Bài thuốc từ lá ngải cứu chữa bệnh trĩ ít ai biết

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Các triệu chứng sưng, viêm, đau rát khu vực hậu môn do trĩ có thể được cải thiện nhờ vào bài thuốc chữa bệnh trĩ bằng ngải cứu. Điều này có được là do dược liệu có chứa nhiều chất có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn, cầm máu.

Bệnh trĩ (hay bệnh lòi do,) là hiện tượng các tĩnh mạch cạnh trực tràng – hậu môn bị giãn, phình quá mức. Mang thai, ngồi quá lâu, táo bón kéo dài… là một trong những nguyên nhân chính gây nên tình trạng trên. Mặc dù không quá nguy hiểm và có thể chữa trị khỏi, song triệu chứng bệnh có thể khiến cho nhiều người cảm thấy đau đớn khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc hằng ngày. Để khắc phục, bạn có thể áp dụng mẹo trị bệnh tự nhiên bằng lá ngải cứu. Thông tin trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách thực hiện, tính an toàn và độ hiệu nghiệm.

chữa bệnh trĩ bằng ngải cứu
Các triệu chứng sưng, viêm, đau rát khu vực hậu môn do trĩ có thể được cải thiện nhờ vào bài thuốc chữa bệnh trĩ bằng lá ngải cứu.

Tác dụng chữa bệnh trĩ của vị thuốc ngải cứu

Ngải cứu (tên khoa học Artemisia vulgaris) còn được gọi là ngải diệp, thuốc cứu, cỏ linh li… là một trong những vị thuốc trị bệnh được dùng vô cùng rộng rãi trong nhân dân, trong đó có bệnh trĩ.

Theo nghiên cứu y học hiện đại, trong thành phần của ngải cứu có chứa hoạt chất chống viêm absinthin và anabsinthine – đây cũng chính là chất tạo nên vị đắng cho cây.  Hoạt chất này có tác dụng giảm thiểu tối đa cảm giác đau đớn, khó chịu do bệnh trĩ.

Bên cạnh đó, cây ngải cứu còn có tính sát trùng nhẹ, thường được dùng để sát khuẩn vết thương, vết bầm, vết cắt tại chỗ, đẩy nhanh quá trình phục hồi và ngăn ngừa nhiễm trùng trong tương lai.

Với những bệnh nhân bị trĩ kèm theo biểu hiện chảy máu, dược liệu có khả năng cầm máu, làm co búi trĩ, hạn chế sự phát triển của chúng.

Với các đặc tính trên, dân gian dùng nguyên liệu trên để khắc phục triệu chứng của bệnh trĩ. Tuy nhiên, không nên quá phụ thuốc vì điều này có thể khiến cho bệnh chuyển biến theo chiều hướng tiêu cực. Bạn nên chủ động phối hợp cách chữa bệnh từ dược liệu trên với các giải pháp chuyên sâu để kiểm soát và trị dứt điểm bệnh.

Hướng dẫn cách dùng ngải cứu chữa bệnh trĩ

Tham khảo bài thuốc chữa bệnh trĩ bằng ngải cứu sau đây:

ngải cứu chữa bệnh trĩ
Cách dùng ngải cứu trị bệnh trĩ tương đối đơn giản, dễ thực hiện.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

(mỗi thứ chừng một nắm tay).

Thực hiện:

  • Đem tất cả các nguyên liệu trên đi rửa sạch, thái nhỏ rồi cho vào trong nồi nước sôi (khoảng 800ml). Đậy kín nắp nồi, đun nhỏ lửa trong 10 phút thì tắt bếp.
  • Đổ nước ra chậu nhỏ, tiến hành xông hơi hậu môn khoảng 15 – 20 phút. Khi nước đã nguội, có thể đặt hậu môn vào trong nước.
  • Thực hiện từ 1 – 2 lần mỗi ngày, đều đặn trong 7 – 20 ngày.

Một số lưu ý khi điều trị bệnh trĩ bằng ngải cứu

Trong quá trình áp dụng mẹo trị bệnh trên, bạn cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Không dùng phần bã thuốc chà mạnh lên hậu môn để tránh xây xát, tổn thương, viêm nhiễm nặng hơn.
  • Tác dụng của mẹo trị bệnh tự nhiên nói riêng và các bài thuốc dân gian nói chung cần nhiều thời gian để phát huy. Vi thế, bạn cần thực hiện kiên trì, tránh ngắt quảng giữa chừng để thu được kết quả tối ưu.
  • Bài thuốc xông nên được thực hiện vào buổi tối – trước khi đi ngủ để các hoạt chất có thể thẩm thấu sâu nhất, đồng thời giảm đau, giúp ngon giấc hơn.
  • Bài thuốc chỉ có tác dụng bổ trợ, cải thiện triệu chứng. Không nên ngưng dùng thuốc điều trị khác khi áp dụng mẹo trên.
  • Bên cạnh việc áp dụng mẹo trên, người bệnh cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng và sinh hạt hằng ngày. Trong khẩu phần ăn nên thêm nhiều rau xanh, hoa quả, trái cây tươi; uống nhiều nước, hạn chế đồ ăn cay nóng, rượu bia, thịt chó… Ngoài ra, bạn cũng cần hạn chế ngồi làm việc quá lâu, mang vác nặng…
  • Nếu phát sinh các triệu chứng nghiêm trọng như chảy mủ, dịch vàng, lòi búi trĩ, cần ngưng áp dụng và đến ngay cơ sở y tế để tìm cách xử lý phù hợp.

Thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra bất kỳ lời khuyên, chẩn đoán và phương pháp điều trị thay thế chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Có thể bạn quan tâm

Trĩ nội độ 4 : Đặc điểm và cách chữa trị phù hợp

Trĩ nội độ 4 là giai đoạn nặng nề nhất của bệnh. Nếu không can thiệp điều trị kịp thời,...

Người bệnh trĩ nên ăn một số loại trái cây như táo, lê, chuối,... để cải thiện tình trạng bệnh.

Top 5 loại trái cây tốt cho người bị bệnh trĩ nên ăn

Bệnh trĩ có thể được cải thiện qua đường ăn uống. Một số loại trái cây tốt cho người bệnh...

Thuốc Nhét Trĩ Hiệu Quả Không? Loại Nào Tốt Và Cách Dùng

Thuốc nhét trĩ là một trong những giải pháp cải thiện bệnh trĩ được bác sĩ chỉ định. Tuy nhiên, thuốc...

Vì thế, không thể khẳng định mọi đối tượng sử dụng thuốc mỡ sinh cơ đều đạt được kết quả như mong đợi.

5 Thuốc, Kem Bôi Trĩ Của Nhật Được Đánh Giá Tốt Nhất

Thuốc bôi trĩ của Nhật là một trong những sản phẩm được ưa chuộng khá nhiều hiện nay. Sau một...

Thắt búi trĩ bằng vòng cao su có tốt không? Điều cần biết

Trĩ là bệnh phổ biến trong cuộc sống hiện đại, xuất hiện khi tĩnh mạch tại khu vực hậu môn...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *