Viêm tai giữa xuất tiết cấp và bán cấp là gì?

Viêm tai giữa xuất tiết cấp và bán cấp là thuật ngữ đề cập đến giai đoạn đầu của bệnh. Nếu không tiến hành điều trị, bệnh có thể chuyển sang giai đoạn mãn tính và gây ảnh hưởng xấu đến thính lực.

viêm tai giữa xuất tiết cấp và bán cấp
Viêm tai giữa xuất tiết cấp và bán cấp là gì?

Tìm hiểu về viêm tai giữa xuất tiết cấp và bán cấp

Viêm tai giữa xuất tiết là tình trạng tổn thương tai giữa có đi kèm với triệu chứng chảy/ rỉ dịch. Nếu bệnh kéo dài trong khoảng 3 tuần được gọi là viêm tai giữa xuất tiết cấp tính, các giai đoạn tiếp theo là viêm tai giữa xuất tiết bán cấp (kéo dài từ 3 tuần đến 3 tháng) và giai đoạn mãn tính (bệnh kéo dài hơn 3 tháng).

Bệnh thường có xu hướng phát sinh ở trẻ nhỏ – đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi.

1. Nguyên nhân

Bệnh viêm tai giữa xuất tiết có thể phát sinh do những nguyên nhân sau:

  • Ống Eustache bị rối loạn chức năng, dẫn đến tình trạng tắc vòi nhĩ cơ năng
  • Nhiễm trùng đường hô hấp trên
  • VA phì đại
  • U xơ vòm mũi họng
  • U nang bẩm sinh

2. Triệu chứng

Viêm tai giữa xuất tiết có diễn tiến âm thầm và hầu như không phát sinh triệu chứng trong giai đoạn đầu phát bệnh. Khi lượng chất lỏng tích tụ nhiều, gây cản trở khả năng nghe, bạn có thể nhận thấy được một số triệu chứng sau:

  • Trẻ phản ứng chậm với khi nghe nói
  • Chậm phát triển khả năng ngôn ngữ
  • Ở người lớn, viêm tai giữa xuất tiết khiến tai có cảm giác ù, thính lực giảm,…

Chẩn đoán viêm tai giữa xuất tiết cấp và bán cấp

Để chẩn đoán bệnh lý này, bác sĩ sẽ tiến hành soi tai nhằm xác định sự tích tụ chất lỏng phía sau màng nhĩ. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể đặt câu hỏi về thời gian phát bệnh để xác định giai đoạn của viêm tai giữa xuất tiết.

Phương pháp điều trị viêm tai giữa xuất tiết cấp và bán cấp

Viêm tai giữa xuất tiết cấp và bán cấp thường được điều trị bằng cách dùng thuốc, đặt ống thông khí và chăm sóc tại nhà.

1. Sử dụng thuốc

Với trường hợp bệnh nhẹ và không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng nghe, bác sĩ thường không yêu cầu điều trị. Chất lỏng tích tụ trong tai sẽ có xu hướng biến mất sau một thời gian nhất định.

viêm tai giữa xuất tiết
Dùng thuốc nhằm làm giảm các triệu chứng do viêm tai giữa xuất tiết gây ra

Tuy nhiên, nếu triệu chứng của bệnh gây khó chịu, đau nhức và sốt nhẹ, bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau thông thường để cải thiện.

Trong trường hợp nhiễm trùng tai, bác sĩ có thể kê toa thuốc kháng sinh trong 10 – 14 ngày để tiêu diệt vi khuẩn và ngăn ngừa tái phát. Tuy nhiên thuốc kháng sinh có thể làm tăng số lượng vi khuẩn không nhạy cảm nên chỉ được dùng trong những trường hợp cần thiết.

2. Đặt ống thông khí

Đặt ống thông khí được thực hiện nếu chất lỏng tích tụ không thuyên giảm sau một thời gian dài. Đối với trường hợp này, bác sĩ sẽ đề nghị đặt ống thông nhằm dẫn lưu chất lỏng ra bên ngoài.

Phương pháp này được thực hiện bởi thủ thuật nội soi, trong khoảng 30 – 60 phút. Để đặt ống tai, bác sĩ sẽ tiến hành đưa ống nội soi vào bên trong tai, gây tê ống tai và thực hiện rạch màng nhĩ. Sau đó tiến hành đặt ống thông khí qua vết rạch màng nhĩ vừa thực hiện. Khi ống thông khí tiếp cận với chất lỏng, bác sĩ sẽ tiến hành hút dịch ra bên ngoài.

Đối với những trường hợp chất lỏng có độ kết dính cao, có thể sử dụng oxy già để nới lỏng kết cấu và giúp hút dịch ra dễ dàng hơn.

3. Chăm sóc tại nhà

Bên cạnh những phương pháp trên, bạn cần thực hiện chăm sóc tại nhà để hỗ trợ quá trình điều trị viêm tai giữa xuất tiết cấp và bán cấp.

viêm tai giữa xuất tiết
Tái khám thường xuyên để kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất thường và tiến hành điều trị kịp thời

Các biện pháp chăm sóc tại nhà, bao gồm:

  • Nếu thực hiện đặt ống thông khí, bạn cần hạn chế kiêng nước. Ống thông khí sẽ tự rơi ra ngoài sau 6 – 18 tháng. Nếu sau thời gian này ống vẫn còn ở trong tai, bạn nên đến bệnh viện để phẫu thuật đưa ống thông ra bên ngoài.
  • Giữ vệ sinh tai và cơ thể để hạn chế vi khuẩn xâm nhập và gây nhiễm trùng.
  • Điều trị viêm VA để tránh tạo điều kiện cho vi khuẩn di chuyển lên ống tai và gây làm tắc nghẽn vòi nhĩ cơ năng.
  • Tái khám thường xuyên để kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất thường và tiến hành điều trị kịp thời.
  • Nên sử dụng dung dịch rửa tai để vệ sinh tai thay vì sử dụng tăm bông hoặc dụng cụ bằng kim loại. Tác động từ các vật dụng này có thể gây tổn thương màng nhĩ và làm phát sinh các vấn đề bên trong tai.

Viêm tai giữa xuất tiết cấp và bán cấp là tình trạng tổn thương tai không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên nếu không có biện pháp xử lý, bệnh tình có thể chuyển biến xấu và gây ra những ảnh hưởng lâu dài như giảm khả năng nghe, chậm phát triển ngôn ngữ (đối với trẻ nhỏ),…

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!

Bệnh viêm tai giữa để lại nhiều biến chứng cho trẻ nhỏ

Bệnh viêm tai giữa khi nào phải mổ, hết bao nhiêu tiền?

Bệnh viêm tai giữa xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau. Mặc dù bệnh khá dễ điều trị, tuy nhiên, trong một vài trường hợp khi người bệnh có...

Chữa viêm tai giữa bằng tổ bọ ngựa – Lợi bất cập hại

Tổ bọ ngựa (tang phiêu tiêu) là một vị thuốc được dùng phổ biến trong bài thuốc cổ truyền. Theo...

7 mẹo chữa viêm tai giữa bằng phương pháp dân gian

Chữa viêm tai giữa bằng phương pháp dân gian là phương thuốc được ông bà xưa sử dụng và lưu...

Tìm hiểu cách chữa viêm tai giữa bằng xông hương

Xông hương chữa viêm tai giữa liệu có an toàn?

Chữa viêm tai giữa bằng xông hương là phương pháp được khá nhiều người áp dụng. Cách điều trị này...

Viêm tai giữa không đặc hiệu là gì?

Viêm tai giữa không đặc hiệu hay còn gọi là viêm tai giữa nung mủ không đặc hiệu. Bệnh lý...

Bệnh viêm tai giữa có lây không?

Thư thắc mắc: "Nhóc Bo nhà em năm nay mới có 5 tuổi mà suốt ngày bị viêm tai giữa...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *