Bệnh ung thư xương

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI BÁC SĨ DOÃN HỒNG PHƯƠNG – Khoa Xương khớpGiám đốc Chuyên môn Trung tâm Đông Phương Y Pháp – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Ung thư xương là hiện tượng hình thành các mô bất thường bên trong xương. Bệnh lý có khả năng gây ra các biến chứng nguy hiểm, đe dọa an toàn tính mạng bệnh nhân. Giai đoạn khởi phát bệnh diễn biến một cách âm thầm, gần như không có biểu hiện rõ ràng. Khi bệnh ngày càng nặng, triệu chứng phức tạp gây khó khăn cho việc điều trị.

Tổng quan

Bệnh ung thư xương (Bone Cancer) là bệnh lý hiếm gặp, xuất phát từ sự phát triển bất thường các tế bào trong xương. Những tế bào này phát triển một cách không kiểm soát, gây ra các hệ lụy khôn lường cho bệnh nhân. Không chỉ ảnh hưởng sinh hoạt đời sống, ung thư xương còn là nguyên nhân dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

Bệnh ung thư xương
Ung thư xương là bệnh lý hiếm gặp, mặc dù vậy khả năng gây biến chứng của bệnh khá cao

Bất kỳ vùng xương nào trên cơ thể cũng có thể gặp phải tình trạng này, đặc biệt là khu vực xương chậu, xương ở vùng cánh tay, chân. Mặc dù tỷ lệ bệnh nhân mắc phải ung thư xương khá thấp, chỉ khoảng 1% trong tổng số bệnh nhân mắc bệnh ung thư, tuy nhiên bạn không nên chủ quan.

Bởi khi bệnh tiến triển mức độ nặng nề hơn, tế bào ác tính có thể di căn xa, ảnh hưởng đến các khu vực xung quanh xương bị tổn thương, đặc biệt là di căn lên phổi, tim mạch, cơ quan đầu não,... Tình trạng biến chứng, di căn ung thư gây khó khăn cho công tác điều trị, tăng rủi ro cho người bệnh, tiên lượng sống khi đó hạn hẹp.

Phân loại

Dựa trên mức độ ảnh hưởng của ung thư xương, người ta chia bệnh lý này thành các dạng như sau:

  • Ung thư xương nguyên phát: Đây là tình trạng ung thư phổ biến nhất, khối u bất thường có khả năng hình thành ở các mô xung quanh xương như sụn hoặc thậm chí là trực tiếp xuất hiện bên trong xương. Hiện tượng ung thư xương có tỉ lệ thấp xảy ra, hiếm gặp hơn rất nhiều so với các bệnh lý ung thư khác. Những đối tượng nguy cơ mắc ung thư nguyên phát có thể kể đến như người già, người trẻ hoặc thậm chí là trẻ vị thành niên. Khu vực xương bị ảnh hưởng phổ biến là vùng xương tay, chân, khu vực xương chậu.
  • Ung thư xương thứ phát (di căn): So với trường hợp ung thư nguyên phát, ung thư thứ phát có tỷ lệ xảy ra nhiều hơn. Tế bào ác tính có thể di căn từ những bộ phận khác trên cơ thể đến xương. Các dạng ung thư thứ phát thường gặp là đa u tủy, Sarcoma xương, Sarcoma sụn, Ewing's Sarcoma. Mỗi trường hợp sẽ gây ra những triệu chứng và hệ lụy khác nhau, đặc biệt nếu không điều trị sẽ cực kỳ nguy hiểm, đe dọa an toàn tính mạng của bệnh nhân.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Qua các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ bệnh nhân mắc ung thư xương phần lớn liên quan đến yếu tố di truyền. Theo đó, trong quá trình phân bào, sự biến dị gen xuất hiện là yếu tố gây bệnh phổ biến nhất. Những em bé mắc phải bệnh về xương di truyền từ bố, mẹ có khả năng phát triển xương kém hơn những em bé khác.

Bên cạnh yếu tố di truyền, nguyên nhân gây bệnh ung thư xương còn đến từ những nguyên nhân khác như:

  • Tiếp xúc với môi trường bức xạ: Những đối tượng phải làm việc trong điều kiện môi trường có tia bức xạ có khả năng bị ung thư nói chung và ung thư xương nói riêng.
  • Ảnh hưởng từ chấn thương: Một số trường hợp ung thư xương xuất hiện do ảnh hưởng từ yếu tố bên ngoài như va chạm, chấn thương làm gãy, tổn thương xương. Tuy nhiên do điều kiện điều trị không đảm bảo, người bệnh chủ quan dẫn đến các biến chứng xương khớp, trong đó rủi ro có thể xảy ra dẫn đến ung thư xương.

Độ tuổi 10-14 tuổi có tỷ lệ phát hiện ung thư xương cao hơn so với người trưởng thành. Ngoài ra, độ tuổi 50-60 cũng nằm trong diện nguy cơ, nguyên nhân liên quan đến những bất thường xương khớp khi tuổi già. Phát hiện bệnh từ sớm không phải là điều dễ dàng do tế bào ung thư phát triển một cách âm thầm.

Việc điều trị sẽ khó khăn hơn nếu ung thư xương đã diễn biến nặng, có biểu hiện di căn. Chính vì thế, bác sĩ khuyến khích mỗi người khi nhận thấy có dấu hiệu bất thường trên cơ thể nên chủ động đến bệnh viện khám, điều trị can thiệp từ sớm giúp bảo vệ an toàn sức khỏe, phòng ngừa nhiều biến chứng.

Triệu chứng và chẩn đoán

Triệu chứng

Bệnh ung thư xương khó nhận biết thông qua những biểu hiện ban đầu. Bởi giai đoạn sớm các tế bào ung thư mới hình thành chưa gây ra bất kỳ biểu hiện rõ ràng nào. Người bệnh có thể nhầm lẫn bệnh với những vấn đề xương khớp khác, dẫn đến việc chủ quan, điều trị không kịp thời.

Triệu chứng
Nhận biết các biểu hiện cơ thể bất thường và sớm thăm khám để điều trị ung thư xương kịp thời

Theo diễn biến của bệnh qua các giai đoạn, các triệu chứng nghi ngờ và dấu hiệu nhận biết có thể kể đến như:

Giai đoạn khởi phát:

  • Người bệnh nhận thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường nhỏ, tuy nhiên chúng khá mơ hồ nên bệnh nhân không khám chữa từ sớm. Đây là giai đoạn dễ bị bỏ quên do sự chủ quan của người bệnh.
  • Một số trường hợp cơn đau xương bắt đầu xuất hiện ở giai đoạn này, tuy nhiên chúng không quá rõ nét. Đặc biệt còn xuất hiện vào ban đêm, cơn đau khi chuyển động mạnh dẫn đến sự nhầm lẫn với đau nhức xương khớp thông thường.
  • Cơn đau xuất hiện tại vị trí đau nhức, sờ thấy một khối nhú to ở bên trong, vùng da bên ngoài khu vực xương bị tổn thương có hiện tượng ấm hơn vùng da khác. Đồng thời bên ngoài da cũng xuất hiện các mạch máu xanh, tím.

Giai đoạn tiến triển:

  • Giai đoạn này các dấu hiệu bất thường bắt đầu rõ ràng hơn. Người bệnh sụt cân không có nguyên nhân, cơ thể mệt mỏi và có biểu hiện sốt nhẹ.
  • Cơn đau xương khớp bắt đầu rõ ràng hơn, xương có dấu hiệu yếu đi. Mặc dù người bệnh có sử dụng thuốc giảm đau tuy nhiên cơn đau không thuyên giảm.
  • Vùng xương bị đau có biểu hiện sưng to, xương trở nên yếu có thể gãy khi va chạm nhẹ, liệt chân.
  • Trường hợp bệnh di căn, tế bào ung thư theo máu đến cơ quan quan trọng trong cơ thể có thể gây biến chứng ở những cơ quan này.

Chẩn đoán

Đến bệnh viện thăm khám và chẩn đoán sớm tình hình sức khỏe để có biện pháp can thiệp kịp thời, ngăn chặn những nguy cơ không mong muốn xảy ra. Tại bệnh viện, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện các biện pháp kiểm tra, chẩn đoán bao gồm khám lân sàng và cận lâm sàng. Dưới đây là các xét nghiệm được thực hiện:

  • Xét nghiệm hình ảnh: Người bệnh được kiểm tra xương bằng cách thu thập hình ảnh từ các phương pháp như chụp X quang, chụp CT, chụp MRI, chụp xạ hình xương, PET CT. Hình ảnh thu được giúp bác sĩ đánh giá mức độ tổn thương xương, quan sát được sự bất thường bên trong.
  • Sinh thiết: Biện pháp giúp chẩn đoán bệnh ung thư được thực hiện phổ biến. Mẫu bệnh phẩm được lấy đi xét nghiệm chuyên sâu, giúp chẩn đoán và đánh giá tình hình ung thư là lành hay ác tính.
  • Các phương pháp khác: Ngoài những phương pháp chẩn đoán kể trên, bệnh nhân còn được chỉ định xét nghiệm marker ung thư, thăm dò phổi, siêu âm các cơ quan lân cận,... đưa ra kết quả chẩn đoán toàn diện hơn.

Sau khi có kết luận cuối cùng, dựa trên tình trạng sức khỏe của bệnh nhân bác sĩ sẽ chỉ định giải pháp can thiệp phù hợp. Bệnh nhân khám càng sớm, phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu càng có hy vọng điều trị khỏi cao, bảo đảm an toàn sức khỏe.

Biến chứng và tiên lượng

Bệnh ung thư xương nói chung riêng và các bệnh lý ung thư xương khác có khả năng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không phát hiện và xử lý kịp thời. Với các tổn thương, phát triển tế bào ung thư xương bất thường, chúng có khả năng di căn ra xung quanh và đến những cơ quan xa hơn.

Các biến chứng bệnh nhân có thể gặp phải như gãy xương, đau nhức xương khớp dữ dội, tăng nguy cơ nhiễm trùng xương. Ngoài ra, trường hợp ung thư di căn sẽ gây khó khăn cho việc điều trị, tình hình bệnh nặng nề không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn đe dọa an toàn tính mạng của bệnh nhân.

Điều trị

Điều trị bệnh ung thư xương nói riêng và các dạng ung thư nói chung khác được điều trị bằng các phương pháp chính bao gồm phẫu thuật, hóa trị, xạ trị và kết hợp sử dụng thuốc. Tùy mỗi trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ tương ứng giúp bệnh nhân điều trị đạt hiệu quả tốt nhất.

Điều trị bệnh ung thư xương
Dựa trên kết quả chẩn đoán, phác đồ điều trị ung thư xương sẽ được chỉ định phù hợp

Dưới đây là các biện pháp can thiệp giúp kiểm soát ung thư, tránh khối u ác tính di căn, giúp bệnh nhân kéo dài tiên lượng sống tốt nhất có thể:

Phương pháp phẫu thuật

Khối u ác tính được cắt bỏ thông qua biện pháp can thiệp ngoại khoa. Các tế bào bị xâm lấn xung quanh cũng sẽ được triệt tiêu nhằm ngăn chặn rủi ro tốt nhất cho người bệnh. Tuy nhiên, đối với bệnh ung thư xương, khi cắt bỏ một vùng bị tổn thương có thể khiến bệnh nhât bị khuyết xương, mất 1 đoạn xương.

Tuy nhiên bệnh nhân không nên quá lo lắng, với sự phát triển vượt bậc của y học hiện đại ngày nay đã có rất nhiều biện pháp điều trị bệnh bảo tồn không cần cắt cụt chi như trước. Ngoài ra, các thủ thuật tạo hình, chỉnh xương hậu phẫu cũng mang lại kết quả tối ưu, giúp người bệnh sinh hoạt, đi lại được thuận lợi.

Những biện pháp điều trị phẫu thuật bảo tồn được nhắc đến như:

  • Ghép xương từ những bộ xương được hiến tặng, thay thế xương bị tổn thương, hoại tử do ung thư gây ra.
  • Sử dụng các nguyên liệu nhân tạo thay tế cho xương bị loại bỏ, chẳng hạn như xương nhân tạo từ titan, hợp kim,...
  • Sử dụng dung dịch nito, sử dụng xương tự thân,... cũng là giải pháp được thực hiện.

Điều trị hóa trị - xạ trị

  • Hóa trị: Sử dụng hóa chất tác động lên cơ thể, loại bỏ khối u cho người bệnh, cản trở sự tiến triển ung thư xương. Hóa trị có thể thực hiện sau khi phẫu thuật giúp bệnh nhân loại bỏ triệt để hơn các tế bào ác tính còn sót lại. Phương pháp hóa trị cũng có tác dụng hỗ trợ giảm thiểu rủi ro tái phát bệnh cho bệnh nhân. Tuy nhiên hóa trị có thể gây ra một số tác dụng phụ, người bệnh sẽ được bác sĩ trao đổi kỹ trước khi thực hiện.
  • Xạ trị: Đây là biện pháp can thiệp có tác dụng không cho khối u phát triển hoặc di căn. Đa số các trường hợp ung thư xương đều có thể thực hiện giải pháp này. Tùy mỗi trường hợp bác sĩ sẽ hướng dẫn, chỉ định biện pháp điều trị sao cho mang lại hiệu quả tốt nhất.

Sử dụng thuốc

Sử dụng thuốc Mifamurtide cho những đối tượng bị ung thư xương thuộc nhóm sarcoma. Người bệnh có thể được chỉ định dùng thuốc hoặc để tăng hiệu quả sẽ kết hợp thêm một vài biện pháp khác. Đây là một hoạt chất có tác dụng kích thích đại thực bào, loại thực bào có khả năng miễn dịch cho cơ thể.

Thuốc sẽ giúp cho hệ thống miễn dịch tăng cường hoạt động, sản sinh ra tế bào chuyên biệt nhằm giúp ức chế, ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư. Thuốc Mifamurtide thường được khuyên sử dụng cho những người trẻ mắc bệnh về xương.

Chỉ định dụng thuốc sau khi phẫu thuật hoặc kết hợp sử dụng với phương pháp hóa trị giúp ngăn chặn rủi ro bệnh tái phát. Tuy nhiên, thuốc có thể gây ra một số biến chứng kể đến như cơ thể ốm yếu, mệt mỏi, tiêu chảy, táo bón, đau đầu, chóng mặt,...

Phòng ngừa

Ung thư xương là bệnh lý hiếm gặp, tuy nhiên lại khá nguy hiểm. Tế bào xương khi biến đổi bất thường, tăng sinh lượng lớn có khả năng gây ra các biến chứng khó lường. Chính vì thế, tốt hơn hết bạn nên chủ động phòng tránh, bảo vệ an toàn sức khỏe. Một số lưu ý kể đến như:

  • Thăm khám sức khỏe định kỳ, kiểm tra y tế khi cơ thể có những biểu hiện lạ, đặc biệt là khi chúng xảy ra thường xuyên.
  • Trường hợp cơ thể sụt cân không rõ nguyên nhân, cơ thể có những triệu chứng nặng hơn cần phải can thiệp điều trị càng sớm càng tốt.
  • Điều chỉnh sinh hoạt, ăn uống đều độ, tăng cường hoạt động thể chất, xây dựng thói quen sống lành mạnh giúp cơ thể dẻo dai, tăng cường trao đổi chất.
  • Tránh sử dụng những sản phẩm có khả năng gây hại cho sức khỏe như thuốc lá, rượu bia, chất kích thích,...
  • Tránh lạm dụng xương khớp quá mức, nên dành thời gian cho cơ thể nghỉ ngơi, hạn chế stress, căng thẳng quá mức.

Những câu hỏi quan trọng khi khám

1. Bệnh ung thư xương là gì?

2. Nguyên nhân vì sao tôi bị ung thư xương?

3. Tôi có thể nhận biết ung thư xương qua biểu hiện nào?

4. Nếu không điều trị ung thư xương có được không?

5. Tôi có thể gặp biến chứng nào khi ung thư xương tiến triển nặng?

6. Tôi có dùng thuốc điều trị ung thư xương được không?

7. Khi nào tôi phải phẫu thuật điều trị ung thư xương?

8. Tôi có thể gặp rủi ro gì khi phẫu thuật, điều trị hóa trị, xạ trị?

9. Trong thời gian điều trị ung thư xương tôi nên tránh làm những việc gì?

10. Tiên lượng sống của tôi còn được bao lâu?

Bệnh ung thư xương so với những bệnh lý xương khớp khác có tỷ lệ xảy ra thấp, gần như là hiếm gặp. Mặc dù vậy bạn đọc vẫn không nên chủ quan. Thay vào đó, khi phát hiện dấu hiệu cơ thể bất thường bạn nên khám sớm. Ngoài ra, định kỳ hàng năm nên đi khám tổng quát để phát hiện rủi ro từ giai đoạn đầu, tăng cơ hội kiểm soát ngăn ngừa bệnh tái phát, biến chứng.