10 biện pháp điều trị cảm lạnh và cúm tại nhà giúp giảm đau, hạ sốt tự nhiên
Ngay khi các biểu hiện của bệnh cảm lạnh và cảm cúm mới chớm nở, người bệnh hoàn toàn có thể đánh bay căn bệnh này bằng các liệu pháp điều trị từ tự nhiên mà không cần phải sử dụng thuốc kháng sinh.
Cảm lạnh và cảm cúm thường diễn ra khi thời tiết bắt đầu giai đoạn chuyển giao mùa. Thông thường, đối với cơ thể có hệ miễn dịch và sức đề kháng tốt, bệnh có thể sẽ tự khỏi sau đó 7 – 10 ngày mà không cần áp dụng bất kỳ phương pháp điều trị nào. Còn với trường hợp bệnh ở mức độ nặng, thuốc kháng sinh được coi là liệu pháp tối ưu được bác sĩ chỉ định dùng nhằm mục đích ngăn chặn và loại bỏ tác hại của vi khuẩn lên cơ thể. Từ đó, giúp hỗ trợ nâng cao hệ miễn dịch chống lại tác hại của vi rút, giúp rút ngắn thời gian khỏi bệnh.
Tuy nhiên, thuốc kháng sinh chỉ thật sự hữu ích trong trường hợp cảm lạnh, cảm cúm do vi khuẩn và thuốc không có tác dụng đối với vi rút. Do đó, việc sử dụng kháng sinh điều trị bệnh nếu không đúng mục đích thường gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Chính vì thế, để tránh những phản ứng phụ của thuốc lên cơ thể, tốt nhất bệnh nhân nên áp dụng các biện pháp chữa trị từ tự nhiên ngay tại nhà để làm giảm triệu chứng cảm lạnh và cảm cúm.
1/ Súp gà
Súp gà có thể không phải là thuốc dùng để chữa bệnh. Nhưng theo các chuyên gia dinh dưỡng nó được xem là một lựa chọn tuyệt vời nếu chẳng may bạn bị cảm lạnh và cảm cúm “ghé thăm”. Một vài nghiên cứu chỉ ra, súp gà có tác dụng làm chậm sự di chuyển của các bạch cầu trung tính trong cơ thể. Do đó, chúng giúp bảo vệ cơ thể khỏi bị nhiễm trùng. Đồng thời làm giảm các triệu chứng nhiễm trùng của đường hô hấp trên.
Bên cạnh đó, súp gà giàu hàm lượng chất dinh dưỡng và chứa rất ít nồng độ natri, giúp giữ nước, bổ sung dưỡng chất và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể chống lại bệnh tật. Vì thế, người bệnh nên thêm món ăn này vào danh sách thực phẩm giúp chữa bệnh cảm cúm, cảm lạnh ngay tại nhà.
2/ Gừng
Từ lâu lợi ích của gừng đối với sức khỏe đã được nhiều người biết đến. Tuy nhiên, cho đến bây giờ chúng được sử dụng phổ biến hơn dựa trên những bằng chứng khoa học về tính chất chữa bệnh của gừng. Người bệnh cảm lạnh và cảm cúm có thể sử dụng gừng tươi, hãm nước sôi để giúp làm dịu cơn đau họng hoặc ho.
Ngoài ra, nghiên cứu về hiệu quả của gừng trong việc làm giảm triệu chứng buồn nôn và nôn đã cho thấy, chỉ cần vài lát gừng sống khoảng 1 gram cũng có thể làm giảm cảm giác buồn nôn thường đi kèm theo bệnh cảm cúm.
3/ Tỏi
Tỏi thuộc họ hành tỏi Liliaceae với tên khoa học là Allium sativum L. Thành phần của tỏi bao gồm tinh dầu, iot và quan trọng nhất vẫn là chất kháng sinh allicin với đặc tính kháng vi rút, vi khuẩn và kháng ký sinh trùng. Hoạt chất này không chỉ giúp tiêu diệt, ngăn ngừa vi khuẩn, vi rút gây bệnh phát triển mà còn làm giảm mức độ nghiêm trọng của triệu chứng cảm lạnh và cảm cúm.
Ngoài ra, theo một số nghiên cứu, tỏi thậm chí có thể giúp tránh bị bệnh cảm lạnh, cảm cúm ngay từ đầu nhờ hoạt chất chống oxy. Những chất này giúp bảo vệ và nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể, phòng tránh tác nhân gây bệnh xâm nhập. Do đó, để điều trị và phòng cảm lạnh, cảm cúm, bệnh nhân nên thêm tỏi vào chế độ ăn hàng ngày.
4/ Thảo mộc echinacea
Hơn 400 năm qua, người Mỹ đã sử dụng rễ của cây thảo dược echinacea như một vị thuốc để điều trị các bệnh nhiễm trùng. Với thành phần chính bao gồm chất chống oxy hóa flavonoid, vị thảo mộc tự nhiên này mang lại khá nhiều công dụng trong việc chữa bệnh, đặc biệt bệnh cảm lạnh và cúm.
Theo đánh giá echinacea để phòng ngừa và điều trị cảm lạnh thông thường cho thấy, echinacea có thể làm giảm hơn 50% nguy cơ mắc bệnh cảm lạnh. Đồng thời, vị thuốc này có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm viêm và giúp rút ngắn thời gian điều trị bệnh. Nếu bạn là người trưởng thành, có thể sử dụng 1 đến 2 gram thảo dược echinacea làm trà và uống ba lần mỗi ngày để cải thiện bệnh. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn sức khỏe và tránh tình trạng cơ thể bị dị ứng, bạn không nên uống thuốc quá một tuần. Tốt nhất nên tham vấn bác sĩ về liều lượng và cách dùng.
5/ Mật ong
Mật ong vừa là chất chống oxy hóa vừa là chất kháng khuẩn tự nhiên rất có lợi cho cơ thể. Người bệnh có thể sử dụng riêng mật ong hoặc kết hợp chung với trà gừng hoặc chanh để cải thiện triệu chứng đau họng, nghẹt mũi, ho,.. do cảm lạnh và cảm cúm gây ra. Bệnh nhân chỉ cần ăn 10 gram mật ong trước khi đi ngủ sẽ giúp ngủ ngon hơn, giảm mức độ nghiêm trọng của triệu chứng bệnh.
Tuy nhiên, các bạn nên nhớ, không bao giờ sử dụng mật ong cho trẻ nhỏ dưới 1 tuổi. Vì mật ong chứa bào tử botulinum, mặc dù chúng thường vô hại đối với trẻ lớn và người lớn nhưng đối với hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh, bào tử này có thể gây tiêu chảy và ngộ độc.
6/ Bổ sung vitamin C
Vitamin đóng vai trò quan trọng trong cơ thể và có nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Mặc dù chúng không giúp điều trị hết cảm lạnh và cảm cúm nhưng vitamin C có thể giúp tăng cao sức đề kháng. Nếu cơ thể dung nạp đủ lượng vitamin C, chúng có thể làm giảm nhiễm trùng đường hô hấp trên và các bệnh lý khác.
Theo nghiên cứu được công bố vào trong Cơ sở dữ liệu tổng quan hệ thống của Burrane vào tháng 1 năm 2013, cho hay, vitamin C có nhiều trong trái kiwi, ớt xanh, cam, quýt, rau xanh đậm,… có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của triệu chứng cảm lạnh và cảm cúm. Đồng thời, giúp rút ngắn thời gian chữa trị bệnh.
7/ Probiotic
Probiotic là hệ khuẩn đường ruột có nhiệm vụ giữ đường cho đường ruột và hệ miễn dịch khỏe mạnh. Theo nghiên cứu Probiotic giúp ngăn ngừa nhiễm trùng đường hô hấp trên cấp tính cho thấy, chế phẩm sinh học này có thể giúp làm giảm khả năng nhiễm trùng, hỗ trợ điều trị cảm cúm và cảm lạnh.
8/ Nước muối ấm
Rửa nước muối giúp làm loãng dịch nhầy và giảm triệu chứng nghẹt mũi. Đồng thời, biện pháp này còn giúp loại bỏ vi rút và vi khuẩn ra khỏi mũi của bạn. Công thức chung được sử dụng phổ biến đó là:
- Người bệnh sử dụng 1/4 muỗng cà phê muối và 1/4 muỗng baking soda pha trong 236 ml nước ấm (tương đương 8 ounces theo công thức chuyển đổi Mỹ).
- Sau đó, sử dụng ống tiêm hoặc bộ dụng cụ tưới mũi để phun nước vào mũi.
- Bạn nên giữ một bên lỗ mũi đóng lại bằng cách ấn nhẹ ngón tay và dùng tay còn lại phun hỗn hợp nước mũi vào lỗ bên kia.
- Để nước chảy ra ngoài, thực hiện lặp đi lặp lại ba lần rồi dùng khăn giấy lau sạch.
- Đổi bên và thực hiện thao tác tương tự lỗ mũi còn lại.
9/ Uống chất lỏng nóng
Chất lỏng nóng làm giảm thiểu triệu chứng nghẹt mũi, ngăn ngừa mất nước, đồng thời làm dịu các màng bị viêm khó chịu dọc theo mũi và cổ họng. Nếu tình trạng tắc nghẽn ở mũi diễn ra ở mức độ nghiêm trọng, gây khó thở khiến người bệnh không thể ngủ ngon giấc vào ban đêm, bạn nên thử uống một tách trà nóng.
Một cốc trà thảo mộc có thể là gừng, chanh, húng quế có thể là lựa chọn tốt giúp đẩy lùi triệu chứng cảm lạnh, cảm cúm. Ngoài ra, để làm tăng công dụng điều trị, bệnh nhân có thể kết hợp những thức uống này với một thìa mật ong nguyên chất. Cảm giác đau họng do cảm lạnh, cảm cúm gây ra sẽ được làm dịu nhanh chóng.
10/ Độ ẩm
Thông thường, vi rút gây cảm lạnh và cúm thường phát triển và lây lan mạnh mẽ, dễ dàng hơn trong môi trường khô ráo. Do đó, để làm giảm sự tiếp xúc với mầm bệnh, đồng thời giảm viêm mũi, người bệnh nên tăng độ ẩm trong nhà.
Máy tạo độ ẩm có thể giúp làm ẩm và ấm không khí trong nhà và phòng ngủ, giúp bạn cảm thấy thoải mái và dễ chịu. Đặc biệt, vào mùa đông, máy làm ẩm phun sương mát thực sự cần thiết để làm giảm triệu chứng bệnh. Bạn có thể thêm một vài giọt tinh dầu khuynh diệp để kích thích hơi thở, giảm thiểu tình trạng khó chịu, ngứa ngáy ở niêm mạc mũi và họng.
Có rất nhiều biện pháp điều trị triệu chứng cảm lạnh và cúm ngay tại nhà. Tùy vào tình trạng sức khỏe cũng như cơ địa mà người bệnh nên lựa chọn giải pháp chữa trị thích hợp nhất. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng nên có chế độ ăn và tập luyện hợp lý, đặc biệt là nên nghỉ ngơi nhiều để giữ cho hệ miễn dịch luôn khỏe mạnh. Đây chính là cách điều trị và phòng ngừa cảm lạnh, cảm cúm hiệu quả nhất.
Có thể bạn quan tâm:
- Cảm lạnh vào mùa hè: Những điều bạn không ngờ tới
- Có nên tập thể dục khi bị cảm lạnh không?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!