Trẻ bị chảy máu cam khi sốt cha mẹ nên làm gì?
Chảy máu cam là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tình trạng này thường không gây nguy hiểm. Tuy nhiên trẻ bị chảy máu cam khi sốt lại là vấn đề vô cùng nghiêm trọng mà ba mẹ cần phải đặc biệt chú ý. Vậy cha mẹ nên làm gì nếu trẻ bị chảy máu cam khi sốt?
Nguyên nhân khiến trẻ bị chảy máu cam khi sốt
Sốt là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi có một bộ phận bị viêm nhiễm. Trong một vài trường hợp, bệnh nhân sẽ bị sốt kèm theo triệu chứng chảy máu cam. Nguyên nhân chính gây nên tình trạng này được xác định là do nóng trong người hoặc khi sốt quá cao. Khi đó, trong cơ thể, nhiệt độ sẽ tăng cao một cách đáng kể khiến những mạch máu mũi phình to. Bên cạnh đó, khi sốt cao nhiệt lượng của cơ thể cần phải mau chóng giải phóng ra bên ngoài. Chính điều này đã khiến các mạch máu vỡ và gây nên hiện tượng chảy máu cam khi sốt.
Ngoài ra trẻ bị chảy máu cam khi sốt còn bắt nguồn từ việc cơ thể của trẻ trở nên yếu ớt do không được dung nạp đầy đủ lượng vitamin C cần thiết. Bên cạnh đó việc thiếu vitamin C còn khiến sức đề kháng của trẻ suy giảm. Tệ hơn, hệ miễn dịch và khả năng chống chọi bệnh tật ở trẻ cũng không còn. Trường hợp này có thể dễ dàng được khắc phục và thường không gây nguy hiểm cho trẻ. Tuy nhiên trẻ sẽ gặp nguy hiểm khi chảy máu cam là triệu chứng của các dạng sốt do nhiễm trùng nặng. Tình trạng sốt do nhiễm trùng sẽ xuất hiện khi bệnh nhân bị nhiễm virus gây viêm. Đồng thời bị nhiễm trùng ở mũi, nhiễm trùng ở đường hô hấp trên và cổ họng.
Một số trường hợp sốt nặng kém theo triệu chứng chảy máu cam gồm:
- Sốt siêu vi
- Sốt cỏ khô
- Sốt xuất huyết
- Sốt thấp khớp
- Ebola.
Trẻ bị chảy máu cam khi sốt cha mẹ nên làm gì?
Khi trẻ bị sốt chảy máu cam, ba mẹ cần nhanh chóng cầm máu đúng cách cho trẻ. Điều này sẽ giúp trẻ ngăn ngừa tình trạng mất máu do máu từ mũi chảy ra quá nhiều.
Phương pháp cầm máu có thể được thực hiện như sau:
- Ba mẹ cho bé ngồi thẳng lưng. Đồng thời để phần đầu của bé hơi cúi về phía trước
- Dùng hai đầu ngón tay bịt hai bên mũi và hướng dẫn trẻ thở bằng miệng
- Dùng đá lạnh chườm gốc mũi.
Sau khi cầm máu, ba mẹ cần hạ sốt thật nhanh cho trẻ. Để có thể hạ sốt hiệu quả, ba mẹ cần kiểm tra thân nhiệt cho trẻ để xác định mức độ sốt. Trong trường hợp trẻ bị sốt nhẹ hoặc sốt vừa, ba mẹ cần cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi và có độ thấm hút tốt. Đồng thời chườm khăn ấm cho trẻ để hạ sốt.
Đối với những trẻ bị sốt nặng, ba mẹ cần hạ sốt cho bé bằng cách chườm ấm kết hợp sử dụng những loại thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên nếu trẻ không thể hạ sốt, mũi không ngưng chảy máu trong 15 phút, ba mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện. Khi đó bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành kiểm tra và có những phương pháp xử lý thích hợp.
Ngoài ra, khi trẻ bị chảy máu cam do sốt, ba mẹ cần chăm sóc trẻ theo những cách sau đây:
- Cho trẻ uống nhiều nước: Ba mẹ có thể sử dụng nước ép hoa quả hoặc nước sôi để nguội. Tốt nhất ba mẹ nên cho trẻ uống đủ 1,5 – 2 lít nước/ngày. Việc uống nhiều nước không chỉ giúp trẻ thải độc, thanh lọc cơ thể mà còn giúp trẻ hạ sốt hiệu quả.
- Tăng cường bổ sung vitamin C: Ba mẹ cần cho trẻ ăn nhiều trái cây, rau củ quả hoặc uống nhiều nước ép hoa quả để bổ sung vitamin C và những dưỡng chất có lợi. Việc bổ sung vitamin C và những dưỡng chất sẽ giúp trẻ cải thiện hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng. Đồng thời giúp trẻ hạ sốt, ngăn ngừa tình trạng chảy máu cam tái phát và phòng ngừa sự xuất hiện của nhiều bệnh lý nguy hiểm.
- Đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ: Trong thời gian trẻ bị chảy máu cam do sốt, ba mẹ cần cho trẻ sử dụng nhiều loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như: Các loại thịt đỏ, thị gà, tôm, cua, rau quả tươi… Bên cạnh đó ba mẹ nên cho trẻ ăn các loại thức ăn mềm, thức ăn lỏng và dễ tiêu. Ngoài ra, bạn không nên ép trẻ ăn nhiều trong một bữa. Bạn nên giúp trẻ chia thức ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Điều này sẽ giúp cơ thể của trẻ hấp thu những dưỡng chất một cách tốt nhất.
Cách phòng ngừa chảy máu cam khi sốt ở trẻ
Bên cạnh những phương pháp xử lý trẻ bị chảy máu cam khi sốt, ba mẹ có thể phòng ngừa tình trạng sốt chảy máu cam cho trẻ bằng những cách sau đây:
- Chú ý đến chế độ ăn uống và chế độ dinh dưỡng của trẻ. Điều này không chỉ giúp trẻ khỏe mạnh mà còn giúp trẻ phát triển tốt. Bên cạnh đó ba mẹ cần tăng cường giúp trẻ bổ sung các loại vitamin có trong rau củ quả, trái cây tươi. Đặc biệt bạn cần cho trẻ ăn nhiều trái cây có múi để tăng cường bổ sung vitamin C.
- Ba mẹ cần thường xuyên cho trẻ vận động. Đồng thời hình thành cho trẻ thói quen vận động và luyện tập mỗi ngày. Bởi việc luyện tập và vận động mỗi ngày sẽ giúp trẻ tăng cường sức khỏe, cải thiện sức đề kháng để phòng chống các tác nhân gây hại.
- Khi thấy một vài vị trí hoặc bộ phận trên cơ thể của trẻ bị tổn thương hoặc viêm nhiễm, ba mẹ cần nhanh chóng sử dụng những biện pháp xử lý phù hợp. Điều này sẽ giúp trẻ khắc phục tình trạng viêm nhiễm ở hiện tại. Đồng thời giúp trẻ phòng ngừa tình trạng sốt chảy máu cam.
- Ba mẹ cần tiêm phòng đầy đủ cho trẻ để phòng ngừa tối đa sự xuất hiện của các loại bệnh.
- Khi nhận thấy trẻ bị sốt, ba mẹ cần nhanh chóng sử dụng những phương pháp hạ sốt phù hợp để ngăn ngừa tình trạng chảy máu cam ở trẻ. Khi những phương pháp hạ sốt không mang lại hiệu quả, ba mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức.
Thông tin về vấn đề “Trẻ bị chảy máu cam khi sốt cha mẹ nên làm gì?” trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Để đảm bảo an toàn, khi nhận thấy trẻ bị sốt chảy máu cam, ba mẹ cần nhanh chóng cầm máu và đưa trẻ đến bệnh viện. Đồng thời sử dụng thuốc và áp dụng những phương pháp xử lý phù hợp theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Điều này sẽ giúp trẻ phòng ngừa rủi ro và những biến chứng nguy hiểm. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên, những chẩn đoán và các phương pháp điều trị thay cho bác sĩ có chuyên môn.
Có thể bạn quan tâm
- Trẻ bị sốt khi trời nắng nóng mẹ nên làm gì?
- Bé Bị Viêm Loét Miệng Họng Sốt Cao: Cha Mẹ Nên Làm Gì?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!