Bệnh Rối loạn sinh tủy (MDS)

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI BÁC SĨ DOÃN HỒNG PHƯƠNG – Khoa Xương khớpGiám đốc Chuyên môn Trung tâm Đông Phương Y Pháp – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Rối loạn sinh tủy là tình trạng rối loạn chức năng sản sinh tế bào máu của tủy xương. Bệnh có liên quan đến sự bất thường về NST, tuổi tác hoặc tiền sử điều trị ung thư. Tiên lượng bệnh trong hầu hết trường hợp khá xấu do phát hiện bệnh trễ, tỷ lệ tử vong cao. Điều trị rối loạn sinh tủy chủ yếu bằng cách chăm sóc hỗ trợ cải thiện triệu chứng, phục hồi sức khỏe thể chất, tinh thần hoặc điều trị y tế bằng hóa trị hoặc ghép tủy xương/ tế bào gốc. 

Tổng quan

Rối loạn sinh tủy (Myelodysplastic Syndrome - MDS) hay rối loạn tăng sinh tủy, hội chứng loạn sản tủy là một nhóm các bệnh lý đặc trưng bởi tình trạng rối loạn gây tăng sinh bất thường của một hoặc nhiều dòng của tế bào gốc tạo máu. Trong đó, thường gặp nhất là những bệnh nhân giảm hồng cầu, sau đó là bạch cầu và tiểu cầu.

Rối loạn sinh tủy là tình trạng các tế bào gốc tạo máu sản sinh bất thường hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu chưa trưởng thành

Bản chất của rối loạn sinh tủy là căn bệnh gây thiếu máu kéo dài dai dẳng. Nguyên nhân do tủy xương tạo ra các tế bào máu chưa trưởng thành hoặc không có khả năng trưởng thành theo thời gian. Sự khiếm khuyết này khiến cơ thể không có đủ tế bào hồng cầu khỏe mạnh gây ra thiếu máu nghiêm trọng và là tiền đề để triển thành ung thư bạch cầu cấp dòng tủy (acute promyelocytic leukemia), đe dọa tính mạng của người bệnh.

Hầu hết các trường hợp mắc hội chứng rối loạn sinh tủy đều khó xác định được chính xác nguyên nhân. Đồng thời, cơ chế bệnh sinh lại vô cùng phức tạp khiến quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh khó khăn. Đây là cũng lý do vì sao tỷ lệ bệnh nhân tử vong do căn bệnh này khá cao.

Phân loại

Dựa theo các thông tin từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hội chứng loạn sản tủy được phân chia làm nhiều loại gồm:

Rối loạn sinh tủy được chia làm nhiều dạng khác nhau dựa vào số lượng tế bào máu bất thường, có kèm theo đột biến NST hoặc ác tính không

  • Hội chứng loạn sản đơn dòng: Bất thường về số lượng của 1 trong 3 loại tế bào gồm hồng cầu, bạch cầu hoặc tiểu cầu.
  • Hội chứng loạn sản đa dòng: Nhóm bệnh này đặc trưng bởi sự tăng sinh bất thường của 2 - 3 loại tế bào máu.
  • Hội chứng loạn sản tủy có vòng nhẫn: Đặc trưng với tình trạng tăng lượng sắt quá mức trong máu, liên quan chủ yếu đến sự suy giảm của một hoặc nhiều loại máu.
  • Hội chứng loạn sản tủy tăng tế bào non: Dạng này có thể xảy ra bất thường trong cả 3 loại hồng cầu, bạch cầu hoặc tiểu cầu. Đặc trưng bởi tình trạng các tế bào máu còn non (blast) chiếm phần lớn trong máu và tủy xương.
  • Hội chứng loạn sản tủy ác tính: Đặc trưng với tình trạng thiếu máu nghiêm trọng và kéo dài, có xu hướng chuyển dần sang dạng ác tính.
  • Hội chứng loạn sản tủy do bất thường NST: Thường là NST del 5q, đặc trưng bởi tình trạng đột biến ADN có số lượng tế bào hồng cầu thấp.
  • Dạng rối loạn sinh tủy không phân loại được: Nhóm bệnh nhân mắc thể này thường bị giảm một hoặc nhiều tế bào máu trưởng thành. Qua phân tích phát hiện chúng có kèm theo một số đột biến ADN có liên quan đến hội chứng rối loạn sinh tủy.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Nguyên nhân 

Cho đến nay, nguyên nhân gây ra hội chứng rối loạn sinh tủy vẫn chưa được tìm ra. Vì bệnh có cơ chế khởi phát vô cùng phức tạp. Thông thường, ở những người khỏe mạnh, tủy xương sẽ sản sinh ra các tế bào máu mới có khả năng trưởng thành theo thời gian. Tuy nhiên, đối với bệnh nhân rối loạn sinh tủy, quá trình trưởng thành của tế bào máu bị một yếu tố nào đó cản trở.

Tổn thương các tế bào gốc tạo máu cộng với tổn thương miễn dịch là cơ chế bệnh sinh rối loạn sinh tủy

Các tế bào máu còn non và khiếm khuyết không thể thực hiện tốt chức năng như những tế bào máu khỏe mạnh. Theo thời gian, cơ thể sẽ bị thiếu hụt hồng , bạch cầu và tiểu cầu. Cơ chế này có liên quan mật thiết đến 3 yếu tố sau:

  • Tổn thương của các tế bào gốc tạo máu: Các tế bào máu được sinh ra từ một tế bào gốc sinh máu đột biến bất thường sẽ không thể phát triển bình thường được. Đặc trưng nhất là tình trạng khiếm khuyết dẫn đến mất khả năng biệt hóa, không thể trưởng thành làm giảm lượng tế bào ngoại vi.
  • Môi trường tạo máu và khả năng điều hòa tạo máu kém: Sự tăng trưởng và liên kết của các tế bào gốc có thể bị ảnh hưởng bởi các tác nhân tiêu cực từ môi trường tạo máu. Hậu quả làm giảm khả năng biệt hóa và rối loạn quá trình tăng sinh các tế bào máu này.
  • Tổn thương hệ miễn dịch: Các tế bào gốc nguyên thủy bị đột biến kéo theo sự biến dị của các dòng lympho khiến hệ miễn dịch tế bào và dịch thể bị tổn thương. Ngược lại, hệ thống miễn dịch suy là yếu tố thuận lợi để các tế bào bệnh lý ác tính phát triển, trong đó có rối loạn sinh tủy.

Yếu tố nguy cơ 

Tuy nguyên nhân gây rối loạn sinh tủy vẫn chưa được xác định rõ ràng, nhưng vẫn có nhiều giả thuyết về các yếu tố rủi ro làm tăng nguy cơ khởi phát bệnh như:

Tiền sử hóa trị và xạ trị ung thư trong quá khứ là tác nhân làm khởi phát rối loạn sinh tủy

  • Tuổi tác: Hầu hết những trường hợp phát hiện rối loạn sinh tủy đều là bệnh nhân > 60 tuổi;
  • Tiền sử điều trị ung thư: Những người đã từng điều trị ung thư bằng xạ trị hoặc hóa trị cũng là yếu tố nguy cơ hàng đầu gây chứng rối loạn sinh tủy;
  • Tiếp xúc với hóa chất: Nếu thường xuyên ở trong môi trường và tiếp xúc với các loại hóa chất độc hại (điển hình là benzen) cũng có thể gây ra rối loạn sinh tủy;
  • Bất thường NST Philadelphia: Hội chứng rối loạn sinh tủy có mối liên quan mật thiết đến sự bất thường về nhiễm sắc thể. Điển hình là mất một vài đoạn hoặc mất toàn bộ NST số 5 hoặc 7. Ngoài ra, còn có một số NST khác như 20, 17, 13, 12, 11 hoặc 9;
  • Một số tác nhân khác:
    • Tác dụng phụ của nhóm thuốc alkylan;
    • Ảnh hưởng từ các bệnh lý di truyền;
    • Nhiễm virus;
    • Nam giới có tỷ lệ mắc cao hơn nữ giới;
    • ...

Triệu chứng và chẩn đoán

Triệu chứng 

Các triệu chứng của bệnh rối loạn sinh tủy thường không rõ ràng và không đặc hiệu do tiến triển bệnh diễn ra âm thầm, nhất là trong giai đoạn đầu. Nhưng dựa trên kết quả khám lâm sàng và các tiêu chuẩn y khoa quốc tế, hội chứng này vẫn có các biểu hiện đặc trưng như:

Bệnh nhân rối loạn sinh tủy có những vết bầm tím đặc trưng trên da do giảm tiểu cầu

  • Thiếu máu gây mệt mỏi, da xanh xao, nhợt nhạt, khó thở, dễ bị hụt hơi...;
  • Sốt cao kéo dài;
  • Xuất huyết niêm mạc, dưới da, nội tạng với các đốm đỏ li ti trên da;
  • Da dễ bị bầm tím hoặc dễ bị chảy máu do tiểu cầu thấp;
  • Nhiễm khuẩn tại nhiều cơ quan như hệ tiêu hóa, hô hấp, hệ sinh dục, tiết niệu...;
  • Lách to, gan to;
  • Thâm nhiễm (do tăng bạch cầu monocyt);

Theo đánh giá của bác sĩ, không phải trường hợp nào mắc bệnh rối loạn sinh tủy cũng có đầy đủ các triệu chứng trên. Chúng có thể xuất hiện đơn lẻ hoặc phối hợp với nhau, trong đó thiếu máu là phổ biến nhất, còn lại những triệu chứng khác thường ít gặp hơn.

Chẩn đoán 

Chẩn đoán rối loạn sinh tủy được thực hiện thông qua các đánh giá các triệu chứng lâm sàng đặc trưng bởi sự suy giảm số lượng hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Kèm theo thu thập các triệu chứng cơ năng như đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, khó thở, đánh trống ngực, rối loạn tiêu hóa, mệt mỏi...

Tổng xét nghiệm công thức máu là kỹ thuật chẩn đoán rối loạn sinh tủy với kết quả chính xác nhất

Sau đó, để xác định chính xác nguyên nhân gây thiếu máu do rối loạn sinh tủy gây ra cần thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng sau:

  • Xét nghiệm công thức máu: Nhằm đánh giá và phân tích số lượng, hình thái hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, đo lường chỉ số hematocrit, huyết sắc tố...;
  • Tủy đồ: Bệnh nhân thiếu máu dai dẳng không phục hồi, xuất huyết, nghi ngờ các bệnh máu ác tính, rối loạn globulin máu,... sẽ được chỉ định chọc tủy để làm xét nghiệm tủy đồ chẩn đoán rối loạn sinh tủy;
  • Nuôi cấy tế bào tủy xương: Giúp phát hiện các bất thường về sự tăng trưởng trong các tế bào dòng hồng cầu, tiểu cầu, dòng hạt...;
  • Xét nghiệm di truyền: Được thực hiện bằng phương pháp huỳnh quang nhằm đánh giá tần suất của các biến dị di truyền. Hội chứng rối loạn sinh tủy thường có các rối loạn nhiễm sắc thể, tổn thương đặc hiệu trong lơ xê mi dòng tủy...;

Ngoài ra, để chẩn đoán xác định cần loại trừ một số bệnh lý khác có kèm theo biểu hiện rối loạn sinh tủy như:

  • Bệnh ung thư
  • Nhiễm HIV
  • Ngộ độc kim loại nặng
  • Ngộ độ rượu
  • Nhiễm hóa chất, tia phóng xạ
  • Thiếu hụt acid folic, vitamin B12

Biến chứng và tiên lượng

Biến chứng

Hội chứng rối loạn sinh tủy là bệnh rối loạn tế bào gốc tủy xương được đánh giá với mức độ nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao. Tiên lượng bệnh xấu do đa số trường hợp đều không phát hiện bệnh sớm hoặc chỉ phát hiện ở giai đoạn nghiêm trọng, ở mức thiếu máu, giảm tiểu cầu, bạch cầu nhiều.

Các chuyên gia cho biết, trong quá trình tiến triển của rối loạn sinh tủy và không điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng như:

Rối loạn sinh tủy có tỷ lệ biến chứng nặng và tử vong cao do phát hiện trễ

  • Thiếu máu: Đây vừa là triệu chứng vừa là biến chứng nguy hiểm của bệnh rối loạn sinh tủy. Xảy ra do số lượng tế bào hồng cầu sụt giảm nghiêm trọng.
  • Nhiễm trùng tái phát: Cơ thể thiếu hụt bach cầu gây suy giảm hệ thống miễn dịch và làm tăng nguy cơ khởi phát nhiễm trùng nặng.
  • Xuất huyết liên tục: Do tình trạng máu thiếu tiểu cầu gây mất khả năng cầm máu. Nếu có tổn thương, không cầm được máu khiến máu chảy không ngừng gây nguy hiểm đến tính mạng.
  • Ung thư: Rối loạn sinh tủy đặc trưng với sự tăng sinh bất thường của các tế bào máu, cộng với yếu tố đột biến ác tính của tế bào làm khởi phát bệnh ung thư. Điển hình như ung thư tủy xương và ung thư máu (bệnh ung thư bạch cầu cấp hoặc mạn dòng tủy) hay còn gọi là bệnh máu trắng.
  • Một số biến chứng/ bệnh lý do rối loạn sinh tủy gây ra khác như: 
    • Chứng đa hồng cầu nguyên phát do đột biến NST JAK2V617F trong máu;
    • Chứng xơ cứng tủy do tổn thương tủy xương kích thích sản sinh quá nhiều collagen hoặc các mô xơ bất thường, gây cản trở quá trình sản xuất tế bào máu trong tủy;
    • Đau tim, nhồi máu cơ tim, đột quỵ... là những biến chứng khó lường dẫn đến tử vong do chứng tăng tiểu cầu thiết yếu. Xảy ra khi rối loạn sinh tủy khiến cơ thể sản sinh lượng tế bào tiểu cầu quá lớn khiến máu bị vón cục. Tạo điều kiện hình thành các cục máu đông tồn tại trong lòng động mạch, cản trở tuần hoàn và lưu lượng máu đến tim cùng nhiều cơ quan nội tạng khác;

Tiên lượng

Tuy rối loạn sinh tủy là bệnh lý nguy hiểm có tỷ lệ tử vong cao. Nhưng với sự phát triển của y học hiện đại ngày nay, căn bệnh này vẫn sẽ có hy vọng tốt trong quá trình điều trị, cải thiện triệu chứng và mức độ bệnh. Đồng thời, kéo dài sự sống thêm vài năm tùy theo từng trường hợp cụ thể.

Tùy từng trường hợp bệnh cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng thuốc hoặc can thiệp ngoại khoa. Quá trình điều trị rối loạn sinh tủy thường kéo dài nhiều năm, khoảng 2 - 7 năm mới có kết quả. Tuy nhiên, đa phần các trường hợp rối loạn sinh tủy nguyên phát đang trong quá trình điều trị đều có nguy cơ cao biến chứng xuất huyết, nhiễm khuẩn, chuyển biến thành bạch cầu cấp dẫn đến tử vong.

Còn với bệnh nhân bị rối loạn sinh tủy thứ phát do ảnh hưởng từ các bệnh lý khác như xơ gan, nhiễm khuẩn kéo dài..., chỉ cần điều trị ổn định các bệnh lý nền, chức năng tủy sinh máu sẽ trở về trạng thái bình thường.

Điều trị

Cho đến nay, vẫn chưa có biện pháp điều trị đặc hiệu chữa khỏi bệnh rối loạn sinh tủy. Việc điều trị chủ yếu nhằm cải thiện triệu chứng, làm chậm tiến triển bệnh và dự phòng biến chứng nguy hiểm. Tùy từng thể bệnh khác nhau, mức độ nghiêm trọng của bệnh mà bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị phù hợp.

Có 3 phương pháp điều trị rối loạn sinh tủy được áp dụng phổ biến gồm:

Chăm sóc hỗ trợ điều trị

Bệnh nhân rối loạn sinh tủy thường nhập viện trong tình trạng thiếu máu nghiêm trọng với các triệu chứng xuất huyết, nhiễm trùng nghiêm trọng sẽ được tiến hành các biện pháp chăm sóc hỗ trợ sau:

Truyền máu là biện pháp điều trị hỗ trợ ban đầu nhằm cải thiện các triệu chứng và giảm mức độ ảnh hưởng của thiếu máu

  • Truyền máu: Bệnh nhân truyền hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu nhằm bù đắp các tế bào máu thiếu hụt. Chỉ định cụ thể như sau:
    • Truyền hồng cầu (chẳng hạn như Epogen, Eprex, Procrit...) khi chỉ số hồng cầu thấp, biểu hiện da xanh xao, khó thở, thở hụt hơi, mệt mỏi;
    • Truyền tiểu cầu Eltrombopag (Promacta) khi bệnh nhân chảy máu khó cầm hoặc phải thực hiện các thủ thuật phải mất nhiều máu;
    • Truyền bạch cầu (Filgrastim (Zarxio, Neupogens) nếu thiếu hụt tế bào bạch cầu;
  • Dùng thuốc:
    • Thuốc kích thích tạo hồng cầu (ESA): giúp kích thích cơ thể sản sinh và tăng số lượng tế bào hồng cầu trưởng thành, cải thiện tình trạng thiếu máu và giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực đến cơ thể. Một số trường hợp kết hợp với thuốc kích thích bạch cầu để đạt hiệu quả cao trong điều trị;
    • Thuốc kháng sinh: hỗ trợ chống nhiễm trùng bằng các loại thuốc kháng sinh với liều dùng phù hợp;
  • Các biện pháp chăm sóc khác: Bệnh nhân rối loạn sinh tủy cũng rất cần được chăm sóc tích cực làm giảm triệu chứng và giảm tác dụng phụ của thuốc thông qua các kỹ thuật thư giãn, điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, xoa dịu tinh thần...

Hóa trị

Hóa trị là phương pháp dùng các loại thuốc có tác dụng mạnh gây độc và tiêu diệt các tế bào máu bất thường. Phác đồ hóa trị của từng bệnh nhân sẽ khác nhau tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh, có thể kết hợp nhiều loại thuốc với nhau theo từng đợt chu kỳ.

Hóa trị bằng các loại thuốc có tác dụng giảm mức độ rối loạn sinh tủy và điều hòa miễn dịch

Một số thuốc hóa trị thường dùng cho bệnh nhân mắc hội chứng rối loạn sinh tủy gồm:

  • Thuốc giảm methyl hóa: Là loại thuốc được sử dụng để điều trị tất cả các dạng rối loạn sinh tủy hiện nay. Gồm 2 loại cơ bản gồm Azacitidine (Vidaza) và Decitabine (Dacogen), được dùng dưới dạng tiêm trong thời gian dài để cải thiện triệu chứng;
  • Các loại thuốc truyền thống khác: Những bệnh nhân bị rối loạn sinh tủy có nguy cơ cao tiến triển thành bệnh bạch cầu sẽ phải dùng các loại thuốc hóa trị truyền thống như Daunorubicin (Cerubidine), Cytarabine (Cytosar-U), Idarubicin (Idamycin)... Liều dùng và loại thuốc phù hợp sẽ được bác sĩ chỉ định tùy theo từng trường hợp cụ thể;
  • Thuốc điều hòa miễn dịch: Loại thường dùng trong điều trị rối loạn sinh tủy nhất là Lenalidomide (Revlimid) được điều chế dưới dạng viên uống. Có tác dụng khả quan trong trường hợp mắc hội chứng rối loạn sinh tủy nguy cơ thấp kèm theo bất thường về NST 5q. Loại thuốc này có thể gây một số tác dụng phụ như rụng tóc, tiêu chảy, tăng nguy cơ nhiễm trùng, mệt mỏi, chán ăn, có cảm giác buồn nôn, nôn ói...;

Liệu pháp miễn dịch

Còn được gọi là liệu pháp điều trị sinh học với cơ chế tăng cường sức mạnh của hệ thống miễn dịch tự nhiên của cơ thể nhằm chống lại rối loạn sinh tủy. Liệu pháp này thường ít được áp dụng và chỉ dùng sau khi kết thúc liệu trình hóa trị. Loại thuốc điển hình là Globulin kháng tế bào máu ATGAM và Thymoglobulin.

Thuốc tuy có tác dụng mạnh nhưng thường kèm theo nhiều tác dụng phụ tiềm ẩn gây hại cho sức khỏe. Do đó, hãy tham khảo ý kiến chuyên gia về liệu pháp này và cách xử lý các tác dụng phụ trong trường hợp được chỉ định dùng thuốc.

Ghép tủy xương hoặc ghép tế bào gốc 

Ghép tủy xương hoặc ghép tế bào gốc kết hợp với hóa trị là phương pháp điều trị hiệu quả nhất hiện nay, có khả năng cải thiện bệnh hiệu quả và giúp dự phòng tái phát dài lâu. Việc cấy ghép tủy xương hoặc tế bào gốc mới nhằm thay thế các tế bào máu khỏe mạnh, trưởng thành cho cơ thể.

Ghép tủy xương hoặc tế bào gốc là phương pháp điều trị rối loạn sinh tủy hiệu quả nhất hiện nay

Tuy đem lại hiệu quả cao, nhưng cấy ghép là thủ thuật ngoại khoa phức tạp, đòi hỏi người thực hiện phải có tay nghề chuyên môn cao và bệnh nhân có đủ sức khỏe, đáp ứng các điều trị khác như tuổi tác, mức độ bệnh, tiền sử bệnh cá nhân, kết quả từ lần điều trị trước... Trong đó, bệnh nhân từ 50 - 75 tuổi thường được ghép tế  bào gốc đồng loại nhờ hiến tặng (dị ghép/ ALLO transplant).

Phòng ngừa

Vì chưa rõ nguyên nhân gây bệnh nên dự phòng rối loạn sinh tủy thường không hiệu quả, gây khó khăn cho việc điều trị về sau. Tuy nhiên, các chuyên cho rằng để giảm nguy cơ mắc bệnh, hãy thực hiện các biện pháp tích cực sau:

  • Giữ gìn vệ sinh chung trong mọi khía cạnh để giảm nguy cơ nhiễm trùng, nhất là trong ăn uống, sinh hoạt.
  • Những người sau điều trị ung thư bằng hóa xạ trị nên theo dõi thường xuyên để tầm soát bệnh lý định kỳ, sớm phát hiện rối loạn sinh tủy và điều trị kịp thời.
  • Tránh tiếp xúc với các loại hóa chất độc hại (thuốc trừ sâu, hóa chất công nghiệp, khói thuốc lá), tia phóng xạ, kim loại nặng (thủy ngân, chì)...
  • Không nên tiếp xúc thường xuyên với những người đang mắc bệnh rối loạn sinh tủy để giảm thiểu mức độ ảnh hưởng đến hệ miễn dịch.

Những câu hỏi quan trọng khi đi khám

1. Tôi bị thiếu máu nặng và kéo dài kèm theo các biểu hiện như xuất huyết dưới da, sưng phù là dấu hiệu của bệnh gì?

2. Nguyên nhân khiến tôi mắc bệnh rối loạn sinh tủy là gì?

3. Hội chứng rối loạn sinh tủy có nguy hiểm không?

4. Tôi cần làm những xét nghiệm nào chẩn đoán rối loạn sinh tủy

5. Phương pháp điều trị rối loạn sinh tủy tốt nhất dành cho trường hợp bệnh của tôi?

6. Có thuốc đặc trị rối loạn sinh tủy không? Có gây ra tác dụng phụ không?

7. Bệnh rối loạn sinh tủy có chữa khỏi hoàn toàn không?

8. Những điều tôi cần chú ý trong quá trình điều trị rối loạn sinh tủy?

9. Quá trình điều trị rối loạn sinh tủy mất bao lâu? Tỷ lệ tử vong có cao không?

10. Chi phí điều trị rối loạn sinh tủy có tốn kém không? Có được sử dụng Thẻ bHYT không?

Một chế độ chăm sóc tích cực và điều trị hiệu quả sẽ giúp lui bệnh tạm thời hoặc vĩnh viễn không tái phát. Tuy nhiên, khuyến cáo bệnh nhân cũng cần thực hiện các biện pháp tích cực nhằm giảm nguy cơ tái phát trong tương lai. Hãy nâng cao ý thức về các rủi ro biến chứng nguy hiểm của bệnh và thăm khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện rối loạn sinh tủy, điều trị kịp thời.