Bệnh nhân bị gout cấp và mãn tính lâu năm phải đối mặt với tình trạng đau nhức, sưng tấy các khớp chữa nhiều cách không khỏi nên xem ngay phác đồ hoàn chỉnh từ Y học cổ truyền này.

Bệnh gút có ăn được đậu phụ? (loại thường, non, chiên…)

Đậu phụ là thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng cho thể. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể sử dụng loại thực phẩm này, đặc biệt là người bị gút. Và vấn đề đang được đặt ra là người bệnh gút có ăn đậu phụ được không, ăn loại nào và ăn bao nhiêu là đủ? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc giải mã ẩn số này.

bị gút ăn đậu phụ được không?
Rất nhiều người đang quan tâm đến vấn đề bị gút có ăn đậu phụ được không

Người bị bệnh gút có ăn đậu phụ được không? – Giải đáp

Đậu phụ là thực phẩm không quá xa lạ trong bữa ăn của mỗi gia đình. Nguyên liệu chính để làm ra đậu hũ là hạt đậu nành giàu chất dinh dưỡng và protein. Trong một số bài nghiên cứu gần đây cho biết, trùng bình 100 gram đậu phụ có chứa tới 76kcal, 35% canxi và 42% là sắt. Ngoài ra, đậu phụ còn chứa nhiều chất béo bão hòa thấp, vitamin D, omega – 3 và các dưỡng chất khác rất tốt cho sức khỏe người. Đặc biệt là trong việc cải thiện và phòng ngừa bệnh tim mạch, đái tháo đường,…

Đó chỉ là cách nhìn theo hướng chủ quan. Trên thực tế, không phải mọi đối tượng đều có thể sử dụng đậu phụ hoặc các thực phẩm chế biến từ đậu phụ. Đặc biệt là các đối tượng bị gút đang trong quá trình kiêng cữ và điều trị bệnh lý. Vấn đề đang được đặt ra và có câu trả lời chính xác là “Bị bệnh gút có được ăn đậu phụ không?”.

bị gút ăn đậu phụ được không?
Chuyên gia nói gì khi người bệnh gút ăn đậu phụ hoặc các món ăn chế biến từ đậu phụ

Về câu hỏi này, hiện nay vẫn còn tồi tại hai quan điểm trái ngược nhau. Dựa vào hai quan niệm đó để đưa ra câu trả lời chính xác nhất.

Quan điểm 1: Đậu hũ không tốt cho sức khỏe người bị gút

Nhóm chuyên gia có quan điểm đậu hũ không tốt cho sức khỏe người bị gout cho biết, đậu phụ có chứa nhiều chất đạm, nhân purin. Khi cơ thể hấp thụ các dưỡng chất có trong đậu phụ sẽ bị chuyển hóa và làm tăng lượng axit uric có trong máu – nguyên nhân gây nên bệnh gút. Vì lượng axit uric dư thừa nên bị lắng đọng tại các khớp, từ đó làm gia tăng cơn đau nhức, sưng tấy.

Quan điểm 2: Người bị gút có thể ăn đậu phụ

Một số chuyên gia khác nghiên cứu sâu hơn về việc tìm hiểu nguồn gốc và thành phần của đậu phụ. Cụ thể hơn:

  • Về nguồn gốc: Đậu phụ được làm từ các hạt đậu nành có nguồn gốc từ thiên nhiên. Và đây cũng chính là thực phẩm mang lại khá nhiều lợi ích cho sức khỏe người:
  • Về thành phần: Vì làm từ đậu nành nên đậu phụ cũng chứa các dưỡng chất tương tự như đậu nành. Dù hàm lượng protein trong đậu phụ chứa khá cao nhưng là protein thực vật, không làm tăng lượng axit uric có trong máu cũng như không làm ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh gút nếu có chế độ ăn uống đúng cách.

Theo một công trình nghiên cứu được thực hiện bởi Đại học Quốc gia Singapore cho biết, khi tiến hành thực hiện trên 63000 người Singapore ở độ tuổi trên 40 cho thấy việc họ sử dụng đậu phụ không làm ảnh hưởng quá nhiều đến lượng axit uric có trong máu. Một số đối tượng mắc bệnh gút thì không gặp vấn đề gì khi ăn đậu phụ. Từ đó, họ đưa ra kết luận chính xác về mối liên quan giữa người bệnh gút và đậu hũ.

Dựa trên những sự lý giải của hai quan điểm vừa nêu trên có thể đưa ra câu trả lời chính xác là người bệnh gút vẫn có thể ăn đậu phụ trong bữa ăn hằng ngày nhưng chỉ ăn với liều lượng vừa đủ và chế biến đúng cách để không làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh gút. Bởi hàm lượng Purin có trong đậu phụ thuộc nhóm thấp và không làm tăng nồng độ axit uric có trong máu.

bị gút ăn đậu phụ được không?
Đậu phụ là thực phẩm có hàm lượng Purin thấp và tốt chế độ kiêng cữ của người bệnh gút nhưng chỉ được sử dụng với liều lượng vừa đủ

Cách ăn đậu phụ đúng cách cho người bị bệnh gút

Đậu phụ là thực phẩm dễ chế biến và dễ sử dụng, phù hợp với mọi đối tượng. Tuy nhiên, đối với các đối tượng bị bệnh gút cần lưu ý đến một số vấn đề trong việc ăn các món ăn từ đậu phụ. Dưới đây là một số lời khuyên từ chuyên gia dành cho bạn:

+ Bị gút ăn được loại đậu phụ nào (loại thường, non, chiên,…)?

Hiện nay có khá nhiều đậu hũ khác nhau như: đậu hũ trắng, đậu hũ non, đậu hũ chiên, đậu hũ trứng,… Mỗi loại đều có chung nguyên liệu tạo thành nhưng mang lại mùi vị khác nhau.

Đối với người bệnh gout, nên sử dụng các món ăn từ đậu phụ được chế biến thanh đạm và không nên sử dụng dầu rán hoặc nước. Bởi lượng dầu mỡ nạp vào cơ thể từ đậu hũ chiên có thể gây hại cho sức khỏe. Chính vì vậy, các chuyên gia y tế chỉ khuyến khích người bệnh gút sử dụng đậu hũ trắng, đậu hũ non hoặc các loại đậu không đen chiên giòn.

bị gút nên ăn loại đậu hũ nào?
Đậu hũ chiên không được các chuyên gia khuyên dùng cho các đối tượng bị bệnh gút

+ Bị gút nên ăn bao nhiêu đậu phụ là đủ?

Không phải sử dụng nhiều là tốt cho sức khỏe, đặc biệt là các đối tượng bị bệnh gút. Việc sử dụng quá mức không ảnh dư thừa mà còn có khả năng hàm ảnh hưởng đến hệ đường ruột, khiến thận hư, thận yếu và gây chướng bụng.

Các chuyên gia dinh dưỡng chỉ khuyến khích người bị gút có thể sử dụng đậu phụ chế biến thành nhiều món ăn trong thực đơn hằng ngày, nhưng không nên ăn quá 200 gram mỗi ngày.

+ Phối hợp đậu phụ cùng với nhiều thực phẩm khác

Để tăng khẩu vị và tránh sự nhàm chán, bạn có thể kết hợp đậu phụ cùng với một số loại rau xanh trong một số món xào, canh, soup,… Và không được kết hợp đậu phụ cùng với các loại ngũ cốc hoặc các loại thực phẩm không tốt cho người bị bệnh gút.

Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng đậu phụ để bào chế thành sữa để uống thay thế cho các loại sữa có chứa chất béo. Bằng cách xay nhuyễn đậu phụ cùng với một ít nước và thêm vài muỗng đường để tăng độ ngọt (mức độ ngọt có thể tự điều chỉnh theo sử thích của cá nhân nhưng không được quá ngọt, vì không tốt cho sức khỏe người bị gút).

Một lưu ý khác, khi pha sữa, bạn nên pha loãng để cơ thể dễ hấp phụ cũng như trung hòa nồng độ axit uric có trong máu. Và người bệnh gút có thể sử dụng sữa đậu nành được chế từ đậu phụ mỗi ngày 1 – 2 cốc nhỏ để tăng sức đề kháng và cải thiện đường ruột.

người bị gút nên ăn đậu phụ như thế nào?
Người bị bệnh gút có thể sử dụng đậu phụ để bào chế thành sữa loãng để sử dụng

Tóm lại, người bệnh không nhất thiết kiêng cữ đậu phụ và cũng không được sử dụng quá nhiều. Tốt nhất chỉ nên sử dụng theo lời khuyên của chuyên gia. Ngoài ra, người bị gút cũng cần chú trọng đến chế độ ăn uống cũng như nghỉ ngơi hợp lý. Đồng thời, tiến hành thăm khám tại các cơ sở khám chữa bệnh gút uy tín để biết chính xác mức độ bệnh gút đang mắc phải cũng như có những phương pháp điều trị phù hợp.

Những thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Thuocdantoc.vn không đưa các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Bạn đọc có thể tham khảo thêm:

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Xây dựng thực đơn tốt cho người bị axit uric cao

Gợi ý thực đơn tốt cho người bị Axit Uric cao

Axit uric có thể là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm như viêm khớp, tim mạch, huyết...

Bệnh Gout: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị

Bệnh Gout là một dạng viêm khớp phổ biến, được đặc trưng bởi những cơn đau, sưng đột ngột ở...

Những điều cần biết về nước chè cho người bệnh gút

Nước chè và bệnh Gout: những điều không phải ai cũng biết

Bệnh gút xảy ra khi lượng axit uric trong cơ thể dư thừa quá nhiều gây tích tụ và lắng...

Bị bệnh gout ăn được thịt gì và lưu ý khi chế biến

Thịt là một trong những thực phẩm tươi ngon, chứa nhiều giá trị dinh dưỡng cần thiết cho mọi đối...

Bệnh gút có ăn được thịt đỏ không? (bò, heo, dê, ngựa…)

Thịt đỏ là một loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, nhưng đối với...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.