Thuốc Panadol Cảm Cúm: Thành phần, công dụng, liều dùng

Thuốc Panadol Cảm Cúm chứa thành phần chính là Paracetamol, Caffeine kết hợp với Phenylephrine hydrochloride. Thuốc có công dụng làm giảm các triệu chứng đau, nóng sốt hay xung huyết mũi do nhiễm virus cúm. Chống chỉ định sử dụng Panadol Cảm Cúm cho trẻ em dưới 12 tuổi.

Thông tin chung về thuốc Panadol Cảm Cúm

Nhiều bệnh nhân bị cảm cúm được chỉ định dùng thuốc Panadol Cảm Cúm nhưng chưa thật sự hiểu rõ về công dụng, thành phần, giá bán hay tác dụng thật sự của loại thuốc này. Dưới đây là một số thông tin chung về thuốc để bạn tham khảo.

Thuốc Panadol Cảm Cúm
Thuốc Panadol Cảm Cúm giúp cải thiện các triệu chứng sốt, đau và xung huyết mũi do virus cúm gây ra

Thuốc Panadol Cảm cúm là gì?

Panadol Cảm Cúm là một trong những loại thuốc đang được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh cảm cúm. Thuốc được sử dụng nhằm mục đích cải thiện các triệu chứng của bệnh như đau đầu, đau nhức cơ thể, xung huyết mũi, đồng thời giảm nhanh cơn sốt cho người bệnh.

Cơ sở sản xuất

Thuốc Panadol Cảm Cúm được sản xuất bởi Công Ty CP Dược Phẩm SANOFI-SYNTHELABO VIỆT NAM. Địa chỉ tọa lạc tại số 15/6C – Đường Đặng Văn Bi – Thủ Đức – TP. Hồ Chí Minh.

Panadol Cảm Cúm đã được cơ quan chức năng cấp phép lưu hành rộng rãi và được liệt kê vào danh mục thuốc trị cảm cúm thuộc thương hiệu Panadol – Nhãn hiệu sở hữu bởi Tập đoàn GSK.

Thành phần của thuốc Panadol Cảm Cúm

Mỗi viên Panadol Cảm Cúm được bào chế từ nhiều thành phần khác nhau. Bao gồm:

Hoạt chất chính:

  •  Paracetamol: 500mg
  • Caffeine: 25mg
  • Phenylephrine hydrochloride: 5mg

Các loại tác dược:

  • Starch maize
  • Pre-gelatinised starch
  • Polyethylene glycol
  • Titanium Dioxide
  • Povidone
  • Eurocol Sunset yellow
  • Sodium lauryl sulfate
  • Quinoline yellow lake (El 04)
  • Potassium sorbate
  • Sunset yellow aluminium lake (E110)
  • Stearic acid
  • Talc
  • Hydroxypropyl methylcellulose
  • Microcrystalline cellulose

Thuốc Panadol Cảm Cúm có công dụng gì?

Thuốc Panadol Cảm Cúm có tác dụng cải thiện một số dấu hiệu bất thường do nhiễm virus cúm gây ra. Bao gồm các chứng đau và tình trạng xung huyết mũi. Ngoài ra, các đối tượng bị sốt cũng có thể sử dụng loại thuốc này để giảm sốt.

công dụng của Thuốc Panadol Cảm Cúm
Thuốc Panadol Cảm Cúm được sử dụng nhằm mục đích điều trị các triệu chứng của bệnh cảm cúm

Chỉ định

Thuốc Panadol Cảm Cúm được chỉ định cho trẻ em từ 12 tuổi trở lên và người trưởng thành có các biểu hiện đau, nóng sốt hay xung huyết mũi do bệnh cảm cúm gây ra.

Chống chỉ định

Những đối tượng không nên sử dụng Panadol Cảm Cúm bao gồm:

  • Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 12 tuổi
  • Người quá mẫn hoặc bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc
  • Bệnh nhân đang điều trị bằng thuốc ức chế monoamine oxidase hoặc đã dùng loại thuốc này trong 2 tuần gần đây.
  • Đối tượng đang sử dụng các thuốc có cùng thành phần hoặc chứa chất gây kích thích giao cảm khác
  • Phụ nữ mang thai: Nhiều nghiên cứu được thực hiện trên động vật cũng như trên người chưa tìm thấy bất kỳ tác hại nào cho sự phát triển của phôi thai cũng như sức khỏe của bà bầu trong thai kỳ. Mặc dù vậy, phụ nữ mang thai vẫn được khuyến cáo không nên sử dụng loại thuốc này để điều trị cảm cúm.

Thận trọng tham khảo ý kiến nhân viên y tế khi có ý định dùng thuốc Panadol Cảm Cúm cho các đối tượng sau:

  • Người mắc bệnh Glaucoma góc đóng
  • Bệnh nhân bị tiểu đường, suy giảm chức năng gan – thận nặng
  • Người mắc bệnh tim mạch, cao huyết áp
  • Các trường hợp bị cường giáp hoặc bướu Phaeochromocytoma
  • Phụ nữ đang cho con bú
  • Nam giới mắc chứng phì đại tuyến tiền liệt
  • Người mắc bệnh mạch tắc nghẽn

Tác dụng phụ của thuốc Panadol Cảm Cúm

Hiện chưa có nghiên cứu cụ thể về tác dụng phụ của thuốc Panadol Cảm Cúm. Tuy nhiên, thành phần tác dược Eurocol Sunset Yellow (E110) hay bất kỳ hoạt chất nào trong thuốc cũng có thể gây ra phản ứng dị ứng sau khi sử dụng.

Các nhân viên y tế cũng nên cảnh báo cho người bệnh biết về những dấu hiệu phản ứng da nghiêm trọng có thể xảy ra sau khi điều trị bằng loại thuốc này. Chẳng hạn như hội chứng Stevens-Johnson (SJS), hội chứng Lyell hoặc hội chứng hoại tử da nhiễm độc (TEN)…

Để đảm bảo an toàn, bạn không nên sử dụng thuốc Panadol Cảm Cúm nếu bị dị ứng với bất cứ thành phần nào có trong thuốc. Nếu có phản ứng bất thường sau khi uống thuốc, chẳng hạn như dị ứng da, nổi mẩn ngứa, phát ban, khó thở… hãy thông báo cho bác sĩ điều trị của bạn biết ngay.

Bạn nên sử dụng Panadol Cảm Cúm như thế nào?

  • Đọc kỹ bảng thành phần cũng như thông tin hướng dẫn cách sử dụng thuốc được nhà sản xuất đính kèm trong hộp thuốc.
  • Uống thuốc đủ liều theo khuyến cáo của bác sĩ hay dược sĩ. Không dùng liều thấp hơn hoặc cao hơn so với liều quy định. Điều này sẽ khiến bạn không đạt được hiệu quả như mong đợi hoặc có nguy cơ gặp tác dụng phụ của thuốc Panadol Cảm Cúm.
  • Khoảng cách giữa hai liều dùng cách nhau tối thiểu 4 tiếng
  • Không dùng thuốc quá 7 ngày khi chưa có sự cho phép của bác sĩ
  • Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến thuốc Panadol cảm cúm cũng như cách sử dụng thuốc, hãy hỏi bác sĩ, dược sĩ để được tư vấn thêm.
cách sử dụng thuốc Panadol cảm cúm
Sử dụng thuốc Panadol cảm cúm không đúng cách có thể gây ra một số tác dụng phụ ngoài ý muốn

Liều dùng thuốc Panadol Cảm Cúm

Trẻ từ 12 tuổi trở lên và người trưởng thành có thể dùng thuốc với liều lượng như sau:

  • Mỗi lần uống 1 – 2 viên
  • Tần suất sử dụng tối đa 4 lần/ngày

**Lưu ý: Không uống quá 8 viên/ngày

Thuốc Panadol Cảm Cúm giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Thuốc Panadol Cảm Cúm được đóng gói trong các hộp 15 vỉ x 12 viên. Giá bán lẻ mỗi viên khoảng 1.100 đồng. Bạn có thể tìm mua thuốc tại tất cả các cửa hàng thuốc tây có quy mô lớn nhỏ trên toàn quốc.

Giá bán của thuốc có thể cao hoặc thấp hơn tùy theo từng địa điểm bán hàng. Tuy nhiên, chênh lệch không đáng kể.

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Panadol Cảm Cúm

Bên cạnh việc chú ý đến liều lượng, công dụng hay tác dụng phụ của thuốc, trong quá trình sử dụng Panadol cảm cúm, bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:

  • Hạn chế sử dụng các thức uống chứa nhiều caffeine trong khi đang được điều trị với thuốc Panadol cảm cúm. Tình trạng quá liều caffeine có thể gây hiện tượng chóng mặt, bồn chồn, mất ngủ, nhức đầu, hồi hộp và một số tác dụng phụ khác.
  • Không sử dụng thuốc quá liều. Hàm lượng paracetamol quá cao có thể gây suy gan dẫn đến tình trạng phải ghép gan, thậm chí là tử vong.
  • Không dùng thuốc Panadol Cảm Cúm cùng lúc với các thuốc khác chứa thành phần tương tự, thuốc chẹn beta, thuốc giảm huyết áp, thuốc kích thích thần kinh giao cảm hay thuốc chống trầm cảm 3 vòng.
  • Trường hợp có biểu hiện chóng mặt, choáng váng sau khi uống thuốc bạn nên nghỉ ngơi. Tránh lái xe hay vận hành máy móc, thiết bị.
  • Rượu, bia hay các thức uống chứa cồn khác có thể làm giảm hiệu quả của thuốc hoặc làm tăng nguy cơ gặp tác dụng phụ. Do vậy, bạn không nên uống thuốc chung với các thức uống này.
  • Nếu sau vài ngày dùng thuốc, các triệu chứng vẫn kéo dài dai dẳng, hãy thông báo cho bác sĩ biết ngay. Tránh tự ý sử dụng loại thuốc này kéo dài.
  • Bảo quản thuốc Panadol Cảm Cúm trong điều kiện nhiệt độ phòng. Tránh xa tầm với của trẻ em, thú cưng. Không để thuốc nơi ẩm ướt hoặc nơi có ánh nắng mặt trời chiếu vào.

Có thể bạn quan tâm

Trẻ bị cảm lạnh, cúm: Cha mẹ cần phải làm gì?

Các triệu chứng ho, nghẹt mũi… có thể trẻ đang phải đối mặt với bệnh cảm lạnh, cúm. Điều này...

Tìm hiểu về cách chữa ho từ hành tây

Hành tây và công dụng trị ho ít ai ngờ

Ngoài việc được dùng làm thực phẩm, hành tây còn được biết đến như một vị thuốc dân gian để...

Thuốc kháng virus cảm cúm: Những điều nên biết trước khi dùng

Thuốc kháng virus cảm cúm được dùng để giảm nhẹ triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng do virus cảm...

Dùng nước muối sinh lý rửa mũi cho trẻ như thế nào cho đúng cách?

Hướng dẫn dùng nước muối sinh lý rửa mũi cho trẻ đúng cách

Dùng nước muối sinh lý rửa mũi cho trẻ đúng cách sẽ giúp loại bỏ các chất nhờn, dị vật,...

Cảm cúm và dị ứng thời tiết khác nhau như thế nào?

Coi chừng nhầm lẫn giữa cảm cúm và dị ứng thời tiết

Cảm cúm và dị ứng thời tiết thường có những biểu hiện tương tự nhau. Do đó không ít người...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *