Cảm lạnh và cúm khi mang thai: Những điều mẹ cần biết để khắc phục
Nếu mẹ có biểu hiện sốt, chóng mặt, đau đầu… trong thời kì mang thai thì có thể mẹ đã bị cảm lạnh hoặc cảm cúm. Nếu không được điều trị sớm thì sẽ vừa ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ vừa ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.
Cảm lạnh và cảm cúm khi mang thai
Cảm lạnh là một dạng bệnh nhiễm siêu vi nhẹ xảy ra phổ biến ở mũi, họng xoang và các cơ quan hô hấp trên. Nó có thể gây sổ mũi, hắt hơi, đau họng và ho. Thông thường cảm lạnh thường kéo dài trong khoảng 1 tuần.
Cúm là bệnh do virus truyền nhiễm lây lan qua ho và hắt hơi. Nó có biểu hiện khá giống với cảm lạnh. Bệnh được hình thành do một nhóm virus và thường có xu hướng nghiêm trọng và kéo dài hơn cảm lạnh.
Hai căn bệnh này khi tấn công người bình thường đã gây ra nhiều mệt mỏi, khi tấn công các bà mẹ đang mang thì những phiền toái còn tăng lên gấp nhiều lần. Theo các nhà khoa học thì khi mang thai bệnh có thể nghiêm trọng gấp ba lần bình thường. Thậm chí bệnh nghiêm trọng có thể dẫn đến viêm phổi và tăng nguy cơ sinh non.
Xem thêm: 10 biện pháp điều trị cảm lạnh và cúm tại nhà giúp giảm đau, hạ sốt tự nhiên
Điều trị cảm lạnh và cảm cúm khi mang thai
Thời kì mang thai người mẹ phải hết sức cẩn trọng trong việc lựa chọn phương pháp điều trị vì có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Chúng tôi xin đưa ra tham khảo về cách điều trị cho chị em ở thời kì này như sau:
# Sử dụng thuốc
Thời kì mang thai mẹ được khuyến cáo không nên sử dụng thuốc vì có thể làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển của bé. Nhưng cũng có một số loại thuốc được cho là an toàn mà chị em có thể sử dụng được. Chính vì vậy khi có biểu hiện của bệnh cảm lạnh và cúm khi mang thai mẹ nên đi khám bác sĩ và dùng thuốc theo chỉ định.
Theo các bác sĩ chuyên khoa thì việc dùng thuốc Tây y được hạn chế tuyệt đối trong 12 tuần đầu của thai kì. Vì đó là thời điểm các cơ quan quan trọng của em bé phát triển. Việc dùng thuốc được khuyến cáo là nên hạn chế, tốt nhất là đến sau 28 tuần.
Một số loại thuốc được chứng nhận an toàn sau 12 tuần mang thai, bao gồm:
- Thuốc chứa acetaminophen dùng cho đau nhức, sốt… Hầu như dùng được trong tất cả các giai đoạn của thai kì, không có bằng chứng về ảnh hưởng đối với thai nhi. Tuy nhiên việc dùng cũng nên hạn chế chỉ nên dùng ở liều lượng thấp nhất.
- Thuốc Ibuprofen: là thuốc chống viêm không steroid. Tuy nhiên thuốc được khuyến cáo không nên dùng vào 3 tháng cuối của thai kì vì có thể gây băng huyết, các vấn đề về tim mạch cho thai nhi.
- Thuốc chứa canxi-carbonate hoặc các loại thuốc khác có tác dụng điều trị ợ nóng, buồn nôn hoặc đau dạ dày.
- Các dạng siro trị ho
Các bác sĩ khuyến cáo không nên dùng các loại thuốc có thể điều trị một lúc nhiều triệu chứng. Thay vào đó hãy chọn các loại thuốc điều trị từng triệu chứng. Chính vì vậy nên hạn chế dùng những loại thuốc sau: aspirin (Bayer), ibuprofen (Advil, Motrin), codein, naproxen (Aleve, Naprosyn).
Nhìn chung việc dùng thuốc tây vẫn được cho phép nhưng chỉ được dùng một vài loại thuốc với liều lượng nhất định. Chính vì vậy các mẹ cần hết sức thận trọng. Cách tốt nhất là nên tuân theo mọi chỉ định mà bác sĩ đã đưa ra về loại thuốc cũng như liều lượng. Tuyệt đối không được dùng thuốc khi chưa có chỉ định. Trong quá trình dùng thuốc nếu có bất cứ vấn đề gì bất thường cũng nên liên hệ ngay với bác sĩ để có phương án can thiệp kịp thời.
# Các biện pháp khắc phục tại nhà nên áp dụng để điều trị cảm lạnh và cúm khi mang thai
Khi mẹ có các triệu chứng bệnh thì những điều nên làm là:
- Tăng cường nghỉ ngơi
- Uống nhiều nước
- Súc miệng bằng nước muối ấm để sát trùng cổ họng, giảm ho
Nếu các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn thì bạn nên
- Dùng nước muối sinh lí để làm giảm chất nhầy trong mũi và làm dịu phần mô mũi bị viêm
- Dùng máy xông mũi hoặc các biện pháp xông mũi để tăng cường không khí ẩm, hạn chế nghẹt mũi
- Dùng thêm súp gà để giảm viêm và hạn chế nghẹt mũi
- Uống trà mật ong hoặc nước chanh nóng để giảm cảm giác đau họng
- Dùng túi chườm nóng hoặc lạnh để làm giảm đau xoang.
Những trường hợp phải gặp bác sĩ khi bị cảm lạnh và cúm khi mang thai
Mặc dù cảm lạnh và cúm khi mang thai không quá nguy hiểm nhưng vẫn có thể gây ra những biến chứng dẫn đến sinh non và dị tật bẩm sinh cho bé. Ngoài việc áp dụng các biện pháp điều trị tại nhà thì mẹ nên đến bệnh viện ngay khi có các triệu chứng:
- Chóng mặt
- Khó thở
- Đau tức ngực
- Chảy máu âm đạo
- Buồn nôn
- Sốt cao mà không giảm được
- Hoạt động của thai nhi kém linh hoạt hơn mọi ngày
Biện pháp phòng chống cảm lạnh và cúm khi mang thai nên áp dụng
Khi mang thai bạn không chỉ dễ bị cảm lạnh và cúm mà còn phải đối diện với hàng loạt những thay đổi khác về sức khỏe. Điều này làm ảnh hưởng sâu sắc đến sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển của bé. Nếu để quá lâu có thể gây viêm phổi, viêm phế quản, nhiễm trùng xoang… Chính vì vậy việc áp dụng các biện pháp phòng chống bệnh là hết sức cần thiết.
Người mẹ nên tiêm vắc xin để ngừa bệnh cúm giúp bảo vệ mẹ và bé đến tận 6 tháng sau khi sinh. Nhưng bắt buộc phải tuân thủ theo đúng lịch trình tiêm chủng thì vắc xin mới có hiệu quả.
Ngoài ra cũng nên chú ý một vài điều về cách sinh hoạt hàng ngày để giảm nguy cơ mắc bệnh. Bao gồm những biện pháp như sau:
- Rửa tay thường xuyên
- Hạn chế tiếp xúc với người bị cảm cúm, cảm lạnh để ngăn ngừa khả năng lây lan
- Ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày.
- Có chế độ ăn uống lành mạnh. Trong đó nên tăng cường uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi.
- Sắp xếp công việc hợp lý, tránh căng thẳng mệt mỏi quá mức.
- Tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức đề kháng, giúp tinh thần thoải mái… Nhờ đó mà giảm thiểu được nguy cơ mắc bệnh.
Việc điều trị bệnh cảm lạnh và cúm không quá phức tạp, nhưng có thể có biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị sớm. Chính vì vậy ngay khi có triệu chứng ban đầu, mẹ hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn cách chữa trị khoa học nhất
Thuocdantoc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Có thể bạn quan tâm:
- Cách Bấm Huyệt Chữa Cảm Lạnh, Cảm Cúm Hiệu Quả
- Cảm cúm có lây không? Khi nào thì bệnh có khả năng lây lan?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!