Bà bầu có được dùng thuốc trị cảm cúm? Loại nào tốt?

Bệnh cảm cúm gây ra nhiều triệu chứng khó chịu khiến bà bầu mệt mỏi. Nhiều chị em muốn dùng thuốc nhưng lại lo ngại cho sự an toàn của thai nhi. Liệu bà bầu có được dùng thuốc trị cảm cúm không? Thuốc cảm cúm cho bà bầu loại nào tốt và an toàn? Thông tin dưới đây sẽ giúp chị em làm sáng tỏ những thắc mắc trên.

Bệnh cảm cúm ở bà bầu là gì?

Khi mang thai, hệ miễn dịch suy giảm khiến cho bà bầu dễ bị bệnh cảm cúm. Đây là một căn bệnh truyền nhiễm do virus cúm gây ra. Nhiều chủng virus khác nhau có thể gây bệnh cúm ở phụ nữ mang thai. Chúng được phân thành 3 tuýp chính là A, B và C.

thuốc cảm cúm cho bà bầu
Thuốc cảm cúm cho bà bầu loại nào tốt và an toàn là vấn đề được nhiều chị em quan tâm

Bà bầu có thể bị nhiễm virus cúm khi tiếp xúc với người đang nhiễm bệnh. Loại virus này có ở trong giọt bắn, dịch tiết từ mũi họng của người bệnh nên bà bầu có thể bị lây khi tiếp xúc trực tiếp hoặc chạm tay vào rồi đưa lên mũi, miệng. Từ đây, virus cúm bắt đầu xâm nhập vào trong đường thở, chúng chủ yếu tấn công vào đường hô hấp trên của bà bầu.

Các triệu chứng bệnh cảm cúm ở phụ nữ mang thai bắt đầu xuất hiện sau khoảng 2 ngày tiếp xúc với virus với dấu hiệu ban đầu là sốt. Bà bầu thường bị sốt cao, có khi lên đến hơn 39 độ. Khi virus gây nhiễm trùng đường thở, bệnh còn mang lại cho chị em nhiều dấu hiệu bất thường khác như ho, ớn lạnh, mệt mỏi, đau nhức cơ bắp, đau đầu. Một số mẹ bầu còn bị đau họng, đau tai, buồn nôn, tiêu chảy.

So với các đối tượng khác bị nhiễm virus cúm, bệnh cảm cúm ở bà bầu thường nghiêm trọng và kéo dài lâu hơn. Điều này không chỉ khiến chị em mệt mỏi mà gây tâm lý hoang mang, lo lắng cho sự an toàn của em bé trong bụng.

→Xem thêm: Cảm cúm có lây không? Khi nào thì bệnh có khả năng lây lan?

Bà bầu có được dùng thuốc trị cảm cúm?

Khi bị cảm cúm, nhiều bà bầu muốn sử dụng thuốc để giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu nhưng lại lo ngại việc sử dụng thuốc có thể gây ảnh hưởng không tốt cho sự phát triển của thai nhi. Vậy bà bầu liệu có dùng được thuốc trị cảm cúm không? Đây chính là thắc mắc chung của các chị em đang mắc bệnh.

Trường hợp bà bầu bị cảm cúm nhẹ:

Các triệu chứng bệnh cảm cúm ở mức độ nhẹ thường không quá nghiêm trọng nên không cần phải dùng đến thuốc điều trị. Bà bầu được khuyến cáo nên nghỉ ngơi nhiều, áp dụng với các biện pháp tự chăm sóc tại nhà để đẩy lùi bệnh một cách tự nhiên. Bao gồm:

  • Tăng cường bổ sung chất lỏng cho cơ thể. Uống nhiều nước ấm để làm dịu kích ứng trong cổ họng
  • Súc miệng với nước muối ấm mỗi ngày 3 – 4 lần để sát trùng cổ họng, giúp tiêu viêm, giảm ho
  • Có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cân bằng. Ưu tiên bổ sung các thực phẩm chứa nhiều vitamin C và kẽm
  • Xịt nhỏ mũi với nước muối sinh lý nhiều lần trong ngày
  • Xông mũi với nước ấm hoặc sử dụng máy phun sương
  • Đắp khăn ấm để giảm đau nhức xoang
  • Tắm với nước ấm giúp tăng cường tuần hoàn máu, giảm nghẹt mũi
  • Giặt giũ quần áo và chăn màn thường xuyên. Phơi khô ngoài nắng to để tiêu diệt sạch virus, ngăn ngừa bệnh cảm cúm tái phát trở lại.
  • Lau mát thường xuyên, mặc quần áo thoáng mát kết hợp uống nhiều nước khi bị sốt.

Bà bầu bị cảm cúm mức độ vừa đến nặng:

Ở giai đoạn tiến triển, bà bầu bị cảm cúm có thể gặp phải nhiều triệu chứng nghiêm trọng. Nếu chỉ áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà thì không thể giúp kiểm soát tốt bệnh. Lúc này, chị em nên tới bệnh viện khám để được bác sĩ kê đơn thuốc điều trị phù hợp, an toàn.

Thuốc cảm cúm cho bà bầu loại nào tốt?

Hiện nay, có nhiều loại thuốc trị cảm cúm đang được sử dụng, tuy nhiên không phải loại thuốc nào cũng an toàn cho phụ nữ mang thai. Mục tiêu của quá trình điều trị là giúp phụ nữ mang thai giảm nhẹ các dấu hiệu khó chịu, đồng thời hạn chế tối đa những ảnh hưởng của bệnh đến thai nhi.

Thuốc cảm cúm cho bà bầu loại nào tốt?
Chỉ những loại thuốc được phép sử dụng trong thai kỳ mới được chỉ định để điều trị cảm cúm cho bà bầu

Dưới đây là các loại thuốc cảm cúm an toàn cho bà bầu:

  • Thuốc ức chế virus: Tamiflu và một số loại thuốc chống virus khác có thể giúp tiêu diệt virus gây cảm cúm. Thuốc chống virus là thuốc kê đơn, bà bầu cần có sự cho phép của bác sĩ mới được sử dụng.
  • Thuốc hạ sốt, giảm đau: Acetaminophen hay Tylenol là những loại thuốc giảm đau, hạ sốt an toàn cho bà bầu.
  • Thuốc giảm ho: Ví dụ như Robitussin hay Vicks 44. Các thuốc này có tác dụng giảm ho, cải thiện tình trạng tắc nghẽn ở đường thở do có đờm đặc.
  • Thuốc kháng histamin: Nhóm thuốc này thường không được khuyến cáo sử dụng trong 3 tháng đầu của thai kỳ.
  • Thuốc steroid: Nhóm thuốc này thường được bào chế dưới dạng xịt có tác dụng tại chỗ nên khá an toàn cho bà bầu. Thuốc có tác dụng kháng viêm, làm sạch mũi.

Nguyên tắc cần nhớ khi sử dụng thuốc Tây chữa cảm cúm cho bà bầu:

  • Không tự tiện sử dụng bất cứ loại thuốc nào khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.
  • Uống thuốc đúng liều, đủ thời gian quy định
  • Không tự ý tăng hay giảm liều lượng của thuốc khiến cơ thể gặp tác dụng phụ ngoài ý muốn
  • Không dùng lại đơn thuốc trị cảm cúm của người khác
  • Đến bệnh viện ngay khi có bất kỳ triệu chứng bất thường nào

Các bài thuốc chữa cảm cúm cho bà bầu an toàn từ dân gian

Ngoài thuốc Tây, bà bầu có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc áp dụng một số bài thuốc dân gian để cải thiện triệu chứng bệnh cảm cúm. Chúng khá lành tính và an toàn cho thai kỳ.

Dưới đây là một số bài thuốc trị cảm cúm cho bà bầu đang được áp dụng phổ biến trong dân gian:

Bài thuốc từ cây bạc hà:

Bạc hà chứa nhiều methol có tác dụng sát trùng, giảm đau, tiêu viêm, làm thông mũi họng. Bà bầu có thể sử dụng thảo dược này kết hợp với một số nguyên liệu khác làm thuốc xông chữa cảm cúm.

thuốc cảm cúm cho bà bầu từ bạc hà
Lá bạc hà được dân gian tin dùng làm thuốc trị cảm cúm cho bà bầu

Cách sử dụng:

  • Chuẩn bị 20g lá bạc hà khô, 10g tỏi và 5g hạt mũi khô
  • Bỏ các nguyên liệu đã chuẩn bị vào nồi. Đổ thêm 3 bát nước vào sắc cùng
  • Đun sôi, vặn nhỏ lửa sắc thuốc đến khi cạn còn 1 bát
  • Gạn thuốc ra tô, đưa mặt lại gần cách một khoảng cỡ 20cm rồi trùm khăn kín đầu
  • Hít hơi thuốc bốc lên
  • Thực hiện mỗi ngày 1 lần, mỗi lần xông khoảng 10 phút.

Thuốc cảm cúm cho bà bầu từ lá kinh giới

  • Chuẩn bị 50 gram lá kinh giới và 10 gram củ gừng tươi
  • Rửa sạch cả hai nguyên liệu rồi đem giã nát
  • Lọc nước cốt chia 2 lần uống trong ngày
  • Phần bã giữ lại đắp lên xương sống
  • Áp dụng bài thuốc này ít nhất 3 ngày để thấy được hiệu quả rõ ràng.

Lá hẹ hấp mật ong chữa cảm cúm cho bà bầu

  • Chuẩn bị 100g lá hẹ và 15 ml mật ong nguyên chất
  • Rửa sạch lá, cắt thành các đoạn ngắn khoảng 2cm
  • Bỏ lá hẹ vào một cái chén sành, thêm mật ong vào hấp cách thủy khoảng 30 phút thì tắt bếp
  • Chắt nước uống mỗi lần 3 thìa khi còn ấm. Mỗi ngày uống 3 – 4 lần. Bà bầu nên ăn cả xác lá hẹ để đạt được hiệu quả tốt hơn.

Thuốc cảm cúm cho bà bầu từ gừng

Gừng được sử dụng như một loại thuốc giảm đau, chống sưng viêm trong đường thở của bà bầu khi bị cảm cúm. Ngoài ra, thảo dược này còn có tác dụng giảm ho, làm thông mũi xoang, kích thích tái tạo tổn thương trong đường thở.

Thuốc cảm cúm cho bà bầu từ gừng
Thuốc trị cảm cúm cho bà bầu từ gừng có tác dụng chống viêm, giảm đau đầu, đau họng, xoa dịu cơn ho

Cách dùng:

  • Giã nát một củ gừng tươi, đem đun sôi với 500ml nước trong 10 phút. Đổ ra chậu, chờ cho nước gừng nguội bớt rồi ngâm cả hai chân vào. Cách này có tác dụng giảm ho, sổ mũi vào ban đêm và giúp cho bà bầu ngủ ngon hơn.
  • Cách khác đơn giản hơn là dùng gừng tươi hãm với nước sôi làm trà uống. Mỗi ngày dùng 2 – 3 ly nhỏ.

Bài thuốc từ lá húng chanh

  • Cách 1: Lấy 20g lá húng chanh rửa sạch, đem xay nhuyễn với một ít nước ấm. Vắt lấy nước cốt chia làm 2 lần uống trong ngày.
  • Cách 2: Dùng 20g lá húng chanh thái nhỏ đem hấp với 20g đường phèn trong 15 phút. Chắt nước uống mỗi lần 2 thìa và lấy cái ngậm trong miệng, nuốt nước chảy ra.

Những bài thuốc cảm cúm cho bà bầu từ dân gian có tính an toàn cao nhưng hiệu quả chậm. Chị em có thể kết hợp với thuốc Tây để đẩy nhanh hiệu quả điều trị. Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng để ngăn chặn tình trạng tương tác giữa các thuốc.

Có thể bạn quan tâm

Dùng nước muối sinh lý rửa mũi cho trẻ như thế nào cho đúng cách?

Hướng dẫn dùng nước muối sinh lý rửa mũi cho trẻ đúng cách

Dùng nước muối sinh lý rửa mũi cho trẻ đúng cách sẽ giúp loại bỏ các chất nhờn, dị vật,...

Bị cảm cúm nên ăn và tránh ăn gì để giúp cải thiện triệu chứng bệnh?

Nên ăn và kiêng gì khi bị cảm cúm?

Một chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp cải thiện hiệu quả các triệu chứng mà cảm cúm gây...

Các loại thuốc cảm cúm và thông tin cần biết khi dùng

Các loại thuốc cảm cúm đang được sử dụng hiện nay chủ yếu nhằm mục đích điều trị triệu chứng...

Tìm hiểu về cách chữa ho từ hành tây

Hành tây và công dụng trị ho ít ai ngờ

Ngoài việc được dùng làm thực phẩm, hành tây còn được biết đến như một vị thuốc dân gian để...

Hắt hơi sổ mũi có ảnh hưởng đến thai nhi? Điều cần biết

Trong thời gian mang bầu, do sức đề kháng suy giảm nên chị em rất dễ bị hắt hơi sổ...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *