Bệnh u tuyến yên

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI BÁC SĨ DOÃN HỒNG PHƯƠNG – Khoa Thần kinhGiám đốc Chuyên môn Trung tâm Đông Phương Y Pháp – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

U tuyến yên thông thường là các khối u lành tính, có thể điều trị. Tuy nhiên một số trường hợp bệnh nhân không phát hiện u tuyến yên bị suy giảm hormone ngày càng nặng, ảnh hưởng đến sức khỏe và dễ kéo theo nhiều biến chứng nguy hại.

Tổng quan

U tuyến yên là dạng u hình thành ở tuyến yên. Ai cũng có khả năng gặp phải hiện tượng này. Những tế bào bất thường tích tụ dần hình thành một khối ở tuyến yên. Như bạn cũng biết, tuyến yên là một tuyến có kích thước nhỏ, hình dáng như hạt đậu nằm ở vị trí đáy não, vùng sau mũi, giữa tai.

Tông quan
Khối u bất thường xuất hiện trong tuyến yên ảnh hưởng quá trình sản xuất hormone cho cơ thể

Tuyến yên đảm nhận vai trò quan trọng đối với cơ thể đó là sản sinh ra hormone. Những hormone này lại rất cần thiết đối với nhiều tuyến khác trên cơ thể, tham gia vào quá trình thực hiện các chức năng của nhiều cơ quan. Khi khối u xuất hiện ở tuyến yên, người bệnh sẽ gặp phải một số vấn đề về sức khỏe.

Mặc dù đa số các trường hợp chẩn đoán u tuyến yên là u lành tính, tuy nhiên bệnh nhân không nên chủ quan. Bởi, khi khối u bất thường xuất hiện ở tuyến yên có thể làm cản trở hoạt động sản sinh hormone cho cơ thể, từ đó gây ra nhiều hệ lụy khác.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Nguyên nhân gây u tuyến yên đến nay vẫn chưa có kết luận chính xác. Nhiều nhận định cho thấy u tuyến yên có liên quan đến yếu tố di truyền. Những đối tượng có bố, mẹ mắc bệnh có nguy cơ tiềm ẩn mắc phải chứng bệnh này.

Bất kỳ đối tượng nào cũng có thể mắc u tuyến yên, không phân biệt độ tuổi, giới tính. Trong đó nhóm người nguy cơ cao là người có huyết thống với bệnh nhân mắc bệnh trước đó. Ngoài ra còn nhiều trường hợp u tuyến yên do các rối loạn nội tiết và nhiều vấn đề liên quan khác.

Triệu chứng và chẩn đoán

Triệu chứng

Không phải trường hợp nào mắc u tuyến yên đều có biểu hiện nhận biết như các bệnh lý khác. Một số người bệnh không có bất kỳ dấu hiệu lạ nào, chỉ đến khi thăm khám tổng quát mới phát hiện khối u lạ ở tuyến yên.

Mỗi trường hợp sẽ bùng phát những triệu chứng nặng, nhẹ khác nhau, phụ thuộc vào vị trí khối u xuất hiện, kích thước và tính chất của khối u. Các triệu chứng u tuyến yên thường gặp kể đến như:

  • Rối loạn nội tiết: Đây là một trong những triệu chứng điển hình của người bị u tuyến yên, trong đó đặc biệt là phái nữ. Bởi tuyến yên là nơi sản sinh ra hormone cho cơ thể, khi gặp vấn đề lượng hormone giảm, ảnh hưởng đến hoạt động của nhiều cơ quan. Phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt, vô kinh, mất kinh,... và nhiều vấn đề khác. Trong khi đó nam giới bị u tuyến yên cũng bị rối loạn nội tiết dẫn đến giảm ham muốn, rối loạn cương dương, tinh trùng giảm số lượng,...
  • Tăng trưởng GH: Ảnh hưởng của u tuyến yên khiến nội tiết trong cơ thể người bệnh thay đổi. Ngoài tác động đến cơ quan sinh dục, người bệnh còn có khả năng bị to đầu chi, mặt to, trán rộng, dô, cằm rộng,... và các bất thường khác trên cơ thể. Có thể nhận biết được sự bất thường trên gương mặt của những bệnh nhân bị u tuyến yên.
  • Tăng tiết ACTH: Người bệnh có dấu hiệu tăng cân quá mức, xuất hiện các vết rạn ở khu vực da bụng, da tay, chân, bụng to trong khi tay và chân nhỏ.
  • Suy giảm hoạt động tuyến yên: Khối u tuyến yên mặc dù là dạng lành tính tuy nhiên chúng vẫn gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe. Người bị suy tuyến yên do hoạt động sản sinh hormone giảm có thể cảm nhận nhiều biểu hiện bất thường của cơ thể như bất lực, vô sinh, mệt mỏi, da khô, chậm phát triển,... Triệu chứng càng nặng hơn khi xảy ra hiện tượng chảy máu khối u. Bệnh nhân sẽ bị đau dữ dội, đây là trường hợp nguy hiểm cần được cấp cứu, xử lý kịp thời.
  • Rối loạn thị giác: Người mắc bệnh khối u tuyến yên sẽ có biểu hiện lạ ở thị giác. Đặc biệt khi khối u tăng kích thước ảnh hưởng lên tầm nhìn khiến người bệnh nhìn mờ, bán manh.
  • Tăng áp lực bên trong sọ: Đau đầu, buồn nôn, thay đổi huyết áp bất thường, thở nông,... thậm chí nguy hiểm hơn khi bệnh nhân u tuyến yên bị hôn mê.

Ngay khi nhận thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường, tốt hơn hết bạn nên đến bệnh viện thăm khám sớm để ngăn chặn nhiều rủi ro ảnh hưởng sức khỏe.

Triệu chứng và chẩn đoán
Bác sĩ chỉ định phương pháp chẩn đoán u tuyến yên và xây dựng phác đồ điều trị

Chẩn đoán

Bác sĩ tiến hành thăm hỏi triệu chứng và chỉ định các phương pháp xét nghiệm chẩn đoán u tuyến yên cho bệnh nhân như:

  • MRI sọ não: Nếu khối u tuyến yên lớn khả năng bắt thuốc cản từ mạnh, cấu trúc tuyến yên bị khối u phá hủy hết. U tuyến yên nhỏ được phát hiện thông qua phim chụp, biểu thị là các sang thương tại tuyến yên.
  • Xét nghiệm nội tiết: Đo lường các chỉ số cơ thể bệnh nhân, hàm lượng prolactin, GH, adrenocorticotropin,...
  • Khám mắt: Kiểm tra thị lực của người bệnh, chụp hình đáy mắt và các thủ thuật cần thiết khác.

Sau khi thu thập được các dấu hiệu, xác định tình trạng u tuyến yên, bác sĩ sẽ hướng dẫn cách điều trị phù hợp cho bệnh nhân. Mặc dù đa số các trường hợp đều là u lành tính, tuy nhiên bệnh nhân vẫn cần điều trị, loại bỏ để giảm thiểu rủi ro biến chứng.

Biến chứng và tiên lượng

U tuyến yên có thể là khối u lành tính nhưng cũng có thể là u ác tính. Trường hợp bệnh nhân chủ quan không kiểm tra, điều trị sớm có thể gặp phải các vấn đề nguy hại khi khối u lớn dần. Các chức năng của nhiều cơ quan trên cơ thể bị giảm sút khi thiếu hụt hormone do tuyến yên tạo ra.

Những ảnh hưởng khối u tuyến yên gây ra cho cơ thể người bệnh kể đến như:

  • Chèn ép các mô xung quanh dẫn đến đau nhức đầu, suy giảm thị lực.
  • Cơ thể thừa cân, nặng nề, suy nhược, thường xuyên có cảm giác buồn nôn, hay thấy ớn lạnh.
  • Chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới thay đổi, giảm ham muốn, tăng rủi ro vô sinh, hiếm muộn.
  • Nam giới bị u tuyến yên cũng gặp phải nhiều vấn đề về sinh lý do thiếu hụt hormone sinh dục, giảm chất lượng và số lượng tinh trùng.
  • Gây nhiều ảnh hưởng đối với huyết áp, nhịp tim, xương khớp và nhiều vấn đề sức khỏe khác.

Bệnh nhân nên chủ động đến gặp bác sĩ khi phát hiện cơ thể có những biểu hiện được đề cập bên trên. Ngoài ra, định kỳ hàng năm nên khám sức khỏe tổng quát để phát hiện sớm các khối u bất thường trên cơ thể. Kịp thời điều trị khi những khối u có kích thước nhỏ sẽ dễ dàng hơn, tăng khả năng kéo dài tiên lượng sống cho người bệnh.

Điều trị

Mỗi trường hợp sẽ được chỉ định phác đồ điều trị phù hợp. Bệnh nhân nên tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để sớm loại bỏ được khối u tuyến yên. Dưới đây là các phương pháp thường được chỉ định:

Điều trị u tuyến yên
Mỗi trường hợp được chỉ định phương pháp điều trị u tuyến yên phù hợp

Sử dụng thuốc

Thuốc được chỉ định cho bệnh nhân bị u tuyến yên. Tác dụng chính hỗ trợ người bệnh cải thiện các triệu chứng, ngăn chặn những rủi ro không đáng có. Các loại thuốc kể đến như:

  • Thuốc bổ sung prolactin
  • Thuốc tăng tiết hormone tăng trưởng, bổ sung somatostatin
  • Thuốc giảm kích thước khối u, giảm tiết hormone tăng trưởng

Thuốc có tác dụng lên cơ thể người bệnh khác nhau, tùy thuộc vào cơ địa và nhiều yếu tố liên quan khác. Bệnh nhân cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, không tùy tiện dùng thuốc nhằm ngăn chặn rủi ro gặp tác dụng phụ, làm ảnh hưởng đến kết quả điều trị.

Biện pháp xạ trị

Sử dụng tia năng lượng cao tác động lên khu vực có khối u và loại bỏ chúng. Phương pháp xạ trị được áp dụng cho nhiều bệnh lý liên quan đến ung thư, khối u bất thường. Xạ trị thông thường được tiến hành sau phẫu thuật hoặc những bệnh nhân không đáp ứng các điều kiện điều trị ngoại khoa xâm lấn.

Bác sĩ chỉ định thủ thuật xạ trị tương ứng với tình hình sức khỏe của bệnh nhân. Mặc dù cho kết quả tốt tuy nhiên xạ trị cũng sẽ có nhiều điểm hạn chế. Chẳng hạn gây đau, khó chịu, ảnh hưởng đến các tế bào khỏe mạnh xung quanh trong quá trình sử dụng tia X loại bỏ khối u tuyến yên,...

Phẫu thuật

Can thiệp ngoại khoa xâm lấn loại bỏ khối u cũng là giải pháp được thực hiện phổ biến. Đặc biệt dành cho những đối tượng có khối u tuyến yên lớn, chèn ép lên các mô, dây thần kinh xung quanh. Hiện nay có các biện pháp phẫu thuật chính gồm nội soi và mổ hở. Trong đó, mổ nội soi được tiến hành phổ biến hơn.

Tùy vào mức độ tiến triển của khối u, tính chất khối u, kích thước và vị trí khối u mà bác sĩ sẽ cân nhắc phương pháp can thiệp cho phù hợp. Điều trị ngoại khoa giúp loại bỏ khối u nhanh, tuy nhiên cũng kèm theo các vấn đề tiềm ẩn. Bệnh nhân nên trao đổi với bác sĩ để hiểu hơn về phương pháp này.

Liệu pháp hormone

Phương pháp được thực hiện giúp cơ thể tăng sản sinh hormone đáp ứng nhu cầu của các cơ quan, có thể thực hiện sau phẫu thuật. Tuy nhiên liệu pháp này phải áp dụng trong thời gian dài, thậm chí là suốt đời. Ngoài ra người bệnh cần theo dõi, tái khám thường xuyên để kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh khi cần thiết.

Phòng ngừa

U tuyến yên đa số là khối u lành, tuy nhiên cũng có những trường hợp u ác tính gây ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe, đe dọa an toàn tính mạng của người bệnh. Cho đến nay vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây nên bệnh lý này. Chính vì thế mỗi người nên chủ động phòng ngừa, cảnh giác với u tuyến yên. Dưới đây là một số lưu ý:

Phòng ngừa
Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện các khối u bất thường từ sớm

  • Điều chỉnh thói quen sinh hoạt, ăn uống đều độ, tránh ăn những món nhiều dầu mỡ, ưu tiên ăn hoa quả, trái cây tươi, rau xanh. Uống đủ nước, hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá, các chất kích thích không có lợi cho sức khỏe.
  • Tập luyện thể dục, chơi thể thao nâng cao đề kháng, tăng cường thể lực và giúp quá trình trao đổi chất tốt hơn. Tuy nhiên bạn không nên tập luyện quá sức, nên lựa chọn những bộ môn phù hợp với thể trạng.
  • Sắp xếp thời gian làm việc, dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn. Không nên làm việc quá sức, stress, căng thẳng kéo dài có thể phát sinh nhiều vấn đề sức khỏe.
  • Khám sức khỏe định kỳ, không dùng thuốc tân dược bừa bãi. Phát hiện dấu hiệu bất thường nên chủ động đến gặp bác sĩ kiểm tra và điều trị sớm.

Có thể bạn quan tâm: Bệnh suy tuyến yên: Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Những câu hỏi quan trọng khi đi khám

1. U tuyến yên là gì?

2. Nguyên nhân nào gây u tuyến yên?

3. Tôi có thể phát hiện u tuyến yên qua triệu chứng gì?

4. U tuyến yên là khối u lành hay ác tính?

5. Nếu không điều trị u tuyến yên có sao không?

6. Sử dụng thuốc điều trị u tuyến yên có được không?

7. Khi nào cần xạ trị chữa u tuyến yên?

8. Phẫu thuật cắt khối u có nguy hiểm không?

9. Tôi cần làm gì trong thời gian chữa u tuyến yên để bệnh mau khỏi?

10. Sau điều trị u tuyến yên có tái phát không?

U tuyến yên xuất hiện có thể gây ra các ảnh hưởng từ nhẹ đến nặng nề. Trường hợp người bệnh chủ quan, khối u lớn dần và chuyển sang ác tính có thể đe dọa an toàn tính mạng, gây ra nhiều hệ lụy cho người bệnh. Do đó, ngay khi có dấu hiệu bất thường, bạn nên chủ động thăm khám và điều trị để bảo vệ an toàn sức khỏe.