Cách dùng baking soda chữa trào ngược dạ dày

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Bệnh trào ngược dạ dày gây nên cảm giác nóng rát ở ngực, thường xuất hiện sau khi ăn và đi kèm với nhiều triệu chứng khác. Sử dụng baking Soda có thể giúp giảm đi cơn khó chịu do trào ngược, nhưng cần phải được sử dụng cẩn thận. 

Người bị trào ngược dạ dày với tần suất thấp có thể sử dụng baking soda
Baking soda tỏ ra hiệu quả với các trường hợp trào ngược dạ dày kéo dài dưới 2 tuần

Những điều cần biết về chứng trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày được biết đến với tên gọi khác như trào ngược acid, ợ chua hay ợ nóng. Tình trạng này xảy ra khi axit dạ dày trào ngược vào ống dẫn thức ăn, gây cảm giác khó chịu. Một số người còn có cảm giác vị chua xuất hiện trong miệng khi bị trào ngược dạ dày.

Nếu tình trạng trào ngược dạ dày kéo dài hơn hai lần một tuần, kèm theo đó là những triệu chứng khác như: Tiết nước bọt nhiều, viêm phổi, tức ngực, miệng có vị đắng, khó nuốt, hen suyễn, ho, khan tiếng,… Người bệnh nên tìm đến các phương án điều trị y tế, bởi đó có thể là dấu hiệu của bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

Người bệnh trào ngược kéo dài trên 2 tuần nên thăm khám bác sĩ
Chứng trào ngược dạ dày kéo dài trên 2 tuần là biểu hiện của một vài loại bệnh nguy hiểm khác

Tuy nhiên, nếu tình trạng trào ngược dạ dày chỉ kéo dài dưới 2 tuần, không kèm theo những triệu chứng gây ảnh hưởng đến chế độ ăn và sinh hoạt, người bệnh cũng có thể sử dụng các phương án điều trị tại nhà như dùng baking soda. Nguyên liệu này có thể dễ dàng tìm thấy ở các tiệm thuốc Tây, với công dụng như một loại thuốc kháng acid và chống trào ngược dạ dày.

Bỏ túi: 3 Cách Chữa Trào Ngược Dạ Dày Bằng Gừng Tươi Hay Nhất

Công dụng điều trị trào ngược dạ dày của baking soda

Baking soda có độ PH kiềm, điều này khiến nó trở thành phương thuốc phổ biến đề làm giảm chứng ợ nóng và trào ngược dạ dày. Thông qua cơ chế trung hòa acid dạ dày dư thừa có thể gây ra các triệu chứng của bệnh trào ngược, baking soda có thể giúp giảm thiểu cảm giác khó chịu và tần suất ợ nóng.

Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu đã khuyến nghị rằng, baking soda chỉ là một giải pháp tạm thời cho chứng trào ngược dạ dày. Và nó cũng chỉ phát huy được công dụng của mình khi trào ngược dạ dày đang trong giai đoạn khởi phát của bệnh.

Cách sử dụng baking soda để giảm thiểu triệu chứng của trào ngược dạ dày

Baking soda thường xuất hiện dưới dạng chất rắn tinh thể có màu trắng, hoặc dạng bột mịn. Baking soda được sử dụng phổ biến trong làm bánh, nó cũng là thành phần trong những sản phẩm vệ sinh răng miệng với công dụng làm sạch một cách tự nhiên, hiệu quả. Có hai cách phổ biến để người bệnh có thể ứng dụng baking soda vào việc giảm thiểu trào ngược dạ dày.

Điều trị trào ngược bằng cách uống hỗn hợp baking soda và nước sôi để nguội
Baking soda hòa tan với nước sôi để nguội và dùng để uống sau bữa ăn

1. Uống nước baking soda

Để sử dụng baking soda cho việc điều trị trào ngược dạ dày, người bệnh có thể thêm nửa muỗng cà phê baking soda vào một cốc nước sôi để nguội. Duy trì việc uống hỗn hợp này với tần suất 2 lần mỗi ngày, uống sau bữa ăn khoảng 1 giờ.

2. Kết hợp baking soda cùng với các loại dược liệu khác

Baking soda có thể được sử dụng cùng với các loại dược liệu điều trị dạ dày khác như mật ong hay bột mì. Việc sử dụng các loại bột mì giúp thẩm thấu acid dư thừa bên trong dạ dày tốt hơn và hạn chế tình trạng viêm dạ dày. Mật ong, với khả năng sát khuẩn của mình, có thể làm giảm vết loét dạ dày một cách hiệu quả hơn.

Để kết hợp 3 loại dược liệu này, cần hàm lượng cụ thể như sau:

  •  Baking soda: 6 thìa cà phê bột
  • Bột mì: Nên chuẩn bị khoảng 50g
  • Mật ong: Liều lượng thích hợp là khoảng 20ml

Đun sôi mật ong với lửa nhỏ cho đến khi thấy có bọt vàng, sau đó cho baking soda và bột mì vào để trộn thật đều tay. Sau khi hỗn hợp đã hòa quyện và sệt lại, tắt bếp và chờ cho chúng nguội. Cuối cùng, vo hỗn hợp thành từng viên nhỏ bằng đầu ngón tay.

Uống viên hỗn hợp trước thời điểm ăn khoảng 30 phút, chúng sẽ có nhiệm vụ là lớp lót cho niêm mạc dạ dày và giúp dạ dày hạn chế được tình trạng tổn thương khi thực hiện chức năng co bóp, tiêu hóa thức ăn.

Những lưu ý khi sử dụng baking soda chữa trào ngược dạ dày

  • Việc sử dụng baking soda chỉ là giải pháp tạm thời. Người bệnh có thể sẽ gặp những vấn đề khác với sức khỏe nếu sử dụng phương pháp này trong thời gian dài. Đồng thời, baking soda cũng được xem là một loại muối. Dĩ nhiên, việc sử dụng quá nhiều muối hoàn toàn không đem đến tác động tích cực cho sức khỏe.
  • Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng baking soda điều trị trào ngược dạ dày.
  • Trẻ em dưới 6 tuổi chỉ được phép sử dụng baking soda chữa trị trào ngược dạ dày nếu được sự kê đơn của bác sĩ.
  • Những tác dụng phụ được ghi nhận khi sử dụng baking soda như: Đầy hơi, dễ khát nước hơn, co thắt dạ dày,… Và nếu những triệu chứng trên kéo dài, diễn biến với mức độ nghiêm trọng, người bệnh nên liên hệ ngay với bác sĩ.

Những thông tin trên đây của chúng tôi không có giá trị thay thế các lời khuyên đến từ những bác sĩ có chuyên môn. Người bệnh nếu đang gặp vấn đề về trào ngược dạ dày, nên đến các cơ sở y tế để được tư vấn và đưa ra hướng điều trị cụ thể với tình trạng của mình.

Có thể bạn quan tâm

Đau dạ dày có uống được sữa Ensure, ông thọ không?

Người bị đau dạ dày có uống được sữa Ensure, ông thọ không? Nên uống như thế nào là những...

trào ngược dạ dày gây khó thở

Trào ngược dạ dày gây khó thở nguy hiểm thế nào?

Bên cạnh những triệu chứng ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, đau tức thượng vị thì bệnh trào ngược dạ...

Phương Pháp Chữa Trào Ngược Dạ Dày Bằng Chuối Xanh

Chữa trào ngược dạ dày bằng chuối xanh là phương pháp dân gian được nhiều ông bà xưa áp dụng...

Chữa Đau Dạ Dày Bằng Lá Vú Sữa Có Thực Sự Hiệu Quả?

Bài thuốc chữa đau dạ dày bằng lá vú sữa được nhiều người tìm đến. Bởi việc sử dụng thuốc...

Bệnh bệnh đại tràng nên khám ở đâu tốt?

Danh sách Bác sĩ chữa bệnh đại tràng giỏi ở nước ta [CẬP NHẬT MỚI NHẤT]

Với những người bị bệnh đại tràng, tìm được một bác sĩ giỏi để chữa trị là điều mà bất...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *