Hội chứng hông vũ công
Hội chứng hông vũ công là bệnh lý nặng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Khi di chuyển người bệnh có thể nghe thấy âm thanh bất thường ở hông. Có rất nhiều nguyên nhân gây hội chứng hông vũ công, bệnh nhân cần được khám và điều trị để phòng tránh các rủi ro nguy hại khác.
Tổng quan
Hội chứng hông vũ công tên khoa học là Snapping Hip Syndrome - SHS hay Coxa Saltans, còn được gọi với nhiều cái tên khác như hội chứng hông giật, hội chứng khớp háng. Đây là bệnh lý xương khớp xảy ra do rối loạn khớp háng dẫn đến tình trạng đau buốt, chuyển động khớp háng khó khăn.
Người bệnh có thể cảm nhận thấy có tiếng lách cách ở hông phát ra khi chuyển động. Nhiều chuyên gia cho rằng sở dĩ hiện tượng này xuất hiện là do gân cơ thắt lưng chậy bị trật sang mấu chuyển lớn, một số trường hợp trật qua mấu chậu lược.
Các triệu chứng xảy ra rõ nét hơn khi bệnh nhân thực hiện chuyển động thay đổi tư thế ngồi sang đứng, đi bộ nhanh, chạy bộ. Theo các nghiên cứu đánh giá có rất nhiều trường hợp người bệnh mắc hội chứng vũ công song song với tình trạng viêm bao hoạt dịch mấu chuyển.
Có thể nói trường hợp này khá nặng, bệnh nhân bị đau đớn dữ dội hơn người bình thường kèm theo đó là rủi ro tàn tật vĩnh viễn. Phần bao hoạt dịch mấu chuyển là phần nằm giữa mấu chuyển lớn với gân ở khu vực dải chậu chày, cơ mông nhỡ.
Hội chứng hông vũ công không chỉ xuất hiện phổ biến ở những vận động viên, người tham gia thi đấu hoặc tập luyện thể dục, thể thao cường độ cao mà bất kỳ ai cũng có thể gặp phải tình trạng này. Người bệnh khi nhận thấy vùng hông, háng có biểu hiện đau nhức khó chịu hãy liên hệ với bác sĩ để nhận được sự hỗ trợ sớm.
Phân loại
Dựa vào vị trí đau nhức người ta chia hội chứng hông vũ công thành các loại chính gồm bên ngoài, bên trong, nội khớp. Cụ thể như sau:
- Hội chứng hông vũ công bên ngoài: Hiện tượng đau nhức vùng hông bên ngoài, xảy ra phổ biến nhất trong các trường hợp. Đối với dạng này, phần cơ, gân bị trượt qua xương đùi, đầu xương đùi khiến người bệnh nóng ran, nghe tiếng chớp khi cử động vùng hông, tình trạng gần giống với hiện tượng trật khớp, thường có liên quan chấn thương nhẹ vùng hông đùi.
- Hội chứng hông vũ công bên trong: Tình trạng đau nhức xuất hiện từ từ, đau khu vực sâu bên trong háng. Bên cạnh đó, khi di chuyển người bệnh còn nghe được tiếng kêu lách cách. Người bệnh ngày càng cảm nhận được cơn đau nặng nề hơn.
- Hội chứng hông vũ công nội khớp: Xảy ra do liên quan đến các chấn thương, không liên quan đến cơ, gân như hai dạng kể trên. Bệnh nhân có thể nghe thấy âm thanh khớp kêu lách cách khi di chuyển dưới ảnh hưởng của tình trạng chấn thương, sang chấn trước đó. Thông thường hội chứng hông vũ công nội khớp thường đi kèm với tình trạng rách bao khớp, tổn thương lòng mũ,...
Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ
Có nhiều nguyên nhân gây nên hội chứng hông vũ công. Theo đó tùy từng loại SHS mà nguyên nhân cũng sẽ khác nhau. Tình trạng đau nhức thường đến từ sự căng cơ, gân, sự chuyển dịch, trượt cơ trên xương bất thường. Các chuyên gia cho biết, nguyên nhân chung thường xuất phát từ gân hông dày, người bệnh thường phải chuyển động khu vực hông với tần suất cao.
Dựa trên vị trí đau nhức, dạng SHS người ta nhận diện một số nguyên nhân chính gây bệnh kể đến như:
- Nguyên nhân gây hội chứng hông vũ công bên trong: Xuất phát từ tình trạng trượt gân hông và cơ trên bề mặt khớp háng. Các gân kết nối cơ hông dịch chuyển đến vùng xương chậu, cơ tứ đầu lệch trên phần bóng ổ khớp, ổ cấm tại vùng hông.
- Nguyên nhân gây hội chứng hông vũ công bên ngoài: Thường đến từ nguyên nhân trượt dải sụn chêm trên xương đùi, dọc phía bên ngoài.
- Nguyên nhân gây hội chứng hông vũ công nội khớp: Khác với hai dạng kể trên, tình trạng này xuất hiện thường là do chấn thương ở khu vực hông, háng. Trong đó bao gồm các tổn thương xảy ra ở sụn khớp, chấn thương ổ, sụn lót bóng khớp háng, chấn thương rách sụn quanh hốc hông, gãy hông,...
Bất kỳ đối tượng nào cũng có thể mắc phải chứng bệnh này. Trong đó những đối tượng có nguy cơ cao kể đến như:
- Vận động viên tham gia thi đấu, tập luyện cường độ cao.
- Vũ công múa Ballet, vận động viên thể dục dụng cụ chuyển động liên tục.
- Những đối tượng tham gia đua ngựa hoặc các giải đấu điền kinh, đá bóng.
- Người tập tạ nặng, chạy bộ, người ở nhóm tuổi từ 15 đến 40 tuổi nằm trong nhóm đối tượng nguy cơ cao.
Người bệnh cần được kiểm tra, khám vùng hông chẩn đoán bệnh. Sau khi tìm được nguyên nhân gây bệnh, dựa trên kết quả chẩn đoán bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân. Càng khám chữa sớm càng giúp người bệnh có hy vọng chữa trị dứt điểm.
Triệu chứng và chẩn đoán
Triệu chứng
Người mắc hội chứng hông vũ công gặp phải các triệu chứng như:
- Khi chuyển động người bệnh nghe thấy âm thanh lạ ở vùng khớp hông như tiếng lốp cốp, lách tách. Nhất là các động tác đòi hỏi người bệnh phải chuyển động từ tư thế gập sang duỗi khớp háng khớp hông.
- Cơn đau xuất hiện khi bệnh nhân chuyển động khớp háng, tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng bị đau mỏi, có người chỉ hơi nhận thấy vùng háng khó chịu khi đổi tư thế.
- Trường hợp bệnh nặng khi chuyển động khớp háng người bệnh bị đau nhức khó chịu dữ dội, cơn đau có thể kéo dài không thuyên giảm.
- Khi nghỉ ngơi cơn đau có dấu hiệu giảm bớt, cơ chân trở nên yếu hơn khiến người bệnh nâng chân, chuyển động chân cũng trở nên khó khăn.
- Một số người bệnh bị sưng viêm vùng hông, khó khăn trong việc đứng ngồi, hông như sắp rời ra khỏi vị trí.
Mỗi dạng SHS sẽ có các biểu hiện tương đồng với vị trí, tình trạng chấn thương khớp hông, khớp háng. Khi nhận thấy biểu hiện lạ, bệnh nhân nên đến gặp bác sĩ sớm. Dưới đây là chi tiết hơn các triệu chứng của hội chứng hông vũ công tùy vào khu vực bị ảnh hưởng, bao gồm:
- SHS bên ngoài: Bệnh nhân có biểu hiện dễ vấp ngã khi chạy, leo cầu thang, vùng đau nhất chủ yếu tập trung ở bên ngoài hông. Khi người bệnh nằm nghiêng cơn đau nghiêm trọng hơn, đau tăng dần theo thời gian.
- SHS bên trong: Người bệnh nghe được tiếp kêu phát ra khi chuyển động, nhất là khi chạy. Cơn đau khớp háng xuất hiện, đau sâu, đau gần vùng bẹn.
- SHS nội khớp: Người bệnh nghe tiếng lách cách, đau đớn xảy ra khi vùng háng, hông gặp phải các chấn thương nặng.
Chẩn đoán
Khi phát hiện biểu hiện bất thường, bệnh nhân đến gặp bác sĩ được thăm hỏi triệu chứng, các vấn đề liên quan. Sau đó, bác sĩ chỉ định người bệnh thực hiện một số xét nghiệm cần thiết để kết luận chẩn đoán. Các phương pháp bao gồm:
- Chụp X-quang: Hình ảnh thu được giúp bác sĩ xác định vị trí bị tổn thương, khu vực xương, khớp vùng hông có bị ảnh hưởng gì không. Thông qua xét nghiệm này bác sĩ cũng xác định được nguyên nhân và loại bỏ các yếu tố gây đau nhức.
- Chụp MRI: Phương pháp chụp cộng hưởng từ cũng được thực hiện nhằm chẩn đoán tình trạng đau nhức vùng hông liên quan đến nguyên nhân nào. Thông qua xét nghiệm này phần tổn thương ở mô mềm và xương được biểu lộ rõ hơn giúp bác sĩ phân biệt chấn thương với các vấn đề khác.
Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chỉ định người bệnh tiến hành một số xét nghiệm chẩn đoán khác nhầm phân biệt hội chứng hông vũ công với các bệnh lý như viêm khớp háng, xuất hiện khối u, rối loạn hoạt động khớp, dây thần kinh hoặc các trường hợp có liên quan.
Biến chứng và tiên lượng
Hội chứng hông vũ công là một trong những vấn đề thường gặp khi người bệnh phải chuyển động vùng hông liên tục, tập luyện hoặc làm việc trong thời gian kéo dài. Tuy đây không phải là tình trạng nặng và các thương tổn có thể khắc phục nhưng bệnh nhân không nên chủ quan.
Bởi, khi các chấn thương hông, háng kéo dài, ngoài đau nhức còn tăng rủi ro biến chứng cho người bệnh. Đặc biệt là đối tượng gặp chấn thương nặng, có cảm giác đau nhức dữ dội không thuyên giảm mặc dù đã áp dụng biện pháp điều trị.
Những rủi ro có thể xảy ra bao gồm:
- Người bệnh bị hạn chế hoạt động do cơn đau khớp háng, vùng hông ngày càng nặng nề dữ dội hơn. Điều này ảnh hưởng đến sinh hoạt đời sống, khiến công việc của người bệnh gặp nhiều trở ngại.
- Nhiều nguy cơ viêm nhiễm tiến triển ở vùng gân kèm theo tình trạng teo cơ khi người bệnh thiếu vận động. Nếu hiện tượng này kéo dài có thể phát sinh nhiều hệ lụy khác, trong đó bao gồm tình trạng liệt cơ, bệnh nhân phải ngồi một chỗ, không chuyển động, di chuyển như thông thường.
Nhằm phòng tránh các rủi ro không mong muốn, người bệnh được khuyến khích khám và điều trị khi nhận thấy vùng háng hông có những biểu hiện lạ. Không nên chủ quan, để cơn đau nhức kéo dài gây ra nhiều nguy cơ ảnh hưởng cả đời sống và sức khỏe người bệnh.
Điều trị
Chỉ định điều trị hội chứng hông vũ công theo hướng dẫn của bác sĩ. Dựa vào kết quả chẩn đoán, nguyên nhân gây bệnh bác sĩ sẽ tiến hành đưa ra phác đồ điều trị cho phù hợp. Dưới đây là những phương án can thiệp được áp dụng nhằm khắc phục hội chứng hông vũ công và phòng tránh biến chứng:
Sử dụng thuốc
Thuốc dùng có tác dụng cải thiện triệu chứng, giúp người bệnh thư giãn, dễ chịu hơn. Bởi, hội chứng hông vũ công gây ra nhiều cơn đau nhức khó chịu cho người bệnh, ảnh hưởng công việc thường ngày. Việc sử dụng thuốc sẽ làm giảm nhẹ triệu chứng này.
Tuy nhiên bệnh nhân nên dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, tránh việc lạm dụng, dùng tùy tiện. Những nhóm thuốc được chỉ định trong đơn thuốc dành cho bệnh nhân bị đau hông, đau vùng háng do hội chứng hông vũ công thường là thuốc giảm đau, giãn cơ. Chẳng hạn:
- Thuốc giãn cơ: Mục đích giúp bệnh nhân giảm hiện tượng căng cơ, co thắt cơ.
- Thuốc giảm đau thông thường: Paracetamol hay Tramadol là nhóm thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị giảm đau các bệnh xương khớp và nhiều vấn đề khác.
- Thuốc giảm đau gây nghiện: Dành cho trường hợp đau nặng, bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định nhóm thuốc giảm đau này cho bệnh nhân. Thuốc có hiệu quả nhanh nhưng kèm theo đó cũng gây ra các tác dụng phụ không mong muốn cho người bệnh.
- Thuốc Steroid dạng tiêm: Chỉ định cho bệnh nhân bị đau nặng, thuốc dạng tiêm có tác dụng nhanh, giảm đau tức thì. Tiêm thuốc có hiệu quả lâu, tuy nhiên cũng có thể phải tiêm nhắc lại sau một khoảng thời gian. Bác sĩ sẽ chỉ định cho từng trường hợp cụ thể.
Tùy vào tình hình thực tế các thuốc được kết hợp hoặc dùng riêng lẻ. Ngoài ra, để giảm đau tốt hơn bệnh nhân cần dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý, kết hợp chăm sóc cơ thể, ăn uống đủ chất để cải thiện sức khỏe, góp phần thúc đẩy quá trình điều trị đạt hiệu quả như mong đợi.
Vật lý trị liệu
Như đã đề cập việc kết hợp dùng thuốc và các biện pháp chăm sóc, điều trị khác là cần thiết để bệnh nhân giảm đau, duy trì chức năng vận động cho khớp háng, vùng hông. Trong đó giải pháp vật lý trị liệu thường được áp dụng cho những trường hợp bệnh nhân xương khớp.
Không chỉ giúp người bệnh duy trì chức năng xương khớp, các bài tập trị liệu, phương pháp trị liệu còn hỗ trợ người bệnh cải thiện triệu chứng đau nhức. Người mắc hội chứng hông vũ công có thể được hướng dẫn các động tác căng cơ, gấp hông, căng dải lliotionate, căng gân theo tư thế nàm,...
Mỗi bài tập sẽ được hướng dẫn thực hiện bởi kỹ thuật viên. Bệnh nhân tập đúng, đủ không tập quá sức, không tự ý thực hiện những động tác khó để tránh ảnh hưởng đến khu vực chấn thương. Tập luyện kết hợp dùng thuốc và ăn uống đều độ là yếu tố giúp cơ thể bệnh nhân hồi phục nhanh và hiệu quả.
Chăm sóc tại nhà
Một số giải pháp tại nhà cũng được bác sĩ hướng dẫn nhằm giúp bệnh nhân xoa dịu cơn đau nhức khó chịu khi mắc hội chứng hông vũ công. Người bệnh cần:
- Nghỉ ngơi: Để cơn đau không tiến triển nặng nề hơn, người bệnh cần dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý. Việc để bản thân được nghỉ ngơi, thư giãn là cách tốt nhất giúp bạn kiểm soát cơn đau, tránh tổn thương vùng hông nghiêm trọng hơn.
- Chườm lạnh: Biện pháp này có hiệu quả gây tê tạm thời dây thần kinh vùng hông từ đó giảm đau cho người bệnh tại chỗ. Phương pháp được các chuyên gia hướng dẫn người bệnh thực hiện không chỉ tình trạng hội chứng hông vũ công mà còn đối với các chấn thương khác. Tuy nhiên khi chườm lạnh bạn cần lưu ý không chườm trực tiếp đá lạnh lên vùng hông mà cần dùng khăn hoặc túi chườm bọc lại. Đồng thời không chườm quá 30 phút để tránh rủi ro bị bỏng lạnh.
- Trợ lực phần hông: Giải pháp trợ lực vùng hông được thực hiện nhằm giúp người bệnh giảm thiểu các chấn thương tiếp tục diễn ra. Áp dụng cho những đối tượng phải chuyển động hông nhiều như vận động viên, nghệ sĩ múa,... Băng dán cơ dành cho người bệnh hiện có bán tại nhiều nhà thuốc, bác sĩ có thể tư vấn sử dụng băng dán cho người bệnh nhằm giảm đau và giảm áp lực cho vùng hông, háng.
Phương pháp phẫu thuật
Phương pháp phẫu thuật được chỉ định cho những đối tượng mắc hội chứng hông vũ công nặng, không cải thiện sau khi đã thực hiện các phương án điều trị kể trên. Tuy nhiên phẫu thuật cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro do đó bệnh nhân sẽ được thăm khám, đánh giá mức độ đáp ứng điều trị và tư vấn trước khi thực hiện.
Mỗi trường hợp sẽ có cách can thiệp ngoại khoa riêng. Đối với trường hợp chấn thương nặng bác sĩ sẽ tiến hành hội chẩn và đưa ra phác đồ tương ứng. Người thực hiện ca mổ phải có trình độ chuyên môn, tay nghề giỏi, tốt nhất bệnh nhân nên đến các bệnh viện lớn, cơ sở y tế hiện đại, chuyên nghiệp để thực hiện khám và điều trị hội chứng hông vũ công.
Phòng ngừa
Hội chứng hông vũ công là một trong những bệnh lý có khả năng xuất hiện với bất kỳ đối tượng nào. Mặc dù không để lại quá nhiều di chứng, tuy nhiên những đối tượng bệnh nặng, chủ quan không khám chữa sớm vẫn có khả năng đối diện với nhiều rủi ro nguy hại.
Do đó, chuyên gia khuyến khích người bệnh nên chủ động khám và điều trị càng sớm càng tốt. Bên cạnh đó chủ động phòng ngừa hội chứng này tái phát với các lưu ý bao gồm:
- Hạn chế việc vận động quá mức, nên dành thời gian để khớp, cơ được nghỉ ngơi. Đặc biệt là người hoạt động trong lĩnh vực thể dục thể thao, nghệ thuật, múa,... cần dành thời gian để khớp, cơ được phục hồi, tái tạo, không nên tập luyện quá sức.
- Trước khi tham gia các môn thể thao, thể dục trước hết bạn nên khỏi động, làm nóng cơ thể để tránh các chấn thương không mong muốn khi tập luyện.
- Lựa chọn những môn thể thao phù hợp với tình trạng sức khỏe. Nếu có chấn thương cần khám và điều trị sớm, không nên chủ quan khiến tổn thương trở nặng.
- Chủ động chăm sóc cơ thể, bổ sung thực phẩm, thức uống bổ dưỡng, lành mạnh. Hạn chế căng thẳng, áp lực kéo dài, nên dành thời gian để cơ thể, đầu óc được nghỉ ngơi, thư giãn.
- Khám sức khỏe định kỳ, kiểm tra khi cơ thể bị té ngã, chấn thương các khu vực như đầu gối, khớp háng,... nhất là trường hợp té ngã, tai nạn bị đau nhức khó chịu.
Có thể bạn quan tâm: Hội chứng dải chậu dày: Nguyên nhân và cách điều trị
Những câu hỏi quan trọng khi khám
1. Tôi cần thực hiện các xét nghiệm nào để chẩn đoán hội chứng hông vũ công?
2. Tôi cần biết nguyên nhân vì sao tôi gặp phải hội chứng hông vũ công?
3. Tôi có thể nhận biết hội chứng hông vũ công qua các triệu chứng nào?
4. Hội chứng hông vũ công nếu không điều trị ảnh hưởng đến công việc của tôi như thế nào?
5. Tôi có dùng thuốc điều trị hội chứng hông vũ công được không?
6. Tôi cần dùng thuốc trong bao lâu và có những tác dụng phụ nào không?
7. Trường hợp nào tôi cần phẫu thuật chữa hội chứng hông vũ công?
8. Trong thời gian điều trị tôi cần làm gì để cải thiện bệnh nhanh hơn?
9. Những việc tôi cần kiêng khi mắc hội chứng hông vũ công là gì?
10. Bao lâu tôi cần trở lại bệnh viện tái khám?
Hội chứng hông vũ công là vấn đề xương khớp nhiều người gặp phải. Để đảm bảo không ảnh hưởng đến hoạt động vùng hông, giảm rủi ro chấn thương biến chứng người bệnh cần liên hệ bác sĩ thăm khám sớm. Chẩn đoán và điều trị bệnh từ giai đoạn mới khởi phát giúp phòng tránh các biến chứng và rủi ro không mong muốn ảnh hưởng sức khỏe.