Tiêm phòng cúm khi mang thai: Những điều mẹ bầu cần biết

Tiêm phòng cúm khi mang thai là một trong những giải pháp hữu ích nhất giúp mẹ bầu thoát khỏi các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra. Tuy nhiên, để việc tiêm phòng đạt được kết quả cao, bà bầu nên tìm hiểu kỹ những thông tin dưới đây trước khi bắt đầu tiêm.

Tiêm phòng cúm khi mang thai
Tiêm phòng vắc xin cúm khi mang thai không những không gây ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn giúp bảo vệ mẹ và thai nhi khỏi tấn công của vi rút gây bệnh.

Thống kê đến hết năm 2020 đã có hơn 2 triệu sản phẩm Detox Orgreen được khách hàng sử dụng và phản hồi tích cực. Hầu hết người dùng đều đánh giá cao hiệu quả giải độc, hạ men gan của Detox Orgreen...

1. Tại sao mẹ bầu nên tiêm vắc xin cúm?

Theo các bác sĩ thai sản, mang bầu thường làm thay đổi hệ miễn dịch của phụ nữ làm tăng nguy cơ mắc bệnh cúm. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng ở thai nhi như chuyển dạ sớm gây sinh non.

Hoặc sốt cao trong thai kỳ cộng với độc tính của vi rút có thể kích thích tử cung co bóp mạnh mẽ dẫn đến hiện tượng sẩy thai. Đồng thời, con sinh ra rất có thể sẽ bị dị tật bẩm sinh.

Bên cạnh đó, một số nghiên cứu cho thấy tiêm phòng vắc xin ở thai phụ khá an toàn, không gây sẩy thai. Chính vì vậy, để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cho thai nhi, các bác sĩ thường khuyên mẹ bầu nên tiến hành tiêm phòng vắc xin cảm cúm.

2. Khi nào mẹ bầu nên tiêm vắc xin cảm cúm?

Theo các chuyên gia Hiệp hội sản phụ khoa Hoa Kỳ khuyến cáo mẹ bầu nên tiêm vắc xin cúm để phòng ngừa nguy cơ và biến chứng do bệnh gây ra. Không giống như vắc xin ho gà chỉ được tiêm ở giai đoạn tuần thai thứ 28 đến 32, mẹ bầu có thể tiêm phòng vắc xin ngừa cúm vào bất cứ thời điểm nào.

Thai phụ có thể tiêm trước hoặc trong thai kỳ, tiêm càng sớm thai nhi sẽ được bảo vệ tốt hơn. Tuy nhiên, bà bầu không nên tiêm vắc xin cúm sau khi sinh. Việc làm này có thể khiến trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ dưới 6 tháng tuổi dễ bị dị tật, nguy hiểm hơn có thể ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ.

Tiêm vắc xin phòng cúm trước khi mang thai
Mẹ bầu có thể tiêm vắc xin phòng cúm trong bất kỳ thời điểm nào, có thể trước hoặc trong chu kỳ thai đều được. Tuy nhiên, để đảm bảo thuốc phát huy tác dụng phòng ngừa tốt, thai phụ nên tiêm càng sớm càng tốt.

3. Những đối tượng không nên tiêm vắc xin cảm cúm

Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), mẹ bầu không nên tiêm vắc xin phòng cảm cúm nếu nằm một trong những trường hợp sau:

  • Bà bầu bị dị ứng nghiêm trọng với trứng
  • Đã từng có tiến sử dị ứng với vắc xin cúm trong những lần tiêm trước đó
  • Không nên tiêm phòng cúm khi đang bị sốt vừa hoặc cao
  • Mẹ bầu đã từng bị hội chứng Guillian-Barre trong 6 tuần sau khi tiêm vắc xin phòng cúm.

4. Tác dụng phụ có thể xảy ra ở bà bầu sau khi tiêm phòng vắc xin cúm

Sau khi tiêm vắc xin, mẹ bầu có thể gặp phải một vài phản ứng phụ sau:

  • Ngay tại vị trí tiêm, mẹ bầu có thể thấy sưng và đau.
  • Trong một số trường hợp, bà bầu có thể gặp phải một vài triệu chứng giống với bệnh cảm lạnh thông thường như hắt hơi, viêm họng, chảy nước mũi, cơ thể có dấu hiệu đau nhức, mệt mỏi. Ngoài ra, có một số đối tượng cảm thấy sốt nhẹ. Tuy nhiên, các biểu hiện này sẽ biến mất sau 1 – 2 ngày tiêm phòng.

5. Mẹ bầu nên lưu ý những gì khi tiêm phòng cúm?

Theo một nghiên cứu trên tạp chí Proceedings of the National Accademy of Sciences cho thấy, vi rút cúm mỗi mùa thường có cơ chế hoạt động không giống nhau. Chính vì vậy, vắc xin phòng ngừa cúm năm trước có thể không mang lại kết quả phòng ngừa cho năm sau.

Và 1 mũi tiêm thường không thể chống lại tất cả các loại vi rút cộng với việc tác dụng của thuốc sẽ giảm sau mỗi năm. Do đó, để phòng ngừa cúm đạt kết quả cao, mẹ bầu cần tiến hành tiêm vắc xin phòng ngừa cúm định kỳ.

Tiêm phòng cúm khi mang thai là cách tốt nhất giúp bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và thai. Bên cạnh đó, để tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể chống lại sự tấn công của vi rút, mẹ bầu nên bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất chống oxy hóa và chứa nhiều vitamin C.

tinh dầu điều trị cảm cúm

Mách bạn các loại tinh dầu giúp phòng và điều trị cảm cúm

Chanh, hoa oải hương, bạc hà… là những loại tinh dầu thường được sử dụng trong điều trị cảm cúm. Chính mùi thơm mạnh của tinh dầu có tác dụng...

Thuốc Panadol Cảm Cúm: Thành phần, công dụng, liều dùng

Thuốc Panadol Cảm Cúm chứa thành phần chính là Paracetamol, Caffeine kết hợp với Phenylephrine hydrochloride. Thuốc có công dụng...

Bà bầu có được dùng thuốc trị cảm cúm? Loại nào tốt?

Bệnh cảm cúm gây ra nhiều triệu chứng khó chịu khiến bà bầu mệt mỏi. Nhiều chị em muốn dùng...

Bị cảm cúm nên ăn và tránh ăn gì để giúp cải thiện triệu chứng bệnh?

Nên ăn và kiêng gì khi bị cảm cúm?

Một chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp cải thiện hiệu quả các triệu chứng mà cảm cúm gây...

Cảm cúm là căn bệnh có khả năng lây lan từ người này sang người khác

Cảm cúm có lây không? Khi nào thì bệnh có khả năng lây lan?

Cảm cúm có lây không? thì câu trả lời sẽ là có. Nếu tiếp xúc trực tiếp với người đang...

Trẻ bị cảm lạnh, cúm: Cha mẹ cần phải làm gì?

Các triệu chứng ho, nghẹt mũi… có thể trẻ đang phải đối mặt với bệnh cảm lạnh, cúm. Điều này...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.