Cảm lạnh vào mùa hè: Những điều bạn không ngờ tới
Nhiều người vẫn nghĩ, cảm lạnh chỉ xuất hiện vào mùa đông, đặc biệt là vào khoảnh khắc giao mùa khi cái nắng nóng bị xua tan và cái se lạnh đang ùa về. Tuy nhiên, trong thực tế, không ít người bị cảm lạnh ngay cả trong những ngày hè oi nồng.
I. Cảm lạnh vào mùa hè là gì?
Cảm lạnh mùa hè chỉ đơn giản là cảm lạnh thông thường nhưng thời điểm mắc bệnh lại khác nhau. Người bệnh bị cảm lạnh ngay trong những tháng ngày nắng nóng của mùa hè. Triệu chứng của cảm lạnh mùa hè giống hệt với bệnh cảm lạnh thông thường.
II. Nguyên nhân gây cảm lạnh mùa hè
Cảm lạnh thường là do nhiễm nhiễm vi rút đường hô hấp trên chứ không phải do yếu tố thời tiết. Bệnh có thể xảy ra ở bất cứ lúc nào trong năm. Tuy nhiên, vi rút gây bệnh thường phát triển mạnh mẽ và lây lan dễ dàng hơn trong điều kiện không khí khô và lạnh.
Chính vì vậy, cảm lạnh thường phổ biến trong những tháng ngày se lạnh của mùa đông hơn. Nhưng điều này không có nghĩa là bệnh cảm lạnh không xuất hiện vào mùa hè. Vi rút gây bệnh vẫn luôn tồn tại xung quanh môi trường sống của bạn. Do đó, nếu bạn thường xuyên tiếp xúc với chúng, khả năng bạn bị cảm lạnh mùa hè là khá cao.
Vi rút gây cảm lạnh mùa hè thường lây nhiễm bằng cách:
- Tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh thông qua cái bắt tay hoặc chạm vào mắt, mũi, miệng,..
- Chạm vào các vật hoặc bề mặt có chứa vi rút gây cảm lạnh mùa hè.
- Uống nước hoặc sinh sống ở nơi có chứa vi rút gây bệnh.
- Dùng chung đồ dùng cá nhân với người bị bệnh cảm lạnh.
→Xem thêm: Các loại thuốc trị cảm lạnh tốt nhất – Hết hắt hơi sổ mũi
Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh cảm lạnh mùa hè:
Mặc dù nguyên nhân gây cảm lạnh mùa hè là do vi rút nhưng một số yếu tố nhất định sau đây thường làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh:
+ Tắm quá lâu: Mùa hè nắng nóng thường khiến cơ thể bị mất nước, gây cảm giác khó chịu. Và tắm chính là biện pháp tối ưu để “xả nóng”. Tuy nhiên, việc ngâm mình quá lâu trong nước sẽ làm thân nhiệt bị hạ thấp. Đây chính là nguyên nhân khiến bạn dễ dàng bị cảm lạnh.
+ Ăn quá nhiều đồ lạnh và nước đá: Nước đá, thức ăn lạnh thường có lực hấp dẫn trong những ngày hè nắng nóng. Thế nhưng, uống quá nhiều nước đá chính là nguyên nhân hàng đầu khiến cổ họng dễ bị tổn thương, đồng thời làm tăng nguy cơ mắc bệnh cảm lạnh trong mùa hè.
+ Bật quạt quá lớn: Có lẽ mở quạt với công suất lớn và tần suất liên tục là thượng sách để xua tan cái nóng của ngày hè. Nhưng không ít người biết rằng, hơi mát từ quạt thường gây mất nước khiến cơ thể mệt mỏi, uể oải, tạo điều kiện cho vi rút xâm nhập và gây bệnh.
+ Hạ nhiệt độ máy lạnh quá thấp: Nhiệt độ lý tưởng của máy điều hòa thường là 28 – 30 độ C hoặc có thể thấp hơn 1 – 2 độ. Tuy nhiên, vào trời nóng, nhiều hộ gia đình thường điều chỉnh nhiệt độ máy điều hòa thường thấp hơn nhiệt độ môi trường bên ngoài. Chính vì điều này, khi ra ngoài nhiệt độ cơ thể không thích nghi kịp có thể khiến cơ thể mất cân bằng nhiệt dẫn đến cảm lạnh.
+ Tắm ngay sau khi đi nắng, vận động hoặc tắm quá khuya: Một trong những thói quen tai hại mà nhiều người vẫn mắc phải, đặc biệt là các bạn trẻ là thường tắm quá khuya hoặc tắm ngay sau khi vận động, đi nắng. Điều này dễ khiến cơ thể bị nhiễm lạnh, gây cảm cúm.
III. Triệu chứng của bệnh cảm lạnh mùa hè
Triệu chứng của cảm lạnh mùa hè không khác gì so với bệnh cảm lạnh thông thường, chủ yếu bao gồm:
- Sổ mũi
- Tắc nghẽn mũi.
- Hắt xì.
- Đau đầu.
- Ho.
- Viêm họng.
- Chảy nước mắt.
- Ngứa ở mắt, mũi và cổ họng
Nếu các triệu chứng xuất hiện ở bạn khác nhiều so với các dấu hiệu này, có thể bạn mắc phải căn bệnh nào đó, chẳng hạn dị ứng theo mùa. Tốt nhất, bạn nên đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra và đưa ra kết luận chính xác.
IV. Cảm lạnh mùa hè sẽ kéo dài trong bao lâu?
Cảm lạnh mùa hè thường kéo dài khoảng 10 ngày và triệu chứng bệnh có thể được cải thiện sau đó khoảng 7 ngày. Thông thường, trẻ em thường có xu hướng giải quyết bệnh nhanh hơn so với người lớn, chưa đầy một tuần. Ở một số người, bệnh có thể chấm dứt sau đó 2 tuần.
Cảm lạnh kéo dài trong bao lâu, điều này còn phụ thuộc vào độ tuổi, yếu tố di truyền, tình trạng sức khỏe ở mỗi người. Nếu bạn chăm sóc tốt cho bản thân và biết áp dụng các biện pháp điều trị, bệnh sẽ nhanh chóng khỏi.
V. Các biện pháp tốt nhất để điều trị cảm lạnh mùa hè
Người bệnh có thể áp dụng các biện pháp điều trị cảm lạnh mùa đông trong chữa trị cảm lạnh mùa hè. Cụ thể như:
- Nghỉ ngơi nhiều: Bạn hãy chắc chắn cơ thể được nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc, tránh xa các hoạt động thể chất, mặc dù các hoạt động ngoài trời vào mùa hè rất hấp dẫn. Nghỉ ngơi sẽ giúp cơ thể cân bằng lại năng lượng, hỗ trợ nâng cao hệ miễn dịch, đẩy lùi cảm lạnh.
- Uống nhiều nước: Cơ thể thường mất nước vào ngày hè. Đây chính là nguyên nhân khiến triệu chứng bệnh không những không thuyên giảm mà ngày càng nặng hơn. Chính vì vậy, để cải thiện bệnh, bệnh nhân nên uống nhiều nước. Người bệnh có thể sử dụng nước ép trái cây để thay thế nước lọc. Một tác trà ấm cũng có thể làm lựa chọn hợp lý, giúp làm dịu và xua tan cơn đau.
- Sử dụng máy tạo độ ẩm: Có thể máy tạo độ ẩm không thể trực tiếp chữa khỏi cảm lạnh mùa hè. Nhưng chúng có thể giúp làm giảm triệu chứng đau họng, nghẹt mũi, ho,… do bệnh gây ra.
- Dùng thảo dược tự nhiên: Một vài nghiên cứu cho thấy, thảo dược có tác dụng hỗ trợ nâng cao hệ thống miễn dịch, giúp chống lại cảm lạnh mùa hè. Một số loại thảo dược phổ biến như rễ cam thảo và echinacea.
VI. Biện pháp phòng ngừa cảm lạnh mùa hè
Không có biện pháp điều trị dứt điểm cảm lạnh vào mùa hè nhưng người bệnh có thể phòng ngừa bệnh bằng các biện pháp dưới đây:
Rửa tay: Được xem là một trong những cách hữu ích bạn có thể thực hiện để tránh lây nhiễm vi rút gây cảm lạnh mùa hè. Tốt nhất, nên vệ sinh tay bằng xà phòng, chất tẩy rửa có chứa chất khử trùng hoặc khử trùng tay bằng cồn.
Bổ sung vitamin: Đây có thể là lựa chọn tuyệt vời dành cho bạn. Vitamin giúp tăng cường sức đề kháng chống lại sự xâm nhập của tác nhân gây bệnh. Bạn có thể bổ sung vitamin thông qua thực phẩm hoặc viên uống bổ sung. Tùy thuộc vào sức khỏe và cơ địa của mỗi người mà liều lượng bổ sung thường không giống nhau. Do đó, để biết chính xác lượng vitamin cần dung nạp, bạn nên tham khảo ý kiến chuyên gia.
Ngoài ra, cách phòng tránh bệnh tốt nhất và hiệu nghiệm nhất là bạn không nên tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh. Không nên bắt tay, chạm vào mặt mũi, miệng của họ. Đồng thời, không được dùng chung đồ cá nhân với người bệnh như khăn mặt, ca uống nước, bàn chải đánh răng,… Để giảm thiểu cơ hội mắc bệnh, bạn nên đánh dấu những đồ dùng cá nhân bằng cách dán nhãn ghi tên. Bên cạnh đó, nên đeo khẩu trang để tránh lây nhiễm cảm lạnh mùa hè nếu nơi bạn sống có người mắc bệnh.
ThuocDanToc.VN không đưa ra bất kỳ lời khuyên, chẩn đoán cũng như phương pháp điều trị y khoa.
Có thể bạn quan tâm:
- Cách Bấm Huyệt Chữa Cảm Lạnh, Cảm Cúm Hiệu Quả
- 10 biện pháp điều trị cảm lạnh và cúm tại nhà giúp giảm đau, hạ sốt tự nhiên
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!