Thuốc Somatostatin có tác dụng gì?

Thuốc Somatostatin được sử dụng chủ yếu trong điều trị chảy máu cấp tính ở đường tiêu hóa trên như xuất huyết do loét dạ dày – tá tràng, phình thực quản, viêm dạ dày chảy máu và dự phòng biến chứng hậu phẫu sau phẫu thuật phẫu thuật tụy tạng.

somatostatin có ở đâu
Thuốc Somatostatin được dùng chủ yếu trong điều trị chảy máu cấp tính ở đường tiêu hóa trên

  • Tên thuốc: Somatostatin
  • Tên khác: Somatotropin
  • Phân nhóm: Thuốc cấp cứu và giải độc

Những thông tin cần biết về thuốc Somatostatin

1. Tác dụng

Somatostatin là hormone peptide có tác dụng điều chỉnh nội tiết, phát triển tế bào và ảnh hưởng đến dẫn truyền thần kinh thông qua hoạt động tương tác với protein-coupled G và ức chế sản sinh các hormone thứ cấp. Somatostatin cũng gây ức chế sản xuất insulin và glucagon.

Ở dạ dày, Somatostatin ngăn chặn các thành phần trung gian (secretin, histamine và gastrin) nhằm giảm sản xuất acid dạ dày và làm chậm quá trình tiêu hóa.

2. Chỉ định

Thuốc Somatostatin được sử dụng trong những trường hợp sau:

  • Dự phòng biến chứng sau phẫu thuật tụy tạng
  • Điều trị chảy máu cấp tính ở đường tiêu hóa trên như xuất huyết do loét dạ dày – tá tràng, phình thực quản, viêm dạ dày chảy máu,…
  • Điều trị viêm tụy cách tính và lỗ rò tụy tạng
  • Điều trị tăng tiết quá mức các bướu nội tiết đường tiêu hóa
  • Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường có nhiễm acid – ceton

3. Chống chỉ định

Chống chỉ định thuốc Somatostatin cho những đối tượng sau:

  • Phụ nữ mang thai và cho con bú
  • Phụ nữ đang trong giai đoạn chuyển dạ, sắp sinh
  • Quá mẫn với bất cứ thành phần nào trong thuốc

Xem chi tiết: Xuất huyết dạ dày có nguy hiểm không? Triệu chứng và cách điều trị

4. Dạng bào chế – hàm lượng

Thuốc Somatostatin thường được bào chế ở dạng bột pha tiêm với bột pha dung dịch truyền tĩnh mạch.

5. Cách sử dụng và liều dùng

Sử dụng thuốc Somatostatin bằng cách tiêm/ truyền tĩnh mạch.

giá thuốc somatostatin
Thuốc Somatostatin được sử dụng bằng cách tiêm hoặc truyền tĩnh mạch

Liều dùng khi điều trị chảy máu đường tiêu hóa trên

  • Truyền tĩnh mạch liên tục 3.5mcg/ kg trong 1 giờ
  • Hoặc có thể tiêm tĩnh mạch chậm (nhiều hơn 3 phút) 1 ống Somatostatin và kiểm tra huyết áp động mạch trước khi truyền
  • Dùng thuốc trong 48 – 72 giờ để chắc chắc tình trạng chảy máu thuyên giảm, đồng thời hạn chế xuất huyết mới
  • Thời gian điều trị tối đa: 120 giờ

Liều dùng khi dự phòng biến chứng sau phẫu thuật tụy tạng (dùng trong lúc phẫu thuật và sau phẫu thuật)

  • Liều dùng thông thường: 3.5mcg/ kg/ giờ
  • Duy trì trong khoảng 5 ngày sau phẫu thuật

Liều dùng khi hỗ trợ điều trị bệnh nhân tiểu đường nhiễm acid – ceton

  • Sử dụng Somatostatin với insulin với liều tiêm tĩnh mạch 10 đơn vị và truyền tĩnh mạch từ 1 – 4.8 đơn vị trong 1 giờ
  • Sau 4 giờ, nồng độ glucose huyết sẽ ổn định trở lại

Liều dùng khi điều trị viêm tụy cấp và lỗ rò tụy tạng

  • Truyền tĩnh mạch 3.5mcg/ kg/ giờ
  • Duy trì truyền tĩnh mạch trong 7 – 10 ngày
  • Có thể điều trị trong 15 ngày với những trường hợp nặng

6. Bảo quản

Bảo quản thuốc Somatostatin ở nhiệt độ dưới 25 độ C. Dung dịch pha tiêm cần phải sử dụng ngay sau khi pha.

7. Giá bán

Thuốc Somatostatin 3mg có giá bán khoảng 1.450.000 đồng/ hộp.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Somatostatin

1. Thận trọng

Sử dụng thuốc Somatostatin có thể bị tác động dội ngược nên phải có sự kiểm soát chặt chẽ của nhân viên y tế.

Vì Somatostatin ngăn cản quá trình sản sinh glucagon và insulin nên cần thận trọng khi sử dụng cho người bệnh phụ thuộc insulin. Đồng thời phải theo dõi đường huyết chặt chẽ để kịp thời phát hiện tình trạng hạ đường huyết.

somatostatin mims
Theo dõi đường huyết chặt chẽ để kịp thời phát hiện tình trạng hạ đường huyết khi dùng thuốc

Nếu xuất huyết do vỡ thành động mạch, cần chẩn đoán bằng nội soi và tiến hành phẫu thuật. Chống chỉ định thuốc Somatostatin cho phụ nữ mang thai, đang cho con bú hoặc dùng trước và sau khi sinh.

2. Tác dụng phụ

Do tác động ức chế sản sinh insulin nên thuốc Somatostatin có thể gây hạ đường huyết sau khi tiêm truyền.

Ngoài ra, Somatostatin có thể gây ra một số tác dụng phụ như tiêu chảy, buồn nôn, đỏ bừng mặt và đau bụng khi tiếm thuốc quá nhanh.

3. Tương tác thuốc

Khi pha dung dịch tiêm truyền Somatostatin, không nên pha với dung dịch chứa fructose hay glucose.

Có thể bạn quan tâm

  • Methadone là thuốc gì? Liều dùng và thận trọng
  • Glyburide – Thuốc hạ đường huyết trong điều trị tiểu đường

Viên Uống Chống Đột Quỵ Của Nga Dùng Loại Nào Tốt?

Hiện nay trên thị trường có bán nhiều viên uống chống đột quỵ, trong đó các sản phẩm của Nga...

Nguyên tắc chăm sóc người bị tai biến mạch máu não

Cách Chăm Sóc Người Bị Tai Biến Mạch Máu Não Tốt Nhất

Biết cách chăm sóc người bị tai biến mạch máu não giúp bệnh nhân có điều kiện phục hồi chức...

Cao huyết áp vô căn là gì? Dấu hiệu nhận biết

Cao Huyết Áp Vô Căn: Dấu Hiệu, Biến Chứng và Cách Xử Lý

Cao huyết áp vô căn diễn biến âm thầm, khó xác định rõ nguyên nhân gây bệnh. Tình trạng này...

Lưu ý khi sử dụng cây thuốc nam trị bệnh tim

Những Cây Thuốc Nam Trị Bệnh Tim Hay, An Toàn, Hiệu Quả

Sử dụng cây thuốc nam trị bệnh tim giúp hỗ trợ cải thiện triệu chứng. Các hoạt chất có trong...

Các loại thuốc chống đột quỵ được sử dụng

7 Loại Thuốc Chống Đột Quỵ Được Khuyên Dùng Từ Bác Sĩ

Sử dụng thuốc chống đột quỵ đúng cách giúp bạn phòng tránh được các rủi biến chứng, kéo dài tiên...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *