Thuốc điều trị viêm tai giữa Trimethoprim

Trimethoprim là một loại thuốc kháng sinh theo toa, được dùng để tiêu diệt vi khuẩn gây viêm tai giữa, nhiễm trùng đường tiết niệu,…. Dưới đây là những thông tin cần biết về loại thuốc này trước khi sử dụng.

Trimethoprim
Thuốc Trimethoprim thường được dùng trong điều trị viêm tai giữa, viêm phổi
  • Tên hoạt chất: trimethoprim
  • Tên biệt dược: Trimpex®

I. Thông tin về thuốc Trimethoprim

1. Dạng bào chế và thành phần

Trimethoprim có sẵn ở các dạng:

  • Dung dịch uống: Mỗi 5 ml chứa 50 mg Trimethoprim Ph.Eur. Các tá dược khác bao gồm: Sorbitol, Agar, Methyl hydroxybenzoate, Propyl hydroxybenzoate, Polysorbate 80, Saccharin Sodium, Purified water
  • Viên nén: chứa thành phần chính là Trimethoprim cùng các tá dược như Lactose monohydrate, Povidone K30, Crospovidone, Sodium starch glycolate (Type A), Magnesium stearate, Purified water

2. Công dụng

Trimethoprim là một chất ức chế dihydrofolate reductase, ức chế sự chuyển đổi axit dihydrofolic của vi khuẩn thành axit tetrahydrofolic, cần thiết cho quá trình tổng hợp một số axit amin. Thuốc này được chỉ định để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu do các chủng vi khuẩn như Escherichiacoli, Proteus mirabilis, Klebsiella pneumoniae, Enterobacter và coagulase âm tính Staphylococcus, bao gồm cả saprophyticus.

Trimethoprim cũng được kết hợp với các thuốc khác để điều trị một số loại viêm phổi, nhiễm trùng đường hô hấp, viêm tai giữa và tiêu chảy. Nó không có tác dụng với bệnh cảm lạnh hoặc nhiễm virus khác.

3. Cách sử dụng

Sử dụng thuốc Trimethoprim theo các hướng dẫn trên nhãn thuốc hoặc chỉ dẫn của bác sĩ. Hạn chế tăng liều, giảm liều, dùng lâu hơn hoặc đột ngột dừng thuốc mà không có sự đồng ý của bác sĩ.

Với viên nén Trimethoprim, bạn hãy uống với một ly nước đầy, không nên phá vỡ, nghiền nát hay nhai thuốc mà hãy nuốt toàn bộ. Còn với dung dịch uống, hãy dùng thiết bị đo liều để xác định liều lượng, không nên dùng muỗng ăn gia đình vì nó cho liều lượng không chính xác.

Dùng thuốc Trimethoprim trong khoảng thời gian được chỉ định. Các triệu chứng có thể được cải thiện trước khi tình trạng nhiễm trùng biến mất. Tuy nhiên, nếu bạn bỏ liều hoặc đột ngột dừng thuốc sẽ làm tăng nguy cơ vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh.

4. Liều dùng

Liều lượng dùng Trimethoprim còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe cần điều trị. Dưới đây chỉ là liều dùng tham khảo, người bệnh nên thăm khám với bác sĩ để được chỉ định cụ thể.

+ Điều trị nhiễm trùng cấp tính: nên điều trị trong 3 ngày đến 2 tuần tùy theo tính chất và mức độ nghiêm trọng của tình trạng nhiễm trùng. Liều đầu tiên có thể được tăng gấp đôi.

  • Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: 200 mg với viên nén hoặc 20 ml với dung dịch uống, dùng 2 lần mỗi ngày
  • Trẻ em từ 6 – 12 tuổi: 100 mg với viên nén hoặc 10 ml dung dịch uống, dùng 2 lần mỗi ngày
  • Trẻ em từ 6 tháng đến 5 tuổi: 5 ml dung dịch uống, dùng 2 lần mỗi ngày
  • Trẻ em từ 6 tuần đến 5 tháng: 2.5 ml dung dịch uống, dùng 2 lần mỗi ngày

+ Điều trị lâu dài và điều trị dự phòng:

  • Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: 100 mg (viên nén), nên uống vào ban đêm
  • Trẻ em từ 6 – 12 tuổi: 50 mg (viên nén) hoặc 5 ml (dung dịch uống), nên uống vào ban đêm
  • Trẻ em từ 6 tháng đến 5 năm: 2.5 ml dung dịch uống, nên uống vào ban đêm

Với người bệnh bị giảm chức năng gan, liều lượng có thể được điều chỉnh như sau:

  • Creatinine hơn 0,45: liều dùng bình thường
  • Creatinine 0,25 – 0,45: bình thường trong 3 ngày rồi dùng nửa liều
  • Creatinine dưới 0,25: một nửa liều bình thường
cách sử dụng Trimethoprim
Liều lượng sử dụng Trimethoprim sẽ được chỉ định bởi bác sĩ

5. Chống chỉ định và thận trọng

Người bệnh không nên sử dụng Trimethoprim nếu dị ứng với bất kỳ thành phần nào trong thuốc, bị thiếu máu do thiếu hụt folate (axit folic) hoặc bị suy gan, thận nặng. Bệnh nhân có vấn đề di truyền hiếm gặp như không dung nạp galactose, thiếu lactase hoặc kém hấp thu glucose-galactose cũng không nên dùng thuốc này.

Bên cạnh đó, phụ nữ có thai, trẻ sinh non hoặc dưới 4 tháng tuổi nằm trong nhóm đối tượng chống chỉ định sử dụng Trimethoprim.

Có thể bạn quan tâm: Doxycycline là thuốc gì?

II. Những điều cần lưu ý khi sử dụng

1. Khuyến cáo

  • Trimethoprim có công dụng điều trị nhiễm khuẩn, nghĩa là nó không chống lại virus hay nấm men
  • Bạn nên uống ít nhất 8 ly nước hoặc chất lỏng khác mỗi ngày khi dùng Trimethoprim
  • Thuốc này có thể làm tăng nhạy cảm với ánh sáng mặt trời nên hãy tránh tiếp xúc với ánh sáng, sử dụng kem chống nắng hoặc mặc quần áo chống nắng khi đi ra ngoài trời
  • Người lớn tuổi có nguy cơ bị tác dụng phụ khi sử dụng thuốc này
  • Thận trọng khi dùng Trimethoprim với trẻ dưới 12 tuổi

2. Tác dụng phụ

Tương tự như những loại thuốc khác, Trimethoprim có thể gây ra tác dụng phụ. Mặc dù không phải ai cũng bị tác dụng phụ khi dùng Trimethoprim nhưng vẫn nên thận trọng và báo ngay cho bác sĩ nếu gặp những triệu chứng dưới đây.

+ Tác dụng phụ thường gặp:

+ Tác dụng phụ nghiêm trọng

  • Phát ban da, nổi mề đay hoặc ngứa
  • Khó thở hoặc khó nuốt
  • Viêm họng
  • Sốt hoặc ớn lạnh
  • Chảy máu bất thường hoặc bầm tím
  • Đau khớp, cơ, đau cổ hoặc cứng cổ
  • Mệt mỏi bất thường
  • Tiêu chảy nặng, phân có máu
  • Giảm đi tiểu
  • Loét miệng
  • Vàng da hoặc mắt
  • Động kinh
  • Nhịp tim không đều
  • Da nhợt nhạt bất thường
  • Móng tay, môi hoặc da đổi màu xanh
  • Các mảng tím dưới da
  • Có dịch âm đạo

3. Tương tác thuốc

Một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến hoạt động của Trimethoprim. Các loại thuốc này bao gồm:

  • Thuốc lợi tiểu
  • Dofetilide
  • Thuốc tim hoặc huyết áp như procainamide (Procan, Pronestyl)
  • Leucovorin (axit folinic)
  • Methotrexate (Rheumatrex, Trexall)
  • Phenytoin (Dilantin)

Lưu ý: Danh sách này không đẩy đủ những loại thuốc có thể tương tác với Trimethoprim. Vì vậy, người bệnh nên thông báo với bác sĩ về tất cả các loại thuốc kê đơn, không kê đơn, vitamin hoặc thảo dược đang sử dụng để giúp ngăn ngừa và kiểm soát tình trạng tương tác thuốc.

Trên đây là những thông tin về thuốc Trimethoprim, nếu có bất kỳ thắc mắc nào về liều lượng, cách sử dụng và tác dụng phụ thì người bệnh hãy hỏi trực tiếp ý kiến của bác sĩ.

Có thể bạn quan tâm

Bấm huyệt chữa viêm tai giữa như thế nào, có hiệu quả không?

Bấm huyệt chữa viêm tai giữa là biện pháp chữa bệnh có nguồn gốc từ Đông y. Biện pháp này...

2 cách chữa viêm tai giữa bằng rau diếp cá đơn giản không ngờ

Với những người bị viêm tai giữa ở mức độ nhẹ thì chỉ cần áp dụng các biện pháp điều...

Các loại tinh dầu có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm tai giữa

Các biện pháp điều trị y khoa không phải lúc nào cũng cần thiết cho người bị viêm tai giữa....

Tìm hiểu cách chữa viêm tai giữa bằng xông hương

Xông hương chữa viêm tai giữa liệu có an toàn?

Chữa viêm tai giữa bằng xông hương là phương pháp được khá nhiều người áp dụng. Cách điều trị này...

Viêm tai giữa giai đoạn xung huyết có thể gây giảm thính lực

Viêm tai giữa giai đoạn xung huyết là một dạng của viêm tai giữa cấp tính. Bệnh có thể làm...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *