Thuốc Lansoprazol là thuôc gì?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Lansoprazol thuộc nhóm thuốc ức chế bơm proton có tác dụng giảm lượng axit sản sinh trong dạ dày. Do đó thuốc thường được chỉ định để điều trị các bệnh lý liên quan đến việc tiết axit dạ dày quá mức như trào ngược dạ dày thực quản,…

gastevin 30mg lansoprazole
Thuốc Lansoprazol được sử dụng để điều trị bệnh lý thông thường về dạ dày

Trung tâm Thuốc dân tộc là địa chỉ khám chữa bệnh nổi tiếng nhất hiện nay trong lĩnh vực YHCT. Trung tâm đã cứu giúp hàng ngàn người bệnh thoát khỏi nỗi ám ảnh, đau đớn do bệnh dạ dày. Trong đó bao gồm cả nghệ sĩ nổi tiếng như NSND Trần Nhượng, NS Chiến Thắng, NS Thu Hà…
  • Tên biệt dược: Lansoprazol
  • Tên thương hiệu: Prevacid, Lansoprazole, Limpidex,…
  • Dạng bào chế: Viên nén, viên nang cứng chứa hạt bên trong

Những thông tin cần biết ề thuốc Lansoprazol

Lansoprazola là thuốc không bán theo đơn với giá là 144.000 đồng cho một hợp thuốc 10 vỉ, 10 viên. Tuy nhiên, giá bán có thể chênh lệch ở các nhà thuốc.

1. Thành phần

Lansoprazol là hoạt chất chống loét dạ dày hoạt động bằng cách ức chế bài tiết axit dạ dày. Lansoprazol ức chế cả axit cơ bản và cả axit kích thích do đó thuốc có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động của dạ dày.

Lansoprazol hấp thu nhanh sau khi uống một giờ và đạt nồng độ đỉnh cao trong huyết tương sau 1,7 giờ. Đối với lần đầu tiên uống thuốc, Lansoprazol ức chế khoảng 80% lượng axit dạ dày được tạo ra và cải thiện các triệu chứng đau dạ dày.

2. Chỉ định

Lansoprazol được chỉ định để làm giảm lượng axit sản sinh bên trong dạ dày. Bạn có thể sử dụng Lansoprazol để điều trị một số bệnh lý như:

  • Viêm loét dạ dày tá tràng và điều trị lâu dài các triệu chứng.
  • Trào ngược dạ dày thực quản
  • Viêm thực quản ăn mòn
  • Hội chứng liên quan đến tiết axit dạ dày quá mức như Zollinger – Ellison.

Lansoprazol là thuốc không bán theo đơn, thường được sử dụng để điều trị chứng ợ nóng xảy ra nhiều hơn 2 lần một tuần. Tuy nhiên, Lansoprazol không được chỉ định để làm giảm các triệu chứng ợ nóng ngay lập tức.

Một số chỉ định của Lansoprazol có thể không được nêu trong bài viết này. Do đó, người bệnh có nhu cầu tìm hiểu thêm hoặc cần sử dụng thuốc với mục đích khác thì hãy liên hệ trực tiếp với bác sĩ.

3. Chống chỉ định

Thuốc chống chỉ định với những bệnh nhân quá mẫn cảm với Lansoprazol.

Phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

4. Cách dùng – liều lượng

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Những thông tin chúng tôi cung cấp trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ. Nếu người bệnh có thắc mắc hoặc bất cứ câu hỏi nào, xin vui lòng liên hệ bác sĩ để biết thêm chi tiết.

lansoprazole 30 mg
Sử dụng Lansoprazol theo chỉ định của bác sĩ hoặc hướng dẫn của nhà sản xuất

Cách dùng:

  • Nuốt cả viên thuốc, không nhai, cắn hoặc nghiền nát. Điều này có thể khiến cho tác dụng của thuốc bị ảnh hưởng.
  • Đối với viên nang, người bệnh có thể mở viên thuốc ra và rắc lên thức ăn như táo nghiền hoặc hòa vào nước ép táo. Sử dụng thuốc trong vòng 15 phút kể từ khi chuẩn bị. Không cho thuốc vào loại thức ăn khác.
  • Lansoprazol nên được sử dụng trước bữa ăn 30 phút.

Liều dùng:

Điều trị bệnh viêm thực quản:

  • Liều khởi đầu: 30 mg / lần / ngày
  • Thời gian điều trị: Tối đa trong 8 tuần
  • Liều duy trì: 15 mg / lần / ngày

Điều trị loét tá tràng:

  • Liều dùng: 15 mg / lần / ngày
  • Thời gian điều trị: 4 tuần

Điều trị trào ngược dạ dày thực quản:

  • Liều dùng: 15 mg / lần / ngày
  • Thời gian điều trị: 4 tuần

Điều trị hội chứng Zollinger – Ellison:

  • Liều dùng: 60 mg / lần / ngày hoặc 90 mg uống hai lần một ngày.
  • Liều dùng cho trẻ em:

Điều trị trào ngược dạ dày thực quản ngắn hạn (12 tuần)

Từ 1 đến 11 tuổi:

  • Dưới 30 kg: 15 mg / lần / ngày
  • Trên 30 kg: 30 mg / lần / ngày

Từ 12 đến 17 tuổi:

  • Liều dùng: 15 mg / lần / ngày
  • Thời gian điều trị: 8 tuần

Điều trị bệnh viêm thực quản ngắn hạn (12 tuần)

Từ 1 đến 11 tuổi:

  • Dưới 30 kg: 15 mg / lần / ngày
  • Trên 30 kg: 30 mg / lần / ngày

Từ 12 đến 17 tuổi:

  • Liều lượng: 30 mg / lần / ngày
  • Thời gian điều trị: Tối đa 8 tuần

5. Cách bảo quản

Bảo quản thuốc Lansoprazol ở nhiệt độ phòng, khoảng 25 độ C, tránh ánh nắng trực tiếp. Không bảo quản thuốc ở nơi có độ ẩm cao, nhất là trong phòng tắm.

Để thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi trong nhà.

Khi không có nhu cầu sử dụng thuốc hoặc khi thuốc đã hết hạn sử dụng, người bệnh nên bỏ thuốc theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Không vứt thuốc ra môi trường.

Tuyệt đối không đưa thuốc của bạn cho người khác. Kể cả khi bạn biết họ có các triệu chứng giống như bạn.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Lansoprazol

Lansoprazol có thể không phù hợp với tất cả các đối tượng. Do đó, hãy tìm hiểu một số thông tin về thuốc trước khi sử dụng.

1. Thận trọng

Thông báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ kê đơn nếu:

  • Bạn dị ứng với Lansoprazol hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.
  • Bạn đang sử dụng các loại thuốc khác bao gồm thuốc kê đơn, không kê đơn, vitamin, thảo dược hoặc viên uống bổ sung.
  • Lượng magie trong máu hoặc gan thấp.
  • Bạn đang mang thai, dự định mang thai.
  • Người trên 50 tuổi cần thương lượng với bác sĩ về độ an toàn khi sử dụng Lansoprazol. Người bệnh trên 50 tuổi có thể bị tiêu chảy hoặc bị gãy xương cổ tay khi sử dụng Lansoprazol trong một thời gian dài.
  • Bạn có Hội chứng rối loạn chuyển hóa Phenylalanyl (bệnh Phenylalanyl niệu).
  • Vẫn chưa thông tin chính thức về việc Lansoprazol có đi qua sữa mẹ ở người hay không. Nhưng Lansoprazol có thể đi qua sữa mẹ ở động vật (cụ thể là chuột). Do đó, trước khi sử dụng Lansoprazol, phụ nữ mang thai cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết về mức độ rủi ro và lợi ích mà thuốc mang lại.

2. Tác dụng phụ

lansoprazol 15 mg
Lansoprazol khiến tim người bệnh đập nhanh và mạnh hơn so với thông thường

Cũng giống như các loại thuốc ức chế proton khác, Lansoprazol cũng gây ra một số tác dụng phụ, bao gồm:

  • Chóng mất, mất ý thức
  • Nhịp tim nhanh hoặc tim đập mạnh.
  • Co giật
  • Có cảm giác bồn chồn, lo lắng
  • Tiêu chảy hoặc xuất hiện máu trong phân
  • Đau bụng
  • Buồn nôn, nôn
  • Khó tiêu

Tác dụng phụ ít gặp:

  • Tăng mức độ gastrin trong huyết thanh
  • Enzym gan tăng cao
  • Gây ra bệnh Hematorit và Hội chứng rối loạn chuyển hóa Phenylalanyl

Đây không phải là danh sách tất cả tác dụng phụ của Lansoprazol. Tác dụng phụ có thể có nhiều biểu hiện khác nhau ở từng đối tượng. Do đó, hãy chủ động báo cho bác sĩ biết ngay khi nhận thấy các phản ứng bất thường của cơ thể.

3. Tương tác

Lansoprazol có thể tương tác với một số thuốc và hoạt chất khác. Tương tác sẽ làm thay đổi tính chất và công dụng của thuốc. Một số loại thuốc tương tác với Lansoprazol như:

  • Warfarin
  • Ibuprofen
  • Terfenadin
  • Clarithromycin
  • Prednisone
  • Thuốc hoặc vitamin có chứa chất sắt.

Đây không phải là danh sách tất cả các loại thuốc và hoạt chất có thể tương tác với Lansoprazol.  Do đó người bệnh cần giữa một danh sách những loại thuốc đang sử dụng và báo cho bác sĩ biết. Bao gồm thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn, vitamin, viên uống thảo dược hoặc thực phẩm chức năng.

4. Cách giải quyết khi thiếu liều hoặc quá liều

Quên liều:

Sử dụng thuốc thiếu liều sẽ không gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của người sử dụng. Tuy nhiên, thiếu liều có thể khiến thuốc mất tác dụng hoặc tác dụng không đúng cách. Do đó hãy cố gắng sử dụng thuốc đúng giờ và liều lượng được chỉ định.

Nếu quên một liều, hãy uống nó ngay khi bạn nhớ ra. Tuy nhiên, khi đã gần đến thời gian sử dụng liều tiếp theo, hãy cho qua liều đã quên và tiếp tục sử dụng thuốc theo đúng liệu trình.

Không dùng gấp đôi liều để bù vào phần đã quên.

Quá liều:

Trong trường hợp quá liều, hãy đưa người bệnh đi cấp cứu ngay lập tức. Hãy mang theo tất cả đơn thuốc theo khi đến bệnh viện.

Click xem thêm

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.