cách rời rạc khiến nhiều người chủ quan. Tuy nhiên, nếu không được điều trị một cách kịp thời, bệnh trĩ có thể tiến triển nhanh và gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm.

Dưới đây là một vài những biểu hiện của người mắc bệnh trĩ giai đoạn nặng.

1.Búi trĩ phát triển về mặt kích thước và sa ra ngoài hậu môn

Các biểu hiện khó chịu và ẩm ướt vùng hậu môn xuất hiện ở cả những người bị búi trĩ nội lẫn búi trĩ ngoại. Và ở giai đoạn nặng, búi trĩ sẽ trở nên to hơn về mặt kích thước. Đồng thời, các búi trĩ cũng sẽ co ra ngoài hậu môn và người bệnh phải dùng tay hoặc các động tác nằm ngửa thì búi trĩ mới có thể được đẩy vào bên trong. Trường hợp nặng hơn, dù người bệnh có sử dụng tay để đẩy búi trĩ vào bên trong hậu môn thì chúng vẫn không thể vào được.

Ở giai đoạn này, người bệnh có thể dễ dàng cảm nhận được kích thước của búi trĩ dù không đi đại tiện. Hầu hết những bệnh nhân khi đến giai đoạn phát triển của búi trĩ mới bắt đầu thăm khám, chẩn đoán và điều trị bệnh.

Búi trĩ tăng kích thước
Kích thước của các búi trĩ tăng lên gây đau đớn cho người bệnh

2. Biểu hiện viêm nhiễm, hoại tử hậu môn

Tình trạng viêm nhiễm và hoạt tử hậu môn diễn ra do búi trĩ phát triển với kích thước quá lớn gây tắc nghẽn vùng hậu môn. Tình trạng chảy máu khi đại tiện vẫn liên tục diễn ra dẫn đến đau đớn cho người bệnh.

Đối với người mắc bệnh trĩ ngoại, búi trĩ sẽ có xu hướng ngày càng sưng to hơn, người bệnh hầu như không thể tiếp tục các hoạt động thường ngày. Lúc này, việc điều trị bệnh tại các cơ sở y tế là điều đặc biệt cần thiết để người bệnh có thể giảm thiểu các biến chứng có thể xảy ra.

3. Số lượng búi trĩ xuất hiện ngày càng nhiều hơn

Đối với những người mắc bệnh trĩ ngoại, tình trạng búi trĩ không chỉ phát triển về mặt kích thước mà còn tăng nhanh về số lượng. Các búi trĩ xuất hiện ngày càng nhiều hơn và có xu hướng sa hoàn toàn ra ngoài hậu môn. Biểu hiện này khiến việc đi đại tiện gần như trở thành nổi ác mộng của hầu hết những người mắc bệnh.

4. Sự ảnh hưởng của bệnh trĩ đến những sinh hoạt hàng ngày

Bệnh trĩ chuyển biến nặng hơn và khiến cho người bệnh không thể vận động mạnh, đi đại tiện hoặc thực hiện những công việc sinh hoạt hàng ngày. Nếu người bệnh liên tục bị làm phiền bởi những cơn đau đớn, hậu môn liên tục bị ẩm ướt, khó chịu,…dẫn đến việc những sinh hoạt hàng ngày bị ảnh hưởng. Đó có thể là biểu hiện cho thấy, bệnh trĩ đã trở nặng hơn.

Bạn cần biết: Các biến chứng của bệnh trĩ bạn cần cảnh giác

Lưu ý gì cho những người bị mắc bệnh trĩ giai đoạn nặng?

1. Điều trị bằng các phương pháp y tế

Sự can thiệp của các phương án điều trị y tế là điều không thể tránh khỏi đối với những người bệnh trĩ giai đoạn nặng. Bởi lúc này búi trĩ đã lớn hơn về kích thước và có khả năng gây viêm nhiễm, hoại tử cho người bệnh.

Những phương án chuyên sâu điều trị bệnh trĩ giai đoạn nặng là:

  • Thắt dây cao su điều trị sa búi trĩ: Đây là phương pháp ít phổ biến nhất, khi các bác sĩ đặt một dải nhỏ, được thắt chặt quanh búi trĩ để cắt đứt sự lưu thông đến mô và khiến búi trĩ bị rơi ra.
  • Phương án điều trị xơ cứng: Một loại thuốc hóa học đặc biệt được tiêm vào búi trĩ để thu nhỏ nó. Qua đó, giảm thiểu những biểu hiện nghiêm trọng của bệnh.
  • Phương án cắt bỏ: Việc cắt bỏ búi trĩ là phương án có tỷ lệ thành công cao và thường được ứng dụng. Việc cắt bỏ này có thể giúp ngăn ngừa bệnh trĩ quay trở lại.
Điều trị y tế
Những can thiệp y tế là điều bắt buộc đối với những người bệnh trĩ giai đoạn nặng

Việc sử dụng các phương án điều trị y tế phải đi kèm với những điều chỉnh trong chế độ sinh hoạt, ăn uống hàng ngày mới có thể đảm bảo được hiệu quả tốt nhất cho người bệnh.

Tìm hiểu thêmCác phương pháp phẫu thuật cắt trĩ: Ưu điểm, nhược điểm và chi phí

2. Phục hồi bệnh trĩ sau điều trị y tế bằng cách thay đổi chế độ ăn

Một chế độ ăn uống giàu chất xơ, uống nhiều nước là phương pháp tốt nhất để người bệnh giảm tình trạng táo bón. Đồng thời, giúp cho việc đi đại tiện trở nên dễ dàng và tránh làm tổn thương vừng thấp của hậu môn.

Ngoài ra, người bệnh cũng cần có được những biện pháp giúp giảm căng thẳng trong quá trình đại tiện, tránh tình trạng này diễn biến nghiêm trọng hơn.

Xem thêm: Những thực phẩm người bệnh trĩ nên ăn và cần kiêng cữ hàng ngày

3. Thay đổi lối sống để cải thiện tình trạng bệnh

Lối sống là một trong những nguyên nhân khiến tình trạng trĩ trở nên nghiêm trọng hơn. Một số mẹo có thể giúp ích cho những người mắc bệnh trĩ đã được điều trị y tế:

  • Sử dụng một chiếc ghế nhỏ để chống đỡ chân khi đi đại tiện: Thông thường, mọi người vẫn thường đi đại tiện sai cách. Điều này làm gia tăng áp lực lên thành hậu môn.Việc để thêm một chiếc ghế nhỏ để chống đỡ chân có thể giúp cho ống hậu môn thay đổi vị trí và giúp việc đi đại tiện trở nên dễ dàng hơn.
  • Tránh tối đa việc trì hoãn đi đại tiện khi người bệnh có nhu cầu.
  • Tắm bằng nước ấm, đảm bảo tần suất tắm thường xuyên để làm sạch cơ thể
  • Tập thể dục thường xuyên với các động tác vừa phải để kích thích nhu động ruột và giảm tình trạng táo bón.

Những tư vấn trên đây của chúng tôi chỉ mang tính chất tham khảo. Không có giá trị thay thế những chẩn đoán, lời khuyên từ các bác sĩ có chuyên môn.

Có thể bạn quan tâm

Chia sẻ cách chữa bệnh trĩ bằng hoa hòe thật chi tiết

Theo Đông Y, hoa hòe có tác dụng chính là giải độc, thanh nhiệt, lương huyết, sát trùng nên được...

Thăng trĩ Dưỡng huyết thang – Bài thuốc chữa bệnh trĩ được giới nghệ sĩ tin tưởng

Thăng trĩ Dưỡng huyết thang là bài thuốc chữa bệnh trĩ của Thuốc dân tộc, được nghiên cứu và bào...

Vì sao ngồi nhiều bị trĩ? Tư thế ngồi tốt cho người bệnh

Vì sao ngồi nhiều bị trĩ? Tư thế ngồi tốt cho người bệnh

Vì sao ngồi nhiều bị trĩ? Câu hỏi được khá nhiều người thắc mắc, đặc biệt là dân văn phòng....

Anh Đặng Thành Trung với nỗi khốn khổ bệnh trĩ trong 3 năm

Hành Trình 3 THÁNG Chữa Trĩ Của Anh Nhân Viên Văn Phòng Tại Thuốc Dân Tộc 

Bệnh trĩ là nỗi khổ của nhiều bệnh nhân hiện nay, bệnh phổ biến ở mọi đối tượng. Không ngoại...

Trĩ hỗn hợp là gì? Có nguy hiểm không? Cách điều trị

Trĩ hỗn hợp thể hiện cho tình trạng chân búi trĩ nằm ở trên và cả ở dưới đường lược....

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *