Bệnh Tụ máu dưới màng cứng

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG – Khoa Thần kinhGiám đốc Chuyên môn Phòng khám đa khoa Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Tụ máu dưới màng cứng là tình trạng sức khỏe nghiêm trọng. Máu rò rỉ ra khỏi mạch máu bị rách vào vị trí màng ngăn giữa não và hộp sọ. Tình trạng này thường xảy ra sau chấn thương đầu nghiêm trọng hoặc các vấn đề sức khỏe khác. Bệnh nhân có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong nếu không điều trị kịp thời. 

Tụ máu dưới màng cứng là một dạng chấn thương sọ não xảy ra khi máu tích tụ ở khoảng giữa não và lớp mô ngoài cùng bao phủ não

Tổng quan

Tụ máu dưới màng cứng (Subdural Hematoma) là tình trạng tích tụ máu giữa nào và màng cứng (lớp ngoài cùng của não). Khối máu tụ này còn được gọi là cục máu đông, tạo áp lực lớn cho não và tăng nguy cơ xuất huyết dưới màng cứng.

Tình trạng này có thể xảy ra sau một chấn thương đầu hoặc xuất hiện vết rách tĩnh mạch giữa hộp sọ và bề mặt não của bạn. Đây là tình trạng sức khỏe nghiêm trọng, có thể đe dọa đến tính mạng nếu không được điều trị cấp cứu kịp thời.

Phân loại

Tình trạng tụ máu dưới màng cứng được chia làm 2 dạng gồm cấp tính và mãn tính. Được phân loại dựa vào tốc độ phát triển và mức độ chảy máu. Trong đó:

  • Thể cấp tính: Tụ máu dưới màng cứng cấp tính là thể bệnh nguy hiểm nhất. Các triệu chứng tổn thương não cực kỳ nghiêm trọng, thường xuất hiện ngay sau khi gặp chấn thương đầu và nhanh chóng trong vòng vài phút cho đến vài giờ, chẳng hạn như gặp tai nạn xe, té ngã khi va chạm mạnh...
  • Thể mạn tính: Tụ máu dưới màng cứng mạn tính là tổn thương tương tự cấp tính, tuy nhiên triệu chứng bệnh thường phát triển chậm trong nhiều tuần, nhiều tháng. Dạng tụ máu dưới màng cứng này phổ biến hơn ở người lớn tuổi, xảy ra khi bị chấn thương đầu nhẹ hoặc dù không có bất kỳ chấn thương rõ ràng nào.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Nguyên nhân

Bản chất của tụ máu dưới màng cứng là tình trạng bệnh lý xảy ra khi máu tích tụ giữa não và lớp màng cứng ngoài cùng của não. Tình trạng này có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân sau:

Chấn thương đầu do té ngã, tai nạn là nguyên nhân hàng đầu gây ra tụ máu dưới màng cứng

  • Chấn thương vùng đầu: Điều này có thể xảy ra do tai nạn xe hơi, té ngã, chơi thể thao va chạm mạnh,... hoặc bất kỳ chấn thương khác ở vùng đầu. Khi đầu bị thương, hệ thống mạch máu trong não có thể bị vỡ, hình thành các cục máu đông, tích tụ ở khoảng trống giữa não và màng cứng.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Sử dụng thuốc làm loãng máu như aspirin hoặc warfarin làm tăng nguy cơ chảy máu trong não. Hậu quả gây ra tụ máu dưới màng cứng.
  • Các điều kiện y tế, sức khỏe khác: Một số điều kiện y tế làm tăng nguy cơ tụ máu dưới màng cứng như mắc bệnh máu khó đông, rối loạn đông máu hoặc các chứng rối loạn di truyền gây ảnh hưởng đến khả năng đông máu của cơ thể.

Yếu tố nguy cơ 

Ngoài các nguyên nhân trên, còn rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ gây tụ máu dưới màng cứng như:

Người lớn tuổi có nguy cơ bị tụ máu dưới màng cứng cao hơn người trẻ tuổi

  • Người lớn tuổi: Khi già đi, bất kỳ cơ quan nào trong cơ thể cũng có xu hướng lão hóa, bao gồm cả não. Não của chúng ta co lại bên trong hộp sọ, khiến khoảng cách giữ hộp sọ và não giãn rộng ra. Hậu quả khiến cho các tĩnh mạch nhỏ trong màng giữa hộp sọ và não căng ra. Chúng rất dễ bị rách do bị bào mỏng, dù gặp các chấn thương nhẹ.
  • Trẻ sơ sinh: Ngoài người lớn tuổi, trẻ sơ sinh có vùng cơ xương cổ lỏng lẻo, chưa phát triển hoàn thiện, rất dễ gây ra chấn thương đầu và khởi phát tụ máu dưới màng cứng. Điều này thường xảy ra trong những trường hợp như trẻ bị lắc mạnh, bị ngược đãi, đánh mạnh vào đầu... Tình trạng này thường được gọi là hội chứng trẻ bị lắc.
  • Vận động viên: Những vận động viên chơi các môn thể thao tiếp xúc, đối kháng và va chạm mạnh như cầu thủ bóng đá, khúc khôn cầu, bóng chuyền... rất dễ bị chấn thương đầu và có nguy cơ cao bị tụ máu dưới màng cứng.
  • Hội chứng Hemiphiliacs: Đây là chứng rối loạn chảy máu di truyền gây ức chế máu đông lại. Đa số bệnh nhân mắc phải hội chứng này có nguy cơ chảy máu không kiểm soát nhiều hơn sau khi bị chấn thương.
  • Nghiện rượu: Những người uống nhiều rượu trong thời gian dài khiến gan tổn thương nặng theo thời gian. Lúc này, gan tổn thương không còn khả năng sản xuất đủ lượng protein, làm giảm khả năng đông máu và làm tăng nguy cơ chảy máu não không kiểm soát.

Triệu chứng và chẩn đoán

Triệu chứng 

Bản chất của tụ máu dưới màng cứng là một dạng chấn thương sọ não (TBI) nên các triệu chứng khá giống nhau. Các triệu chứng thường xuất hiện ngay sau khi bị chấn thương hoặc phát triển trong thời gian dài.

Các triệu chứng thường gặp khi bị tụ máu dưới màng cứng như đau đầu, lú lẫn, chóng mặt, buồn nôn, co giật, mất ý thức...

Có thể kể đến một số triệu chứng sau:

  • Đau đầu dữ dội, kéo dài không thuyên giảm;
  • Buồn nôn, nôn ói;
  • Co giật;
  • Yếu cơ, khó cử động tay chân, đi lại khó khăn;
  • Lú lẫn, mất ý thức;
  • Khó nói, nói lắp bắp;
  • Suy giảm thị lực, nhìn mờ hoặc nhìn đôi;

Nếu phát hiện bản thân hoặc người thân, những người xung quanh gặp phải triệu chứng này, hãy nhanh chóng đến bệnh viện để tìm kiếm các biện pháp chăm sóc y tế ngay lập tức.

Chẩn đoán

Chẩn đoán tụ máu dưới màng cứng là quá trình khá phức tạp, bao gồm nhiều phương pháp khác nhau như khám thức khỏe thể chất, điều tra tiền sử bệnh và xét nghiệm hình ảnh. Trong đó:

  • Khám sức khỏe: Bác sĩ tiến hành phát hiện và kiểm tra các dấu hiệu tổn thương thần kinh như yếu cơ, tê liệt chân tay, kiểm tra huyết áp, thị lực, phản xạ, trí nhớ... Đồng thời, đặt các câu hỏi và khai thác tiền sử chấn thương đầu hoặc đánh giá các yếu tố nguy cơ khác có liên quan đến tụ máu dưới màng cứng.
  • Xét nghiệm hình ảnh: Một số xét nghiệm hình ảnh như chụp cắt lớp vi tính CT scan hoặc chụp cộng hưởng từ MRI cũng được sử dụng để xác nhận chẩn đoán tụ máu dưới màng cứng. Đồng thời, giúp cung cấp các thông tin về vị trí, kích thước của khối máu tụ, phát hiện thêm các tổn thương khác trong não.

Biến chứng và tiên lượng

Một số trường hợp tụ máu dưới màng cứng nghiêm trọng có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng, dẫn đến hôn mê hoặc tử vong. Điều này xảy ra là do tổn thương chảy máu tiến triển nhanh nhưng không được điều trị kịp thời. Một số biến chứng có thể xảy ra như:

  • Thoát vị não: Khối máu đông tích tụ trong não, gây áp lực trong não và dẫn đến tử vong.
  • Tái xuất huyết: Ở người lớn tuổi, người bệnh có thể tái xuất huyết liên tục sau lần đầu tiên. Đặc biệt, ở những trường bệnh nhân gặp phải chấn thương đầu.
  • Co giật: Hiện tượng co giật liên tục có thể xảy ra ngay cả khi bệnh nhân đã điều trị chứng tụ máu cục trong não.

Bệnh nhân bị tụ máu dưới màng cứng có thể bị thoát vị não, xuất huyết trong gây co giật, thậm chí tử vong

Đối với tụ máu dưới màng cứng, tiên lượng bệnh phụ thuộc vào độ tuổi, mức độ nghiêm trọng của chấn thương đầu và phác đồ điều trị như thế nào. Theo thống kê, có khoảng 50% trường hợp mắc tụ máu dưới màng cứng cấp tính có thể sống sót, mặc dù xảy ra các tổn thương não vĩnh viễn do chấn thương mạnh. Tỷ lệ sống sót ở người trẻ tuổi cao hơn so với người lớn tuổi.

Những người bị tụ máu dưới màng cứng mãn tính thường có tiên lượng tốt nhất. Đặc biệt ở những trường hợp tổn thương nhẹ, ít triệu chứng và vẫn tính táo sau chấn thương đầu.

Tuy nhiên, bất kỳ tổn thương tụ máu dưới màng cứng nào cũng tiềm ẩn những nguy hiểm khó lường. Do đó, dù xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào, dù nhẹ hay nặng hãy đến bệnh viện để được thăm khám, chẩn đoán và tư vấn phương pháp điều trị kịp thời, bảo toàn tính mạng và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Điều trị

Tùy theo mức độ nghiêm trọng của tình trạng tụ máu dưới màng cứng, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Trong trường hợp nhẹ, chỉ cần quan sát và theo dõi liên tục, đánh giá tiến triển bệnh để kịp thời đưa ra các y lệnh kịp thời. Nhưng với trường hợp nghiêm trọng, bắt buộc phải phẫu thuật để loại bỏ khối tụ máu và giảm áp lực cho não.

Phẫu thuật loại bỏ cục máu đông là biện pháp điều trị hiệu quả đối với tụ máu dưới màng cứng

Một số kỹ thuật điều trị tụ máu dưới màng cứng bao gồm:

  • Trephination lỗ khoan: Được thực hiện bằng cách tạo một lỗ khoan trong hộp sọ, tại khu vực tụ máu dưới màng cứng, sau đó dẫn lưu máu tụ qua màng cứng.
  • Phẫu thuật mở sọ: Trong phẫu thuật này, bác sĩ sẽ tạo một lỗ trên hộp sọ và hút máu ra ngoài. Lượng máu còn lại sẽ được làm sạch và thay thế bằng mảnh sọ ghép.

Bệnh nhân được phẫu thuật trong trạng thái gây mê toàn thân. Sau phẫu thuật, bệnh nhân phải lưu lại bệnh viện để được chăm sóc tích cực và theo dõi tiến triển phục hồi. Bệnh nhân được chỉ định nghỉ ngơi tại giường, sử dụng thuốc giảm đau, chống viêm, ăn uống đủ chất, chườm đá giảm sưng... để cải thiện triệu chứng, phục hồi sức khỏe nhanh hơn.

Phòng ngừa

Chứng tụ máu dưới màng cứng rất nguy hiểm, các chuyên gia cảnh báo không có biện pháp ngăn ngừa tuyệt đối. Tuy nhiên, bạn có thể giảm thiểu rủi ro nguy cơ gặp phải tình trạng này bằng các biện pháp sau:

Chủ động bảo vệ vùng đầu khỏi các chấn thương khi chơi thể thao hoặc đi lại để phòng ngừa tụ máu dưới màng cứng

  • Bảo vệ vùng đầu bằng cách thắt dây an toàn khi lái xe máy, đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy, xe đạp hoặc chơi thể thao như trượt patin, trượt tuyết...
  • Khi chơi những môn thể thao mạo hiểm, hãy sử dụng các thiết bị an toàn, che chắn vùng đầu hoặc thiết bị bảo hộ khi làm các công việc có nguy cơ chấn thương đầu cao.
  • Nếu gặp phải các chấn thương đầu nhẹ, hãy dành nhiều thời gian nghỉ ngơi để não bộ của bạn có thời gian phục hồi, giảm nguy cơ tụ máu dưới màng cứng mãn tính.
  • Đi đứng cẩn thận, chú ý nhìn trước nhìn sau khi đi cầu thang hoặc đứng trên bề mặt gập ghềnh không ổn định để giảm nguy cơ chán thương đầu.
  • Thận trọng trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, nhất là thuốc làm loãng máu để giảm nguy cơ mắc bệnh.
  • Thực hiện lối sống khoa học, lành mạnh, ăn uống khoa học, vận động điều độ, nghỉ ngơi nhiều hơn, kiểm soát căng thẳng và tránh sử dụng chất kích thích, nhất là rượu bia để giảm nguy cơ khiến não xuất huyết.

Những câu hỏi quan trọng khi đi khám

1. Tại sao tôi thường xuyên bị đau đầu dữ dội, lú lẫn, buồn nôn, ói mửa, chóng mặt, suy giảm trí nhớ, thị lực...?

2. Nguyên nhân khiến tôi bị tụ máu dưới màng cứng?

3. Tôi cần thực hiện các xét nghiệm nào để chẩn đoán căn nguyên gây tụ máu dưới màng cứng?

4. Phương pháp điều trị tụ máu dưới màng cứng bằng phương pháp nào tốt nhất?

5. Nếu không điều trị tụ máu dưới màng cứng, tôi có thể gặp phải các biến chứng nào?

6. Tôi có thể sống được bao lâu khi bị tụ máu dưới màng cứng?

7. Những lợi ích và rủi ro khi tôi thực hiện phẫu thuật tụ máu dưới màng cứng?

8. Mất bao lâu tôi có thể phục hồi sức khỏe sau phẫu thuật?

Tụ máu dưới màng cứng xảy ra đột ngột với các triệu chứng nghiêm trọng sau chấn thương đầu. Tổn thương trong não có tiến triển rất nhanh, thậm chí gây tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Do đó, ngay sau chấn thương đầu hoặc phát hiện các dấu hiệu bất thường về tổn thương não, hãy đến bệnh viện chuyên khoa để được chẩn đoán và tư vấn điều trị bằng biện pháp phù hợp.