Phình động mạch não

Phình động mạch não có thể phát sinh nhiều biến chứng nguy hiểm. Người bệnh nếu không phát hiện và can thiệp y tế sớm những trường hợp bệnh nặng có thể dẫn đến tử vong. Bệnh nhân nên thận trọng khi phát hiện cơ thể có những biểu hiện bất thường, chủ động khám và điều trị khi cần thiết để bảo vệ sức khỏe.

Tổng quan

Phình động mạch não là thuật ngữ chỉ hiện tượng bất thường ở động mạch não, mạch máu phồng lên xẹp xuống diễn ra gây ảnh hưởng đến hoạt động của mạch máu não. Trường hợp động mạch phình giãn quá mức có thể dẫn đến rò rỉ máu, vỡ mạch máu dẫn đến xuất huyết não vô cùng nguy hiểm.

Phình động mạch não
Phình động mạch não tiến triển nặng gây ra các biến chứng ảnh hưởng sức khỏe bệnh nhân

Theo thống kê cho thấy có khoảng 3%-5% người dân gặp phải hiện tượng phình động mạch não. Tuy nhiên trong số đó phần lớn bệnh nhân đều gặp phải ở dạng nhẹ, mạch máu não phình giãn không quá nghiêm trọng nên không cần điều trị chuyên sâu, bệnh nhân không có nhiều triệu chứng bất thường ở não.

Mặc dù vậy, bệnh nhân không thể chủ quan đối với chứng bệnh này. Trường hợp động mạch giãn ra, phình to dễ vỡ gây xuất huyết, ảnh hưởng đến hoạt động não bộ. Nữ giới bị phình động mạch não nhiều hơn so với nam giới, đặc biệt là nhóm người trong độ tuổi từ 40 tuổi đến 60 tuổi. Một số trường hợp khác hiếm gặp hơn xuất hiện phình động mạch não ở trẻ em.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Cho đến nay nguyên nhân chính xác gây phình động mạch não vẫn chưa được xác định chính xác. Những yếu tố được cho rằng có liên quan mật thiết đối với trường hợp này kể đến như yếu tố gen, yếu tố bệnh lý, lối sống. Cụ thể:

  • Bất thường về gen di truyền: Một vài trường hợp bệnh nhân được chẩn đoán phình động mạch não do ảnh hưởng từ bệnh lý di truyền trước đó. Chẳng hạn tình trạng thận đa nang, bệnh mô liên kết, cường Aldosteron tuýp 1, gia đình trước đó có người bị phình động mạch não,...
  • Yếu tố bệnh lý, lối sống: Những đối tượng có rủi ro cao mắc bệnh về mạch máu não thường có thói quen uống rượu bia, thuốc lá, người bị tăng huyết áp thường xuyên, đối tượng nữ giới bước vài tuổi mãn kinh, tăng nguy cơ phình mạch máu não, chấn thương, người mắc bệnh thận và nhiều rủi ro khác.

Bệnh nhân được khuyến khích nên chủ động đến gặp bác sĩ khi nhận thấy cơ thể xuất hiện các biểu hiện bất thường. Việc khám và kịp thời nhận biết bệnh lý, điều trị sớm bảo vệ an toàn sức khỏe. Dưới đây là những đối tượng có nguy cơ bị phình động mạch não cao:

  • Người cao tuổi.
  • Người có thói quen hút thuốc lá.
  • Người bị tăng huyết áp, xơ cứng động mạch.
  • Người có tiền sử gia đình mắc bệnh về mạch máu.
  • Người có thói quen hút thuốc, sử dụng rượu bia, dùng cocaine.
  • Người bị chấn thương vùng đầu, mắc bệnh nhiễm trùng máu.
  • Người tiền mãn kinh, có estrogen thấp.
  • Người bị rối loạn di truyền liên kết mô từ khi mới chào đời.
  • Đối tượng bị bệnh thận đa nang, dị tật động mạch não, người có động mạch chủ hẹp.

Triệu chứng và chẩn đoán

Triệu chứng

Người bệnh không có quá nhiều triệu chứng ở giai đoạn đầu động mạch bị phình giãn mức độ nhẹ. Tuy nhiên khi vị trí phình động mạch trở nên nghiêm trọng, kích thước lớn nằm chèn ép lên các mô não xung quanh, các dây thần kinh sẽ khiến bệnh nhân gặp phải các biểu hiện bất thường.

Triệu chứng
Bệnh nhân bị phình động mạch não gặp phải các triệu chứng bất thường ở vùng đầu và toàn thân

Chẳng hạn như hiện tượng:

  • Đau đầu phía trên, khu vực sau mắt.
  • Suy giảm thị lực, liệt một bên mặt.
  • Đồng tử giãn, sụp mi và nhiều dấu hiệu khác.

Các biểu hiện xảy ra dễ gây nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Người bệnh điều trị sai cách, chậm trễ xử lý phình động mạch não có thể gặp phải nhiều triệu chứng, bệnh diễn biến phức tạp hơn. Túi phình giãn lớn rộng ra nhưng không gây vỡ hoặc rò rỉ máu vẫn gây sức ép lên não bộ, kéo theo nhiều biểu hiện nguy hiểm.

Theo đó, tình trạng đau đầu diễn ra thường xuyên, dữ dội đôi khi đột ngột xuất hiện khiến bệnh nhân gặp khó khăn trong sinh hoạt đời sống. Trường hợp này cần đến gặp bác sĩ sớm để kịp thời khám và điều trị bằng giải pháp phù hợp. Đối với tình trạng nặng nề hơn, bệnh nhân bị đau đầu dữ dội, chèn ép mô thần kinh nặng, túi phình động mạch vỡ gây ra nhiều biểu hiện bất thường hơn:

  • Mắt mờ, hoa mắt chóng mặt nặng hơn.
  • Người bệnh bị buồn nôn và nôn mửa thường xuyên.
  • Cảm giác cổ cứng khó cử động, thậm chí cơ thể có thể rơi vào trạng thái co giật do động mạch não bị vỡ.
  • Bệnh nhân nhạy cảm hơn với ánh sáng, mất ý thức, tim ngừng đập.

Mặc dù không phải trường hợp phình động mạch não nào cũng phải can thiệp điều trị chuyên sâu, tuy nhiên bệnh nhân không nên bỏ qua các dấu hiệu ban đầu. Kịp thời thăm khám, điều trị theo phác đồ của bác sĩ giúp ngăn ngừa rủi ro xuất huyết não và nhiều biến chứng nghiêm trọng khác đe dọa an toàn tính mạng.

Chẩn đoán

Người bệnh nên đến gặp bác sĩ khám khi nhận thấy cơ thể có những biểu hiện bất thường. Một số trường hợp phát hiện phình động mạch não thông qua các kiểm tra định kỳ. Các xét nghiệm chẩn đoán thường được áp dụng kể đến như:

  • Chụp CT: Kiểm tra vùng đầu, xem xét có hiện tượng xuất huyết não hay không. Bác sĩ có thể sử dụng một loại thuốc nhuộm để quan sát lưu lượng máu rõ ràng hơn. Thông qua phim chụp CT bác sĩ có thể phát hiện sự xuất hiện của tổn thương trên động mạch.
  • Kiểm tra dịch não tủy: Phương pháp cũng được áp dụng nhằm giúp phát hiện sớm bệnh phình động mạch não. Thông qua phương pháp này cũng phát hiện được sự biến đổi bất thường vị trí dưới màng nhện. Nếu có xuất huyết sẽ tìm thấy được các tế bào hồng cầu trong dịch não tủy.
  • Chụp MRI: Hình ảnh chi tiết hơn các vấn đề tại não được thể hiện qua phương pháp chụp MRI. Bác sĩ sẽ sử dụng thiết bị chuyên dụng có từ trường và sóng vô tuyến thu thập hình ảnh não bộ. Tổn thương, tình trạng xuất huyết, bất thường ở não bộ biểu hiện rõ hơn phương pháp CT scan thông thường.
  • Chụp mạch não: Hình ảnh thu phóng giúp phát hiện mạch bị tổn thương, mức độ phình giãn động mạch, giúp bác sĩ nhận diện tình hình sức khỏe của người bệnh.

Biến chứng và tiên lượng

Bệnh phình động mạch não nếu diễn biến nghiêm trọng, mạch máu não phình giãn quá mức bị vỡ có thể kéo theo nhiều biến chứng khó lường. Hiện tượng xuất huyết có thể gây hại trực tiếp lên các tế bào khỏe mạnh trong não bộ.

Biến chứng
Bệnh nhân có nguy cơ đối diện với các biến chứng nguy hiểm khi phình động mạch não diễn biến nặng

Áp suất hộp sọ tăng cao khi diễn ra xuất huyết não không được phát hiện và điều trị. Tình trạng ngày càng nặng hơn khiến máu, oxy bị thiếu hụt làm bệnh nhân rơi vào trạng thái mất ý thức, thậm chí dẫn đến tử vong. Những biến chứng có khả năng xảy ra ở bệnh nhân bị phình động mạch não được bác sĩ đề cập đến như:

  • Chảy máu lại: Bệnh nhân phình động mạch não có thể bị chảy máu lại do xuất huyết, rò rỉ máu chỗ phình giãn. Bệnh nhân có nguy cơ tử vong nếu gặp phải biến chứng này.
  • Co thắt mạch: Hiện tượng vỡ động mạch não dẫn đến việc thiếu máu, oxy nuôi dưỡng tế bào não. Bệnh nhân có thể bị đột quỵ đột ngột do thiếu máu cục bộ, tế bào não chết đi ngày càng nhiều.
  • Não úng thủy: Hiện tượng phình động mạch não xảy ra ở vùng giữa não, mô quanh não hay còn gọi là xuất huyết dưới màng nhện khiến dịch não tủy không được lưu thông gây ra tình trạng tràn dịch não. Áp lực não bị tăng lên dẫn đến nguy cơ thiệt hại nhiều mô não khỏe mạnh khác.
  • Giảm natri máu: Sự cân bằng natri trong não bị phá vỡ khiến vùng dưới đồi bị thiệt hại, tổn thương tế bào não có thể kéo dài vĩnh viễn gây nhiều vấn đề ảnh hưởng đời sống, sức khỏe của bệnh nhân.

Điều trị

Dựa trên tình hình thực tế của bệnh nhân để chỉ định phương án điều trị phù hợp. Bệnh nhân được khuyến khích đến bệnh viện khám và điều trị sớm khi nhận thấy cơ thể có các biểu hiện bất thường. Dưới đây là các giải pháp được can thiệp thực hiện:

Phương pháp can thiệp ngoại khoa

Phương pháp phẫu thuật được chỉ định thực hiện cho đối tượng phình giãn động mạch não nặng, có dấu hiệu vỡ. Có hai phương án được sử dụng gồm:

  • Phẫu thuật: Can thiệp trực tiếp giúp ngăn chặn hiện tượng phình động mạch vỡ nghiêm trọng. Bác sĩ có trình độ chuyên môn được chỉ định thực hiện ca phẫu thuật não. Phần xương sọ được mở nhằm giúp người thực hiện tiếp cận với vị trị trí động mạch não bị phình giãn, tổn thương. Một clip kim loại kích thước siêu nhỏ được đặt vào vị trí cổ động mạch để kịp thời ức chế mạch máu bị phình giãn, ngăn máu tiếp tục lưu thông đến vị trí tổn thương.
  • Cuốn nội động mạch: Can thiệp ít xâm lấn hơn phẫu thuật. Ống nhựa y khoa được sử dụng, kích thước siêu nhỏ, chèn vào trong động mạch. Ống nhựa rỗng, kết hợp ống thông bằng kim loại mềm được sử dụng nhằm mục đích làm gián đoạn dòng chảy, hình thành cục máu đông.

Các chỉ định giải phẫu thần kinh luôn tìm ẩn nhiều rủi ro. Bệnh nhân được khuyến cáo đến bệnh viện lớn, khám và được thực hiện giải phẫu bởi người có trình độ chuyên môn. Tùy mức độ phình động mạch não ở mỗi người bác sĩ sẽ chỉ định giải pháp can thiệp tương ứng, giảm thiểu thấp nhất các rủi ro cho bệnh nhân.

Điều trị duy trì bằng thuốc

Áp dụng biện pháp dùng thuốc cho đối tượng phình động mạch não chưa bị vỡ. Mục đích điều trị giúp bệnh nhân xoa dịu triệu chứng, giảm thiểu biến chứng. Thuốc sẽ được chỉ định theo từng trường hợp cụ thể, liều dùng được bác sĩ chỉ định. Một số dạng thuốc kể đến như:

  • Thuốc giảm đau: Chỉ định cho bệnh nhân bị phình động mạch não giảm triệu chứng đau đầu.
  • Thuốc chẹn kênh canxi: Thuốc hỗ trợ bệnh nhân giảm co thắt, cải thiện các bất thường ở mạch máu, giảm thiểu các biến chứng do phình động mạch não gây ra. Theo đó, loại nimodipine là dạng được sử dụng phổ biến nhằm giảm nguy cơ chấn thương.
  • Thuốc tiêm tĩnh mạch: Thuốc được sử dụng giúp ngăn nguy cơ đột quỵ đe dọa tính mạng bệnh nhân. Thuốc giúp nâng huyết áp người bệnh trở về mức ổn định, giảm tình trạng co mạch.
  • Thuốc chống động kinh: Dùng cho bệnh nhân bị phình động mạch não có dấu hiệu động kinh. Thuốc thường dùng gồm các loại như levetiracetam, phenytoin, valproic acid.

Mỗi trường hợp bệnh nhân sẽ có các chỉ định điều trị riêng. Bệnh nhân cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, áp dụng điều trị bệnh kết hợp chăm sóc cơ thể đúng cách. Mỗi biện pháp can thiệp điều có ưu và nhược điểm riêng, bệnh nhân được khuyến khích tìm đến các bệnh viện lớn để khám và điều trị đảm bảo hiệu quả, an toàn.

Phòng ngừa

Phình động mạch não có thể xảy ra với bất kỳ đối tượng nào, các hiện tượng bất thường xuất hiện trong não, khó phát hiện và phòng ngừa như bệnh lý thông thường. Mỗi người có thể tự kiểm tra tình hình sức khỏe, thăm khám định kỳ để sớm phát hiện các bất thường bên trong não.

Phòng ngừa
Xây dựng đời sống lành mạnh bảo vệ sức khỏe phòng phình ngừa động mạch não

Một số lưu ý giúp bạn tự bảo vệ cơ thể, giảm thiểu rủi ro phình động mạch não kể đến như:

  • Thăm khám y tế khi nhận thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường. Tuân thủ điều trị theo phác đồ, không tùy tiện sử dụng thuốc hoặc các biện pháp điều trị không phù hợp để giảm thiểu rủi ro hiện tượng phình động mạch não trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Bổ sung cho cơ thể đầy đủ dưỡng chất, ăn uống cân đối giúp cơ thể nhận được lượng dinh dưỡng cho các hoạt động sống, nhất là hoạt động não bộ. Hạn chế ăn nhiều đồ ăn dầu mỡ, đồ ăn chiên rán, hạn chế sử dụng rượu bia, các thức uống chứa cồn, chất kích thích,...
  • Dành thời gian để cơ thể được nghỉ ngơi, thư giãn, hạn chế áp lực, căng thẳng kéo dài có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh.
  • Đảm bảo ngủ đủ giấc, bảo vệ chất lượng giấc ngủ, kết hợp tập thể dục, vận động nhẹ nhàng để cơ thể lưu thông máu tốt hơn.

Những câu hỏi quan trọng khi đi khám

1. Bệnh tôi đang gặp phải là bệnh gì?

2. Nguyên nhân vì sao tôi bị phình động mạch não?

3. Tôi có thể phát hiện phình động mạch não qua triệu chứng gì?

4. Tôi phải thực hiện các xét nghiệm phình động mạch não gì?

5. Phương pháp điều trị phình động mạch não có rủi ro gì không?

6. Nếu không điều trị phình động mạch não tôi sẽ gặp biến chứng gì?

7. Tôi cần sử dụng thuốc điều trị trong bao lâu?

8. Trong thời gian điều trị tôi cần làm gì để bệnh cải thiện tốt hơn?

Phình động mạch não là hiện tượng bất thường ở động mạch trong não bộ. Trường hợp phình giãn mạch nặng nề khiến mạch máu nứt, vỡ dẫn đến xuất huyết não nguy hiểm. Bệnh nhân cần sớm phát hiện và điều trị để phòng ngừa các rủi ro không mong muốn.