Vì sao da hay nổi mẩn ngứa khi gặp gió?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Da bị nổi mẩn ngứa khi gặp gió là biểu hiện của chứng nổi mề đay mãn tính. Đối với trường hợp mề đay cấp tính, bệnh sẽ biến mất sau một thời gian ngắn. Khi bị mề đay mãn tính, người bệnh cần tự chăm sóc sức khỏe, hạn chế tiếp xúc với gió để bệnh không tái phát.

Nổi mẩn ngứa khi ra gió, rất có thể là triệu chứng của mề đay!
Nổi mẩn ngứa khi ra gió, rất có thể là triệu chứng của mề đay!

Vì sao da hay nổi mẩn ngứa khi gặp gió?

Nếu da bị nổi mẩn ngứa khi tiếp xúc với gió (gió tự nhiên, quạt,…) khả năng cao bạn đã bị mắc chứng mề đay.

Nổi mề đay (Hives) là một trường hợp của bệnh da liễu. Bệnh mề đay thuộc chứng viêm dưới da hay dị ứng cơ địa. Bệnh nổi mề đay cơ địa là chứng bệnh mãn tính, sẽ tái phát nhiều lần, không có thuốc điều trị tận gốc. Nguyên nhân gây ra bệnh mề đay thường là do:

  • Dị ứng với thời tiết nóng – lạnh: Gió mang theo hơi nóng trong mùa hè, hoặc gió nồm, lạnh trong mùa đông hoặc giao mùa khiến da bị dị ứng, cơ thể sản sinh các chất histamin gây nổi mẩn ngứa, mề đay.
  • Dị ứng với các tác nhân dị ứng có trong gió: Gió mang theo bụi bẩn, phấn hoa, lông động vật… Các tác nhân này là nguyên nhân gây ngứa da khi gặp gió.

Ngoài mề đay mẩn ngứa khi gặp gió thì căn bệnh này có thể hình thành do một số nguyên nhân sau:

  • Di truyền: Có rất ít trường hợp bị di truyền.
  • Dị ứng với thực phẩm: Tôm, cua, thịt bò, thịt gà, cá biển, thậm chí là các loại hóa chất như xà phòng, nước hoa, thuốc men, mỹ phẩm,… Nếu không tương thích với cơ địa, dễ gặp phải bị ứng và nổi mề đay.
  • Một số trường hợp không thể tìm được nguyên nhân được gọi là mề đay mẩn ngứa vô căn.

Tìm hiểu thêmNhững thực phẩm dễ gây dị ứng bạn nên tránh xa

Dấu hiệu nổi mề đay mẩn ngứa khi gặp gió

Biểu hiện của bệnh mề đay khi gặp gió thường gặp là:

  • Da nổi các nốt sẩn đỏ, phát ban, sưng phù tại nhiều vị trí.
  • Các nốt mề đay mẩn ngứa có xu hướng lan thành từng mảng hoặc từng nốt lớn.
  • Người bệnh cảm giác ngứa rát, khó chịu, châm chích, càng gãi thì sẽ càng ngứa nhiều hơn.
  • Các nốt mề đay có xu hướng cứng khi nhấn vào, không gây đau, không xuất hiện mụn nước hay mụn mủ.
  • Các triệu chứng có thể xuất hiện trong vài giờ và biến mất hoặc kéo dài nhiều giờ, nhiều ngày. Đa số các trường hợp đều dễ tái phát bệnh khi tiếp xúc với gió.

Bệnh mề đay không nguy đe dọa trực tiếp tính mạng nhưng các biến chứng sốc phản vệ, giãn mạch nghẽn thở sẽ rất nguy hiểm nếu không được xử lý đúng cách. Người bệnh cần hạn chế gãi, vì điều này dễ làm tổn thương da, dẫn đến nhiễm trùng da và để lại sẹo thâm, sẹo xấu. Các triệu chứng bệnh ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống, sinh hoạt, chất lượng giấc ngủ và công việc thường ngày.

Cách khắc phục khi bị nổi mề đay mẩn ngứa khi gặp gió

Có nhiều cách giúp người bệnh có thể khắc phục tình trạng ngứa và nổi mẩn ngứa trên da khi gặp gió. Tuy nhiên, người bệnh cần lựa chọn phương pháp phù hợp giúp loại bỏ triệu chứng, duy trì hiệu quả lâu dài, an toàn. Dưới đây là 1 số cách mà người bệnh có thể tham khảo:

1. Bảo vệ cơ thể trước các tác nhân gây mẩn ngứa

Để khắc phục tình trạng tiếp xúc với gió, không khí lạnh thì da nổi mẩn ngứa, mề đay, người bệnh cần hạn chế tiếp xúc với gió và các tác nhân gây bệnh như:

  • Kiêng hoặc hạn chế tiếp xúc với gió nhất là gió lạnh, hạn chế với gió từ điều hòa, quạt mát.
  • Trong trường hợp phải tiếp xúc với gió lạnh ngoài môi trường, người bệnh cần che chắn da, cơ thể kỹ lưỡng nên mặc áo dài tay, áo khoác, đeo khẩu trang…
  • Không nên gãi, kích thích vùng da bị mề đay sẽ khiến tình trạng nặng hơn.
  • Tránh ăn các loại thực phẩm có nguy cơ khiến bệnh nặng hơn như thịt bò, hải sản, cua, tôm,…
  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ khi tiếp xúc với gió ở nơi có bụi bẩn, ô nhiễm, phần hoa…

2. Chữa mẩn ngứa khi gặp gió bằng các mẹo dân gian

Để giảm nhẹ các triệu chứng mẩn ngứa trên da, người bệnh có thể cải thiện bằng một số biện pháp dân gian tại nhà như:

Tắm bằng nước ấm:

Đây là một trong những cách giúp xoa dịu cảm giác ngứa ngáy khó chịu do mề đay mẩn ngứa trên da. Bạn nên tắm với nước ở nhiệt độ vừa phải, tránh gió trong quá trình tắm.

Tắm nước lá khế:

Lá khế có tác dụng sát khuẩn, giảm ngứa, giảm tình trạng nổi mẩn, phát ban da. Đây cũng là loại lá dễ kiếm và cách thực hiện đơn giản:

  • Lấy 1 nắm lá khế, rửa sạch và ngâm qua với nước muối loãng
  • Đun sôi lá khế với nước cho tinh chất lá khế tan ra trong nước
  • Gạn lấy nước để nguội và tắm, phần bã có thể tận dụng để chà nhẹ nhàng lên vùng da nổi mẩn.
  • Thực hiện mỗi ngày 1 lần trong 7-10 ngày.

Chữa mẩn ngứa bằng lá kinh giới:

Cây kinh giới được biết đến với nhiều tác dụng trong điều trị các bệnh về da, nhất là mề đay mẩn ngứa. Cách thực hiện như sau:

  • Lấy 1 nắm lá kinh giới, rửa sạch và ngâm với nước muối loãng.
  • Vò nát lá kinh giới, cho vào tách hãm với nước sôi và uống như uống trà.
  • Dùng lá kinh giới đã rửa sạch, cho lên chảo sao nóng và chờm lên vùng da nổi mẩn.

Lưu ý: Các cách chữa tại nhà chỉ giúp giảm nhẹ tình trạng ngứa da do mề đay, không điều trị dứt điểm được bệnh. Khi tiếp xúc với gió lạnh, gió chứa tác nhân dị ứng bệnh sẽ bùng phát bất cứ lúc nào.

Xem thêm: 13 cây thuốc nam chữa bệnh mề đay hiệu quả, dễ tìm

3. Dùng thuốc Tây chữa mẩn ngứa

Nổi mề đay không có thuốc đặc hiệu mà chỉ có thuốc giúp cải thiện, điều trị tạm thời. Người bệnh có thể sử dụng các nhóm thuốc sau:

Thoa kem trị ngứa ngoài da: Các loại kem bôi có tác dụng làm dịu da, dịu cơn ngứa, kháng khuẩn được bác sĩ chỉ định dùng ngoài da để giảm nhanh các triệu chứng ngứa da, nổi mẩn. Các nhóm thuốc bôi chứa menthol, zinc oxide được cân nhắc chỉ định.

Dùng thuốc chống dị ứng: Các nhóm thuốc giúp ổn định cơ địa, chống dị ứng được chỉ định để kiểm soát triệu chứng bệnh và ngăn ngừa các biến chứng do mề đay.

Dùng thuốc kháng histamin: Nhóm thuốc kháng histamin phù hợp trong trường hợp mề đay mẩn ngứa khi gặp gió. Nhóm thuốc này ức chế quá trình sản sinh histamin trong cơ thể và giảm các triệu chứng bệnh.

Người bệnh mề đay có thể uống tạm một số loại thuốc giảm ngứa, kháng viêm,... để cải thiện tình trạng mẩn ngứa.
Người bệnh mề đay có thể sử dụng thuốc giảm ngứa, kháng viêm để cải thiện triệu chứng

Làm gì để phòng tránh bệnh mề đay, mẩn ngứa?

Ai cũng có thể mắc chứng mề đay cấp tính khi cơ thể bị dị ứng. Mề đay không gây nguy hiểm đến tính mạng, tuy nhiên cơn ngứa sẽ khiến người bệnh cảm thấy khó chịu. Tất cả mọi người có thể phòng ngừa mề đay và phòng ngừa tái phát mề đay bằng những cách sau:

  • Ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu. Điều này giúp cơ thể khỏe mạnh, sức đề kháng tốt, chống lại bệnh.
  • Từ bỏ các thói quen xấu trong cuộc sống như tiêu thụ rượu bia, sinh hoạt nghỉ ngơi, ngủ nghê và ăn uống thất thường.
  • Duy trì tập luyện thể dục thể thao đúng cách, khoa học để rèn luyện sức khỏe.
  • Sử dụng các loại mỹ phẩm, dầu gội, nước hoa,… an toàn cho da.
  • Tránh tiếp xúc với các tác nhân có khả năng gây bệnh như nắng, gió, phấn hoa, hóa chất. Cần phải có khẩu trang, găng tay, áo khoác khi lao động, làm việc trong môi trường có nguy cơ phát bệnh mề đay.
  • Đến gặp bác sĩ khi bệnh mề đay gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của bạn.

Trên đây là những thông tin cần biết về tình trạng da nổi mẩn ngứa khi gặp gió và cách điều trị hiệu quả. Mong rằng bài viết sẽ hữu ích với bạn đọc trong việc lựa chọn các điều trị hợp lý nhất.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính tham khảo. Chúng tôi không đưa ra phương pháp điều trị, lời khuyên,… thay cho bác sĩ chuyên khoa hoặc chuyên viên y tế.

Bị viêm da cơ địa ở vùng kín - Đặc điểm và cách trị

Bị viêm da cơ địa ở vùng kín – Đặc điểm và cách trị

Viêm da cơ địa ở vùng kín gây ra nhiều khó khăn cho người bệnh trong đời sống và ảnh...

Hướng Dẫn Chữa Vảy Nến Bằng Lá Khế Tại Nhà Đúng Cách

Thay vì sử dụng các loại thuốc Tây y, các đối tượng bị vảy nến có thể áp dụng một...

Cách chữa vảy nến bằng thuốc đông y theo 9 thể bệnh

Khác với Tây y, Đông y chia bệnh lý theo từng thể và áp dụng các phương pháp luận trị...

Dị ứng da mặt: Triệu chứng, nguyên nhân và cách chữa trị

Phản ứng dị ứng da mặt có thể làm cho da nổi ửng đỏ, môi sưng và chảy nước mắt....

Hiện Tượng Ngứa Châm Chích Dưới Da Cảnh Báo Bệnh Lý Gì?

Ngứa châm chích dưới da là tình trạng ngứa mà không có thấy biểu hiện phát ban, nổi mề đay,...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *