Bệnh sa trực tràng kiểu túi: Nguyên nhân, triệu chứng & điều trị

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Bệnh sa trực tràng kiểu túi xảy ra phổ biến ở phụ nữ tuổi trung niên do ảnh hưởng của quá trình sinh nở hoặc lão hóa. Phẫu thuật là phương pháp thường được lựa chọn để điều trị căn bệnh này. 

Bệnh sa trực tràng kiểu túi là gì?

Sa trực tràng kiểu túi (tên tiếng anh: Rectocele) là sự suy giãn của lớp màng cơ ngăn cách giữa trực tràng và âm đạo tạo thành một túi phình về phía âm đạo. Đối tượng chủ yếu bị bệnh là nữ giới, đặc biệt là những phụ nữ trung niên đã trải qua nhiều lần sinh nở. Nam giới cũng có thể mắc sa trực tràng kiểu túi nhưng ít gặp hơn.

Bệnh sa trực tràng kiểu túi
Hình ảnh bệnh sa trực tràng kiểu túi

Nguyên nhân gây sa trực tràng kiểu túi

Sa trực tràng kiểu túi được xem là kết quả của sự suy yếu sàn chậu. Các cấu trúc xương chậu bị suy yếu xảy ra do hậu quả của việc cắt bỏ tầng sinh môn trong các lần sinh trước, do tuổi cao hoặc do sinh nở nhiều lần qua ngã âm đạo.

Trong quá trình sinh đẻ, phần đầu thai nhi khi đi qua âm đạo có thể khiến các phần mềm như dây chằng và mạc nâng đỡ nằm ở vách ngăn giữa trực tràng và âm đạo bị tổn thương, giãn căng và phình về phía âm đạo. Hiện tượng này xảy ra tương tự với những ca sinh nở mà em bé quá to.

Ngoài ra, tình trạng táo bón kéo dài, lao động nặng nhọc, ho mãn tính cũng có thể dẫn đến suy yếu sàn chậu. Qua đó, tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh sa trực tràng kiểu túi phát triển.

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh:

  • Di truyền: Một số phụ nữ được sinh ra với các mô liên kết yếu hơn ở vùng xương chậu, khiến họ có nhiều khả năng phát triển bệnh sa trực tràng kiểu túi sau sinh.
  • Lão hóa: Khi bạn già đi, toàn bộ cơ quan trong cơ thể đều bị lão hóa. Các cơ ở thành trực tràng cũng bị suy yếu, phình giãn.
  • Béo phì: Trọng lượng cơ thể gia tăng gây áp lực lớn lên các mô sàn chậu. Do vậy mà những người mắc chứng béo phì có nguy cơ bị bệnh cao hơn.

Các triệu chứng của bệnh sa trực tràng kiểu túi

Khi mới phát triển, phần trực tràng bị sa kích thước còn nhỏ thì có thể không gây ra các triệu chứng đặc hiệu. Bệnh tiến triển nặng hơn thường gây ra các dấu hiệu sau:

  • Có khối mềm trong âm đạo
  • Luôn cảm thấy căng tức ở trực tràng
  • Táo bón, khó đi cầu. Bệnh nhân phải rặn mạnh và dùng tay đè ép vào âm đạo để dễ đi cầu hơn
  • Có cảm giác vẫn còn sót phân trong trực tràng sau khi đi ngoài
  • Đau và khó chịu khi quan hệ tình dục
  • Trường hợp nặng có thể gây chảy máu âm đạo, liên tục không kiểm soát phân, hay thậm chí là trực tràng bị sa ra khỏi cửa âm đạo.
Táo bón là triệu chứng bệnh sa trực tràng kiểu túi
Táo bón là triệu chứng thường gặp của bệnh sa trực tràng kiểu túi

Ngoài ra, nhiều phụ nữ bị sa âm đạo sau cũng gặp phải tình trạng sa các cơ quan vùng chậu khác, chẳng hạn như bàng quang, tử cung.

ĐỌC NGAY: Cách phân biệt bệnh sa trực tràng và trĩ giúp nhận biết nhanh

Cách điều trị sa trực tràng kiểu túi

Dựa vào mức độ bệnh của từng đối tượng mà bác sĩ sẽ chỉ định điều trị nội khoa hay phẫu thuật:

1. Cách chữa bệnh sa trực tràng kiểu túi bằng nội khoa

Thông thường các trường hợp khối sa có kích thước nhỏ hơn 2cm thì không cần phải phẫu thuật. Các triệu chứng của bệnh sa trực tràng dạng túi có thể được khắc phục bằng các phương pháp sau:

  • Thay đổi chế độ ăn: Người bệnh nên tăng lượng chất xơ trong bữa ăn. Cụ thể mỗi ngày nên dùng khoảng 25-30g chất xơ để chống táo bón, làm mềm phân và giúp dễ dàng hơn trong việc đi cầu. Các thực phẩm giàu chất xơ bao gồm trái cây, rau xanh, đậu và các loại ngũ cốc nguyên hạt.
  • Không ăn uống vội vàng, nhai kỹ trước khi nuốt để thức ăn được tiêu hóa nhanh hơn
  • Bổ sung đủ nước cho cơ thể, khoảng 6-8 ly mỗi ngày.
  • Thực hiện các bài tập Kegel thường xuyên. Những bài tập này có thể củng cố sức mạnh của cơ sàn chậu, giúp ngăn chặn không cho bệnh tiến triển nặng hơn.
  • Tránh các áp lực lên khung sàn chậu như: Ngồi xổm hoặc đứng quá lâu, rặn mạnh khi đi ngoài, khuôn vác vật nặng quá sức…
  • Kiểm soát tốt cân nặng bằng cách tăng cường tập luyện thể dục thể thao và duy trì chế độ ăn hợp lý
  • Tích cực điều trị khi bị ho mãn tính, không để bệnh kéo dài hoặc tái phát liên tục.

Một số trường hợp có thể được bác sĩ chỉ định thuốc nhuận tràng để điều trị táo bón. Tuy nhiên loại thuốc này chỉ được sử dụng trong ngắn hạn vì nó có thể gây lệ thuộc thuốc và nhiều tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe.

2. Phẫu thuật điều trị sa trực tràng kiểu túi

Trường hợp điều trị nội khoa không có kết quả hoặc bệnh nhân bị nặng sẽ được tiến hành phẫu thuật. Bác sĩ có thể tiến hành làm phẫu thuật qua đường hậu môn, qua tầng sinh môn hoặc qua ngã âm đạo. Mục đích là sửa chữa các tổn thương ở âm đạo, củng cố vách ngăn của trực tràng, cắt bỏ đoạn trực tràng dài hoặc đặt một miếng vá sau âm đạo.

Phẫu thuật điều trị bệnh sa trực tràng kiểu túi
Phẫu thuật được áp dụng cho những bệnh nhân bị sa trực tràng kiểu túi nặng hoặc không đáp ứng với điều trị nội khoa

Tỷ lệ thành công của các phương pháp phẫu thuật điều trị sa trực tràng kiểu túi là:

  • Phẫu thuật qua ngã âm đạo: Có khoảng 60-90% bệnh nhân được điều trị khỏi hoàn toàn, 18-24% bệnh nhân bị tái phát trở lại.
  • Phẫu thuật đặt miếng vá: Tỷ lệ được chữa khỏi khá cao, chiếm khoảng 93-100%.
  • Phẫu thuật qua ngã hậu môn: Số bệnh nhân được chữa khỏi chiếm khoảng 93-100%.

Sau mổ sa trực tràng kiểu túi, bệnh nhân có nguy cơ gặp một số biến chứng như: Chảy máu và nhiễm trùng ở vết mổ, dính âm đạo, đau kéo dài, hẹp trực tràng… Để hạn chế được những rủi ro trên và có khả năng phục hồi nhanh, người bệnh cần nghỉ ngơi nhiều, rửa vết thương và thay băng hàng ngày, ăn uống và tập luyện theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.

Thông tin cung cấp trong bài viết chỉ mang tính tham khảo. Mỗi trường hợp sẽ có giải pháp điều trị khác nhau. Bệnh nhân cần thăm khám và điều trị theo phác đồ của bác sĩ.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Cách phân biệt bệnh sa trực tràng và trĩ

Bệnh sa trực tràng và bệnh trĩ có nhiều dấu hiệu giống nhau khiến bệnh nhân bị nhầm lẫn, làm ảnh hưởng lớn đến quá trình chẩn đoán và điều...
Phụ nữ sau sinh dễ có nguy cơ mắc sa trực tràng

Sa trực tràng sau sinh – mẹ bầu cần lưu ý

Phụ nữ sau sinh nếu không thực hiện một chế độ vận động và nghỉ ngơi thích hợp, sẽ rất...

Sa trực tràng ở trẻ em: Những điều mẹ cần biết

Bệnh sa trực tràng ở trẻ em thường có liên quan đến các vấn đề ở đường tiêu hóa như...

Cách phân biệt bệnh sa trực tràng và trĩ

Bệnh sa trực tràng và bệnh trĩ có nhiều dấu hiệu giống nhau khiến bệnh nhân bị nhầm lẫn, làm...

Bệnh học sa trực tràng: nguyên nhân, triệu chứng & điều trị

Táo bón, tiêu chảy, chấn thương, sinh con,...là những nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng sa trực tràng....

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *