Lưu ý khi dùng Paracetamol cho bà bầu, phụ nữ cho con bú

Paracetamol là loại thuốc giảm đau và hạ sốt được dùng phổ biến. Tuy nhiên, nếu bạn đang có thai hoặc cho con bú, bạn cần lưu ý một số điều khi sử dụng loại thuốc này.

dùng paracetamol cho bà bầu
Cần lưu ý khi dùng paracetamol cho bà bầu và phụ nữ mang thai

Quốc dược Phục cốt khang là bài thuốc sở hữu nhiều ưu điểm ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT về công thức, thành phần trong điều trị bệnh xương khớp tại Việt Nam. [Tìm hiểu ngay]

Lưu ý khi dùng Paracetamol cho bà bầu

Phụ nữ mang thai là đối tượng nhạy cảm và cần thận trọng khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào. Các hoạt chất trong thuốc điều trị có thể khiến thai nhi tổn thương và dị tật. Hơn nữa một số loại thuốc có thể gây sảy thai và gây nguy hiểm cho người mẹ.

dùng paracetamol cho bà bầu
Dùng paracetamol trong thời gian mang thai có thể khiến trẻ sinh ra mắc chứng rối loạn tăng động

Trong thời gian mang thai mẹ bầu có thể gặp phải các triệu chứng như đau đầu, sốt, cảm cúm,… Trong trường hợp này, bác sĩ có thể chỉ định paracetamol để cải thiện tình trạng nói trên.

Paracetamol tương đối an toàn, không gây sảy thai trong 3 tháng đầu và không gây sinh non ở những tháng cuối thai kỳ. So với aspirin và ibuprofen, paracetamol được đánh giá là thuốc giảm đau, hạ sốt an toàn nhất cho phụ nữ mang thai.

Tuy nhiên không loại trừ khả năng thuốc có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn. Bạn cần lưu ý những điều sau khi dùng paracetamol cho bà bầu:

  • Nên thông báo với bác sĩ rằng bạn đang có thai để được điều chỉnh liều lượng phù hợp.
  • Khi sốt trên 38,5 độ C, bạn có thể dùng 1 viên paracetamol có hàm lượng 500mg. Dùng liều tiếp theo sau 4 – 6 giờ và không dùng quá 6 viên/ngày.
  • Bạn không được dùng thuốc liên tục quá 3 ngày, trừ khi có yêu cầu từ bác sĩ.
  • Tuy nhiên, nếu mẹ bầu gặp các vấn đề sức khỏe khác như suy thận, suy gan, thiếu máu,… bạn nên gặp trực tiếp bác sĩ để được cân nhắc việc sử dụng thuốc. Sử dụng paracetamol có thể gây nhiễm độc gan và đe dọa sức khỏe của người sử dụng.
  • Thời gian an toàn để sử dụng paracetamol cho phụ nữ mang thai là 7 – 8 ngày. Sử dụng trong thời gian quá dài có thể khiến trẻ sinh ra mắc chứng rối loạn tăng động.

Lưu ý: một số loại thuốc biệt dược vừa chứa paracetamol và caffeine (ví dụ như Panadol). Những loại thuốc này chống chỉ định với phụ nữ mang thai. Lượng caffeine cao có thể khiến em bé có cân nặng thấp, điều này có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe về sau. Ngoài ra, thu nạp hàm lượng caffeine quá cao cũng có thể gây sảy thai.

Những lưu ý khi sử dụng paracetamol cho phụ nữ cho con bú

Paracetamol là một trong những loại thuốc giảm đau và hạ sốt có thể dùng cho phụ nữ cho con bú. Thuốc có thể truyền qua sữa mẹ và được em bé hấp thụ. Tuy nhiên hàm lượng này rất nhỏ và an toàn nếu sử dụng đúng liều lượng chỉ định.

dùng paracetamol cho bà bầu và phụ nữ mang thai
Phụ nữ cho con bú cần điều chỉnh liều lượng để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc paracetamol

Để tránh những rủi ro khi sử dụng paracetamol, bạn cần báo với bác sĩ rằng bạn đang cho con bú để được điều chỉnh về liều lượng và tần suất sử dụng thuốc.

Tương tự như phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú không nên sử dụng thuốc paracetamol có hỗ trợ caffeine để giảm đau. Trong trường hợp bệnh nặng nề và bạn phải sử dụng thuốc ở liều cao, bác sĩ có thể yêu cầu bạn ngưng cho bé bú trong thời gian dùng thuốc.

Nếu bạn gặp một số tình trạng sức khỏe chống chỉ định với paracetamol như:

  • Suy gan, thận nặng
  • Người thiếu máu
  • Có tiền sử nghiện rượu
  • Người thiếu hụt G6PD

Bạn không được sử dụng paracetamol với bất cứ trường hợp nào. Hãy chủ động gặp bác sĩ để được chỉ định loại thuốc phù hợp với tình trạng bệnh và cơ địa.

Trước khi sử dụng thuốc, bạn có thể cải thiện bệnh bằng cách bổ sung vitamin, dưỡng chất từ thực phẩm. Luyện tập thể dục để tăng cường sức đề kháng, giảm thiểu các triệu chứng đau đầu, cảm cúm, sốt,… xuất hiện trong thời gian thai kỳ và cho con bú.

Khi các triệu chứng không thể được cải thiện bằng những cách trên, bạn mới nên sử dụng thuốc. Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào trong thời gian này.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên hay phương pháp điều trị thay thế cho chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa!

Tin bài nên đọc

Lá ngải cứu có rất nhiều công dụng trong y tế, có thể điều trị được bệnh gai cột sống.

Chữa gai cột sống bằng ngải cứu có được không?

Ngải cứu có thể giúp cải thiện căn bệnh gai cột sống. Bên cạnh áp dụng các bài thuốc từ ngải cứu, bệnh nhân cũng không nên từ bỏ thuốc...

Giảm đau vai gáy ở dân văn phòng bằng những cách đơn giản

Nếu bạn dành nhiều thời gian làm việc trên văn phòng và ngồi trước máy tính quá lâu, bạn sẽ...

Những điều cần biết về nước chè cho người bệnh gút

Nước chè và bệnh Gout: những điều không phải ai cũng biết

Bệnh gút xảy ra khi lượng axit uric trong cơ thể dư thừa quá nhiều gây tích tụ và lắng...

Vôi hóa dây chằng là bệnh gì?

Vôi hóa dây chằng là một bệnh lý không có khả năng đe dọa đến tính mạng người bệnh. Tuy...

Đau dây thần kinh tọa làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn.

Chia sẻ 3 bài thuốc nam chữa đau dây thần kinh tọa

Theo đông y, nguyên nhân của đau dây thần kinh tọa là do kinh mạch ứ trệ, khí huyết khó...

Phác đồ điều trị bệnh xương khớp chuyên sâu và hoàn chỉnh từ Y học cổ truyền

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc nghiên cứu và hoàn thiện phác đồ điều trị bệnh...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.