Hội chứng mông chết

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI BÁC SĨ DOÃN HỒNG PHƯƠNG – Khoa Xương khớpGiám đốc Chuyên môn Trung tâm Đông Phương Y Pháp – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Hội chứng mông chết làm cơ vùng mông bị suy yếu. Người bệnh gặp phải nhiều khó khăn trong quá trình đứng ngồi, ảnh hưởng đến chất lượng đời sống, công việc. Bệnh thường gặp ở người lười vận động, ngồi xuyên suốt trong thời gian dài. Để phòng tránh rủi ro, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để thăm khám và nhận tư vấn điều trị sớm bằng biện pháp phù hợp.

Tổng quan

Hội chứng mông chết tên tiếng Anh là Dead Butt Syndrome, gọi tắt là DBS. Đây là một trong trường hợp suy giảm chức năng gân cơ mông nhiều người đang gặp phải, đặc biệt là người ngồi lâu thường xuyên, những người lười vận động.

Hội chứng mông chết hay còn gọi là viêm cơ mông, hay quên cơ mông

Tình trạng ngồi quá lâu gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe xương khớp, ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu huyết, dễ gây ra các bệnh lý về đường ruột,... Bên cạnh đó, việc không sử dụng cơ mông, cơ vùng thân dưới thời gian dài có thể khiến cơ bị suy thoái, yếu hơn.

Một trong các vấn đề người ngồi nhiều, lười vận động có thể gặp phải là hội chứng mông chết. Khi mắc bệnh, gân cơ mông bị tê liệt, phản ứng chậm hoặc không có phản ứng, các hoạt động đứng ngồi trở nên khó khăn hơn.

Ngoài tên gọi hội chứng mông chết, nhiều người còn gọi bệnh này là chứng hay quên cơ mông, viêm gân cơ mông,... Bệnh nhân cần sớm thăm khám, điều chỉnh để khắc phục sự suy yếu gân cơ tại vị trí này. Nếu kéo dài, bệnh có thể gây đau lưng, kéo dài xuống đầu gối, lan rộng ra các bộ phận khác.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Hội chứng mông chết xảy ra do ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố bên. Trong đó, một số yếu tố chính được đề cập đến bao gồm ngồi quá lâu và thường xuyên, lười vận động hoặc các ảnh hưởng khác dẫn đến viêm gân cơ mông.

Vùng cơ mông không được sử dụng trong thời gian dài trở nên kém hoạt động kém, ảnh hưởng đến vùng cơ mông lớn. Việc ngồi làm việc quá nhiều hoặc lạm dụng cơ mông quá mức khiến cho gân cơ mông bị suy giảm chức năng, không hoạt động như bình thường.

Các chuyên gia cho biết, sự mất cân bằng hoạt động của hai nhóm cơ bên khớp tại vùng mông sẽ làm ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động của vùng mông. Hội chứng mông chết cũng có khả năng xảy ra khi bệnh nhân đi bộ nhanh mà không giãn cơ vùng lưng, hông xuống chân khiến cho gân cơ mông bị tổn thương, suy giảm vận động trong thời gian dài.

Ngồi một chỗ quá lâu có thể là nguyên nhân khiến bạn mắc hội chứng mông chết

Những đối tượng có khả năng gặp phải hội chứng mông chết được đề cập đến bao gồm:

  • Người có tính chất công việc phải ngồi làm việc trong thời gian dài như nhân viên văn phòng, công nhân, tài xế lái xe, người làm nghề thủ công đan lát,...
  • Người trên 40 tuổi bị suy yếu xương khớp, có sự bù trừ cơ bắp xương khớp.
  • Người vận động xương khớp quá nhiều, lạm dụng vận động như vận động viên tập luyện quá sức, người tập thể dục, chơi thể thao cường độ cao.

Để khắc phục hội chứng mông chết, việc tìm hiểu nguyên nhân đóng vai trò quan trọng. Chủ động điều chỉnh các thói quen, loại bỏ yếu tố nguy cơ để sớm khôi phục khả năng vận động gân cơ mông, giảm thiểu các rủi ro không mong muốn.

Triệu chứng và chẩn đoán

Triệu chứng

Cơ mông của bệnh nhân bị ảnh hưởng do không được làm việc hoặc làm việc quá sức trong thời gian dài. Điều này là lí do khiến nhiều nhân viên văn phòng, công nhân hoặc thậm chí là các vận động viên thể thao,... mắc phải hội chứng mông chết.

Các triệu chứng cảnh báo bệnh lý bao gồm:

  • Cảm giác tê nhẹ đến nặng xuất hiện ở vùng mông. Một số trường hợp có cảm giác đau khi đi lại, đứng ngồi, chuyển động vùng mông khó khăn.
  • Cơn đau có thể trở nên nghiêm trọng hơn, đặc biệt nặng nề khi đau lan ra các vùng lân cận bao gồm khu vực hông, lưng dưới, đầu gối, hai chân. Nhiều người nhầm lẫn tình trạng này là đau dây thần kinh tọa.
  • Một số ảnh hưởng xảy ra ở khu vực cơ mông, vùng cơ gập hông khiến cho khả năng vận động thân dưới kém, cảm giác đau xuất hiện ngay cả khi nằm nghỉ ngơi.
  • Trường hợp viêm gân cơ mông kéo dài có thể gây viêm bao hoạt dịch làm cơn đau nặng nề hơn, kéo theo nhiều triệu chứng khác.
  • Đau cẳng chân, đau lưng, hông.

Để nhận biết cơ thể có đang bị hội chứng mông chết hay không, bạn có thể tự kiểm tra bằng cách thực hiện một số động tác ở chân, quan sát đường cong ở lưng. Nếu phát hiện biểu hiện lạ kèm theo các triệu chứng kể trên, tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám điều trị sớm.

Nhận biết các triệu chứng bất thường để sớm điều trị phòng ngừa biến chứng

Chẩn đoán

Đến gặp bác sĩ sớm ngay khi nhận thấy các triệu chứng bất thường không thuyên giảm sau một thời gian. Bệnh nhân cần theo dõi triệu chứng để thông báo với bác sĩ chi tiết các vấn đề đang gặp phải. Đặc biệt là xác định vùng đau nhức ở mông khi đi lại, vận động.

Bác sĩ sẽ tiến hành thăm hỏi triệu chứng, tiền sử bệnh lý của người bệnh và người thân trong gia đình để cân nhắc liệu tình trạng sức khỏe của bệnh nhân có liên quan đến di truyền hay không. Bên cạnh đó, để xác định chính xác tình trạng sức khỏe của mỗi người, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các xét nghiệm hình ảnh.

Trong đó, chụp MRI, X quang là hai biện pháp được thực hiện phổ biến. Kết quả chẩn đoán hình ảnh phản ánh hội chứng mông chết, mức độ tổn thương người bệnh đang gặp phải. Dựa vào chẩn đoán cuối cùng, bác sĩ sẽ chỉ định giải pháp can thiệp điều trị phù hợp, phòng ngừa rủi ro cho bệnh nhân.

Biến chứng và tiên lượng

Hội chứng mông chết không đe dọa đến sự an toàn tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên, các triệu chứng bùng phát bệnh lại gây ra nhiều hệ lụy đối với đời sống, sức khỏe tổng thể của bệnh nhân.

Trường hợp cơn đau hội chứng mông chết kéo dài có thể lan ra các khu vực khác. Người bệnh không kịp thời kiểm soát, điều chỉnh thói quen có thể làm hiện tượng viêm gân cơ mông nặng hơn, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

Trong đó có thể kể đến nguy cơ viêm bao hoạt dịch khớp háng, biến chứng tim mạch, và nhiều rủi ro không có lợi. Do đó, bệnh nhân tốt hơn hết nên chủ động thăm khám khi phát hiện cơ thể có dấu hiệu bất thường, điều trị sớm bảo vệ sức khỏe.

Điều trị

Người bệnh tốt hơn hết cần phối hợp với bác sĩ điều trị thực hiện các giải pháp can thiệp để kiểm soát hội chứng mông chết đạt hiệu quả tốt nhất. Theo đó, đầu tiên việc làm có ý nghĩa thiết thực trong giai đoạn đầu phát hiện bệnh là dành thời gian nghỉ ngơi, đồng thời cần cố định vùng thắt lưng, sử dụng sản phẩm hỗ trợ mông, lưng để tránh chấn thương.

Ngoài ra, để giảm cơn đau nhức khó chịu, bệnh nhân có thể chườm lạnh vùng bị ảnh hưởng bằng khăn chườm đá hoặc túi chườm chuyên dụng. Áp trực tiếp túi chườm lên vùng mông, lưng, đùi,... bị đau. Tuy nhiên không chườm quá lâu để tránh gây bỏng lạnh cho da.

Bệnh nhân tốt nhất nên nằm ngửa, nâng cao chân so với thắt lưng, mông để máu huyết lưu thông đều, giảm cơn đau nhanh và hiệu quả. Một số thuốc có thể được sử dụng bao gồm thuốc giảm đau, kháng viêm,... Chúng có tác dụng hỗ trợ cải thiện triệu chứng đau mỏi cho người bệnh.

Trường hợp tổn thương nghiêm trọng, kéo dài, bệnh nhân cần được can thiệp các biện pháp chuyên sâu hơn, loại bỏ mô bị tổn thương, sử dụng huyết tương giàu tiểu cầu,... Bệnh nhân nên đến bệnh viện uy tín, có bác sĩ chuyên khoa tay nghề giỏi để được khám và điều trị bằng biện pháp phù hợp nhất.

Điều trị y tế kết hợp tập luyện theo phác đồ kiểm soát hội chứng mông chết

Ngoài các biện pháp điều trị y tế, bệnh nhân cũng có thể được hướng dẫn thực hiện thêm bài tập trị liệu, sử dụng các thủ thuật điều trị bằng bấm huyệt đạo, châm cứu,... Phương pháp nào cũng sẽ có ưu và nhược điểm riêng, bệnh nhân nên tuân thủ theo phác đồ điều trị để sớm đạt kết quả như mong đợi.

Phòng ngừa

Hội chứng mông chết thường xuất hiện do thói quen lười vận động của nhiều người, ảnh hưởng từ tính chất công việc phải ngồi một chỗ thường xuyên, do chấn thương hoặc các rối loạn vận động khác. Dựa trên các nguyên nhân gây bệnh, bạn đọc nên chủ động phòng bệnh sớm:

  • Tập luyện các bài tập có lợi cho cơ mông như tư thế cầu cơ mông, tư thế nâng chân nằm nghiêng, nâng mông donkey kicks,... Các bài tập lực cho gân cơ vùng mông được chắc khỏe, linh hoạt hơn, giảm nguy cơ mắc hội chứng mông chết.
  • Khi phải ngồi làm việc quá lâu, bạn nên dành ít nhất 2-3 phút đi lại, đi vệ sinh để di chuyển, vận động cơ mông, tránh tình trạng ngồi cố định ảnh hưởng đến chức năng các cơ khu vực này. Ngồi 60 phút nên đứng dậy và vận động vài phút để máu huyết lưu thông.
  • Thực hiện các bài tập giãn cơ, vươn vai, đi bộ,... tập luyện thể dục vừa sức, không tập cố sức gây ảnh hưởng đến cơ vùng mông, cũng như nhiều bộ phận khác trên cơ thể.
  • Tăng cường vận động, duy trì vốc dáng cân đối, tránh trường hợp thừa cân, béo phì làm tăng áp lực cho vùng cơ mông.
  • Để giải tỏa áp lực, giúp cơ mông thoải mái hơn khi làm việc, bạn có thể sử dụng dụng cụ hỗ trợ như nệm lót, máy massage... giảm tình trạng đau nhức, cứng cơ vùng mông.

Những câu hỏi quan trọng khi đi khám

1. Vùng mông tôi có cảm giác tê, đôi khi hơi đau là do đâu?

2. Triệu chứng nhận biết hội chứng mông chết là gì?

3. Nguyên nhân vì sao tôi bị hội chứng mông chết?

4. Tôi cần thực hiện xét nghiệm hội chứng mông chết nào?

5. Nếu không điều trị hội chứng mông chết có thuyên giảm không?

6. Có dùng thuốc điều trị hội chứng mông chết được không?

7. Tôi có cần kết hợp vật lý trị liệu điều trị hội chứng mông chết không?

8. Sử dụng thuốc giảm đau có tác dụng phụ gì không?

9. Có trị được hội chứng mông chết dứt điểm hoàn toàn không?

10. Tôi có cần tái khám sau điều trị không?

Hội chứng mông chết có thể gây ra biến chứng nếu bệnh nhân không khám và điều trị sớm. Cơn đau, tê bì ở vùng mông có khả năng lan rộng, không chỉ ảnh hưởng đến đời sống mà còn kéo theo nhiều hệ lụy đối với sức khỏe. Do đó, khi nhận thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường, tốt nhất bạn nên khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.