Vì sao mật gấu lại có công dụng chữa bệnh trĩ ?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Trong dân gian, có lẽ quá quen thuộc với các bài thuốc và phương pháp Đông y để chữa bệnh trĩ như lá trầu không, tỏi, đu đủ, rau diếp cá,… nhưng không hẳn ai cũng nghĩ đến việc sử dụng mật gấu để chữa bệnh trĩ. Đa số người bệnh còn nghi ngờ công dụng của nguyên liệu này. Vậy, sử dụng mật gấu để chữa bệnh trĩ có thực sự đúng. Bạn đọc hãy theo dõi bài viết dưới đây để biết câu trả lời.

mật gấu chữa bệnh trĩ
Bệnh trĩ đừng xem nhẹ, cần phát hiện và điều trị triệt để

Công dụng chữa bệnh trĩ của mật gấu

Mật gấu hay còn được là Hùng đởm, Hoàng đởm với danh pháp khoa học là Felursi, là một loại mật được lấy từ gấu ngựa, qua khâu bào chế để làm dược phẩm. Dược phẩm này khi nguyên chất có màu xanh đen hoặc nâu cánh gián, mùi thơm nhưng hơi tanh. Trong dược phẩm này chứa chất Acid Ursodesoxycholic (chất này chỉ có ở mật gấu) cùng với một số thành phần hoá học khác như: sắc tố mật Bilirubin, muối mật, Cholesterol, Acid Cholic.

Mật gấu được dân gian sử dụng khá nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh, điển hình bệnh trĩ. Với một số thành phần chỉ có trong dược liệu này, mật gấu được bào chế thành vị thuốc quý trong các loại thuốc điều trị bệnh trĩ, có tác dụng giảm đau rát, kháng khuẩn, tiêu viêm, tiêu búi trĩ, cải thiện các triệu chứng của bệnh.

Trong Đông y, mật gấu có vị đắng, tính hàn, không độc, được quy vào kinh Tâm, Vị và Can. Ngoài công dụng chữa bệnh trĩ, mật gấu được sử dụng để chữa một số bệnh lý về mắt, bệnh thần kinh, bệnh tiêu hóa, bệnh tai mũi họng,… Bên cạnh đó, mật gấu cũng được giới dược lý hiện đại nghiên cứu và đưa kết luận công dụng của dược liệu này: bảo vệ gan, lợi mật, chữa viêm xơ gan, chống xơ cứng động mạch, hạ cholesterol trong máu, giảm co thắt cơ trơn, giảm đau, tiêu viêm, hồi phục sức khỏe hậu sản, chữa kinh nguyệt không ổn định, tăng cường hấp thụ vitamin nhóm B,…

Hướng dẫn sử dụng mật gấu để chữa bệnh trĩ

  • Vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn bằng nước ấm hoặc nước muỗi pha loãng để loại bỏ các vi khuẩn gây hại xung quanh vùng này.
  • Sử dụng khăn bông mềm, thấm nước để lau ráo nước.
  • Dùng một lượng mật gấu vừa đủ pha cùng với một ít nước lọc, khuấy đều tay để mật gấu tan hết.
  • Sử dụng một tăm bông sạch chấm lấy một ít hỗn hợp rồi thoa nhẹ nhàng lên vị trí búi trĩ, thoa đến khi hết hỗn hợp thì thôi.
  • Thực hiện mỗi ngày trước khi đi ngủ (buổi tối).
  • Kiên trì điều trị trong khoảng 5 – 7 ngày hoặc đến khi bệnh tình thuyên giảm và đỡ hẳn.

Ngoài việc điều trị bằng mật gấu, người bệnh kết hợp với chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý, cân bằng giữa công việc và việc điều trị bệnh. Đây cũng được xem là phương pháp điều trị bệnh trĩ hữu ích, nhưng khá nhiều bệnh nhân bỏ qua.

  • Bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất xơ, rau xanh, củ quả tươi trong mỗi bữa ăn hằng ngày.
  • Uống đủ nước, có thể bổ sung bằng nước loại nước ép, vừa có công dụng giải khát, vừa giúp kích thích đường ruột, tránh táo bón, tiêu chảy (có thể là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ).
  • Không nên đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu, đôi khi cần vận động cơ thể, tránh gây áp lực cho các tĩnh mạch hậu môn và búi trĩ.
  • Không được nhịn đại tiện, tốt nhất nên tập thói quen đi đại tiện theo giờ và khoa học.
  • Tránh căng thẳng, lo lắng, đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho bệnh tình trở nên nặng.
mật gấu chữa bệnh trĩ
Thực hư về việc sử dụng mật gấu chữa bệnh trĩ của ông bà ta

Một số lưu ý khi sử dụng mật gấu để chữa bệnh trĩ

Sử dụng mật gấu để chữa bệnh trĩ không phải là phương pháp điều trị dứt điểm, đây chỉ là biện pháp hỗ trợ những trường hợp ban đầu phát hiện bệnh hoặc bệnh trĩ ở mức độ nhẹ. Và chi phí để mua mật gấu khá đắt đỏ, một số bệnh nhân sẽ gặp khó khăn để xoay xở tài chính. Chính vì vậy, người bệnh cần thận trọng khi quyết định điều trị trĩ bằng mật gấu. Trên thị trường hiện nay, khá nhiều người bệnh không thể phân biệt được mật gấu thật và mật gấu giả, không những điều trị không hiệu quả mà còn “tiền mất tật mang”.

Bên cạnh việc điều trị bệnh trĩ bằng mật gấu, người bệnh nên gặp bác sĩ để được thăm khám và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Bệnh trĩ không hẳn là bệnh lý đe dọa tính mạng con người nhưng các triệu chứng của trĩ có thể khiến người bệnh cảm thấy khó chịu và mệt mỏi. Do đó, người bệnh cần phát hiện và điều trị kịp thời, tránh các biến chứng không mong muốn ở vùng hậu môn trực tràng.

Bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin về công dụng của mật gấu không việc điều trị bệnh trĩ. Tuy nhiên, thông tin bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế lời khuyên của bác sĩ. Người bệnh cần sáng suốt trong việc lựa chọn các phương pháp điều trị phù hợp với bệnh lý và khả năng chi phí của bản thân.

Hy vọng bài biết sẽ giúp ích được cho bạn đọc!

ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Click xem thêm

Bi quyết chữa bệnh trĩ từ bài thuốc của người H'mông đã đem đến hiệu quả khỏi bệnh gấp 3 - 4 lần so với các phương pháp thông thường khi người bệnh tìm đến điều trị tại Trung tâm Thuốc dân tộc. Giải pháp được đánh giá cao và phản hồi rất tốt
Tìm hiểu các cấp độ của bệnh trĩ và cách phòng bệnh

Các cấp độ của bệnh trĩ có thể bạn chưa biết

Bệnh trĩ được chia thành nhiều dạng khác nhau, trong đó trĩ nội và trĩ ngoại là 2 dạng chính....

Chữa bệnh trĩ bằng khoai lang như thế nào hiệu quả ?

Chữa bệnh trĩ bằng khoai lang là cách điều trị được lưu truyền rộng rãi trong dân gian. Cách chữa...

Chữa bệnh trĩ bằng đu đủ nên dùng lá hay quả xanh tốt hơn?

Từ giờ, bệnh trĩ sẽ không còn cơ hội làm bạn khó chịu, đau vùng hậu môn khi bạn biết...

Bản Díu hoang sơ nằm sát dưới chân những ngọn núi

Gian truân trong hành trình đi tìm “thần y núi rừng” để xin công thức bí truyền chữa bệnh trĩ (Kỳ 2)

Hành trình đi tìm bài thuốc bí truyền đặc trị trĩ của người H'Mông chứa đựng nhiều gian khổ, khó...

Chè xanh cũng có công dụng chữa bệnh trĩ

Chữa bệnh trĩ bằng lá chè xanh là một trong những cách chữa dân gian được nhiều người bệnh áp...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.