Sa trực tràng ở trẻ em: Những điều mẹ cần biết

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Bệnh sa trực tràng ở trẻ em thường có liên quan đến các vấn đề ở đường tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy. Trực tràng của bé có thể bị sa một phần hoặc toàn bộ. Cha mẹ cần hết sức chú ý đến những triệu chứng bất thường trẻ đang gặp phải để sớm điều trị cho con.

Sa trực tràng ở trẻ em là gì?

Trực tràng là phần dưới của ruột già. Thông thường, nó được gắn vào xương chậu với dây chằng và các cơ. Bệnh rò trực tràng xảy ra khi niêm mạc hoặc thành trực tràng của trẻ chui qua lỗ hậu môn ra bên ngoài cơ thể.

Bệnh sa trực tràng ở trẻ em
Bệnh sa trực tràng ở trẻ em thường gặp ở các bé từ 1-3 tuổi

Bệnh thường gặp ở trẻ từ 1-3 tuổi vì dây chằng và cơ bắp bị suy yếu do tình trạng táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài. Các vấn đề khác như sự kéo dài của túi cùng Douglas, xơ nang và bệnh Hirschsprung cũng có thể gây ra sa trực tràng trẻ em.

Tùy theo mức độ trầm trọng của bệnh mà sa trực tràng ở trẻ nhỏ được chia thành các dạng như sa niêm mạc, sa toàn bộ và sa trực tràng có biến chứng. Hầu hết các trường hợp trẻ bị bệnh đều không quá nghiêm trọng và ít khi xảy ra biến chứng nặng nề. Tuy nhiên, do khối ruột bị sa ra ngoài nên có thể gây bất tiện cho các bé trong sinh hoạt và khiến các bậc phụ huynh lo lắng.

Các triệu chứng của bệnh sa trực tràng ở trẻ em

Biểu hiện chính của sa trực tràng ở trẻ nhỏ là sự nhô ra một phần hoặc toàn bộ niêm mạc trực tràng qua cơ thắt hậu môn. Bạn có thể nhận thấy một khối màu đỏ sẫm nhô ra từ hậu môn, đôi khi kèm theo máu hoặc chất nhầy, đặc biệt là khi con bạn đang gặp căng thẳng khi đi cầu.

Sa trực tràng thường không khiến bé đau đớn, nhưng nó có thể gây khó chịu. Ngoài ra, trẻ còn có thể gặp một số triệu chứng khác như:

  • Mất tự chủ trong hoạt động đại tiện, rò rỉ phân từ hậu môn
  • Cảm giác vẫn còn sót phân sau khi đi cầu
  • Niêm mạc hậu môn bị kích ứng hoặc ngứa ngáy

Nguyên nhân gây sa trực tràng ở trẻ em

Bệnh sa trực tràng ở trẻ con xảy ra khi các cơ và dây chằng treo giữ hậu môn- trực tràng trở nên suy yếu. Một số yếu tố có thể khiến con bạn dễ bị sa trực tràng, bao gồm:

  • Căng thẳng khi đi vệ sinh: Đi vệ sinh quá lâu, thường xuyên rặn mạnh khi đi cầu…
  • Táo bón mãn tính hoặc tiêu chảy kéo dài gây áp lực cho ổ bụng
  • Suy dinh dưỡng
  • Có tiền sử phẫu thuật hậu môn lúc mới sanh
  • Mắc bệnh xơ nang
  • Các vấn đề về thần kinh như chấn thương dây buộc hoặc tủy sống
  • Bệnh Hirschsprung và các dị tật ở đại trực tràng hay ở các cơ quan khác trong vùng chậu
  • Từng bị lạm dụng tình dục qua đường hậu môn
Táo bón là nguyên nhân gây bệnh sa trực tràng ở trẻ nhỏ
Táo bón kéo dài là nguyên nhân phổ biến gây bệnh sa trực tràng ở trẻ nhỏ

Trẻ bị sa trực tràng phải làm sao?

Khi phát hiện con mình có biểu hiện bị sa trực tràng, cha mẹ nên bình tĩnh và sắp xếp thời gian đưa bé đi khám càng sớm càng tốt. Qua thăm khám lâm sàng và trao đổi với phụ huynh bác sĩ sẽ xác định được nguyên nhân, mức độ bệnh. Từ đó lên phác đồ điều trị sa trực tràng cho bé.

Trong quá trình điều trị bệnh cho con, cha mẹ cần lưu ý:

– Tuân thủ theo đúng chỉ định điều trị của bác sĩ

– Luôn ở bên cạnh động viên để con lạc quan chữa trị bệnh

– Phòng tránh táo bón cho trẻ bằng cách cho bé ăn nhiều rau xanh, trái cây và nhắc nhở trẻ uống nước thường xuyên.

– Cho trẻ ăn sữa chua và bổ sung men tiêu hóa giúp cân bằng lợi khuẩn trong đường ruột, ngăn ngừa táo bón, tiêu chảy.

– Khi bé đi cầu tránh để con ngồi bô hoặc ngồi xổm sẽ khiến trực tràng của bé tiếp tục bị sa ra ngoài. Thay vào đó bạn nên bế bé lên, giữ phần lưng của con hơi ngửa ra sau và dựa vào người mẹ tương tự như lúc bạn xi con khi còn nhỏ.

– Nếu thấy trực tràng bị sa ra ống hậu môn, cha mẹ có thể đẩy khối sa lên cho con bằng cách:

  • Đặt bé nằm ngửa trên giường, dùng một chiếc gối kê dưới mông bé.
  • Một người giữ 2 chân bé dạng ra và đưa lên cao. Người còn lại lấy nước ấm làm sạch khối sa và dùng đầu ngón tay cái nhẹ nhàng đẩy khối sa lên trên. Phụ huynh cần lưu ý cắt ngắn móng tay và rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng diệt khuẩn trước khi thực hiện cho bé.
  • Trong quá trình đẩy khối sa vào, từ từ khép chân bé lại và hạ thấp xuống. Giữ chân bé ở tư thế khép kín một lúc để trực tràng không bị sa trở lại.
  • Nếu cha mẹ không thể đẩy khối sa lên được, hãy lấy một chiếc gạc sạch có thấm nước ấm đắp lên hậu môn. Sau đó đưa bé đến bệnh viện nhờ bác sĩ xử lý.

Cách chữa bệnh sa trực tràng ở trẻ em đang được áp dụng tại bệnh viện

Hầu hết trẻ bị sa trực tràng nhẹ có thể được điều trị bảo tồn bằng thuốc nhuận tràng. Ngoài ra trẻ cũng cần được dùng thuốc điều trị các bệnh lý liên quan để loại bỏ sạch mầm mống của bệnh.

Cách chữa bệnh sa trực tràng ở trẻ em bằng thuốc
Thuốc nhuận tràng có thể được chỉ định để điều trị bệnh sa trực tràng ở trẻ em

Nhưng đối với những trường hợp trẻ bị nặng, trực tràng bị sa ra ngoài thường xuyên thì sẽ được cân nhắc điều trị bằng các phương pháp can thiệp như:

  • Khâu vòng hậu môn ( còn gọi là thủ thuật Thiersch)
  • Tiêm xơ hóa
  • Treo trực tràng…

Trẻ em mấy tuổi thì phẫu thuật sa trực tràng?

Nếu sau 3 tuổi trẻ vẫn còn bị sa trực tràng sau khi đã áp dụng các biện pháp bảo tồn và khối sa có kích thước dài hơn 3cm sẽ được cân nhắc phẫu thuật.

Việc lựa chọn phương pháp điều trị bệnh sa trực tràng ở trẻ em cần được tiến thành một cách thận trọng để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sự phát triển tự nhiên của bé. Cha mẹ nên đưa con đi tái khám thường xuyên để theo dõi tiến triển của bệnh.

Thông tin trong bài viết chỉ có giá trị tham khảo, không nhằm mục đích thay thế cho chuẩn đoán hay chỉ định điều trị từ các nhân viên y tế. Việc áp dụng cần được sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa.

Có thể bạn quan tâm:

Cách phân biệt bệnh sa trực tràng và trĩ

Bệnh sa trực tràng và bệnh trĩ có nhiều dấu hiệu giống nhau khiến bệnh nhân bị nhầm lẫn, làm...

Phụ nữ sau sinh dễ có nguy cơ mắc sa trực tràng

Sa trực tràng sau sinh – mẹ bầu cần lưu ý

Phụ nữ sau sinh nếu không thực hiện một chế độ vận động và nghỉ ngơi thích hợp, sẽ rất...

Bệnh sa trực tràng kiểu túi: Nguyên nhân, triệu chứng & điều trị

Bệnh sa trực tràng kiểu túi xảy ra phổ biến ở phụ nữ tuổi trung niên do ảnh hưởng của...

Bệnh học sa trực tràng: nguyên nhân, triệu chứng & điều trị

Táo bón, tiêu chảy, chấn thương, sinh con,...là những nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng sa trực tràng....

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *