Não úng thủy

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI BÁC SĨ DOÃN HỒNG PHƯƠNG – Khoa Thần kinhGiám đốc Chuyên môn Trung tâm Đông Phương Y Pháp – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Não úng thủy có khả năng biến chứng đe dọa tính mạng bệnh nhi. Hiện tượng dị tật ống thần kinh hình thành bẩm sinh, có mức độ nguy hiểm cao. Bệnh có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng sức khỏe, sự phát triển của trẻ. Phụ huynh cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để có các hướng dẫn trị liệu phù hợp, bảo vệ an toàn cho trẻ nhỏ.

Tổng quan

Não úng thủy (Hydrocephalus) là tình trạng rối loạn trong việc dẫn lưu và hấp thụ dịch não tủy của hệ thần kinh trung ương. Dịch não tủy tích tụ quá nhiều bên trong não thất gây ra các triệu chứng bất thường. Bệnh não úng thủy có thể xảy ra cấp tính đột ngột hoặc cũng có nhiều khả năng kéo dài mãn tính, diễn ra trong nhiều tháng, năm liền.

Não úng thủy
Não úng thủy là dị tật hệ thần kinh trung ương có tính chất nghiêm trọng, nguy hiểm tính mạng của người bệnh

Theo cấu tạo thông thường, não bộ có các khoang rỗng, bên trong các khoang đều chứa dịch. Người ta còn gọi những khoang rỗng này là não thất, các đám rối tĩnh mạch nằm trong não thất đảm nhiệm vai trò tạo ra dịch não tủy. Dịch não tủy là loại dịch sạch không màu, chúng lưu thông quanh não và tủy sống đóng vài trò làm đệm não nhất trước các chấn thương.

Dịch não tủy liên tục được sản sinh ra và hấp thu. Ở bán cầu đại não, sâu bên trong thường có 2 não thất, chúng còn được gọi là não thất bên. Thông qua lỗ Monro, 2 não thất bên kết nối với não thất ba, tiếp tục não thất ba sẽ liên kết với não thất 4 qua ống Sylvius.

Dịch não tủy sẽ chảy từ não thất bốn đến khoang dưới nhện. Các hạt màng nhện đóng vai trò hấp thu dịch não tủy. Khi dịch não tủy đã được hấp thu hết cùng lúc đó lượng dịch mới sẽ được sản sinh. Khi quá trình này xảy ra một sự cố dẫn đến gián đoạn hệ thống lưu thông và hấp thu dịch não tủy.

Một lượng dịch nhỏ bắt đầu tích tụ dần lớn dần dẫn đến hiện tượng não thất phình to hay còn gọi là não úng thủy. Bất kỳ đối tượng nào cũng có khả năng mắc phải chứng bệnh này. Trong đó, trẻ sơ sinh mắc não úng thủy được thống kê với số lượng ngày càng tăng. Đây là bệnh lý nguy hiểm cần được khám chữa sớm.

Phân loại

Bệnh não úng thủy xảy ra do sự dị tật hệ thống thần kinh trung ương. Chuyên gia chia bệnh lý này thành 2 dạng chính là não úng thủy giao tiếp và loại không giao tiếp. Cụ thể như sau:

  • Não úng thủy giao tiếp: Hình thành do tác động ở bên ngoài não thất, thường đến từ chấn thương, nhiễm trùng, xuất hiện khối u,...
  • Não úng thủy không giao tiếp: Tắc nghẽn não thất, xuất huyết não do khối u,... là tác nhân gây nên loại não úng thủy này.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Bệnh não úng thủy có thể xảy ra với bất kỳ đối tượng nào, không phân biệt độ tuổi, dân tộc. Các chuyên gia thường đề cập đến bệnh lý này thành dạng bẩm sinh và dạng mắc phải bệnh. Có rất nhiều yếu tố tác động gây nên não úng thủy. Theo đó, ở mỗi trường hợp các yếu tố nguy cơ cao được nhắc đến như:

Nguyên nhân
Não úng thủy có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, trong đó phổ biến nhất là hiện tượng não úng thủy bẩm sinh

Nguyên nhân não úng thủy bẩm sinh:

  • Trẻ bẩm sinh sinh ra đã mắc phải tật rối loạn hoạt động não thất khiến dịch tủy não tích tụ bên trong gây phù não, úng não.
  • Một số trường hợp thai nhi mắc phải não úng thủy trong tháng đầu.
  • Nguyên nhân do trẻ bị hẹp cống não, thoát vị màng não tủy.
  • Nang dịch bẩm sinh.
  • Ảnh hưởng bởi hội chứng Bicker Adams.
  • Trẻ sinh non bị chảy máu não thất.
  • Nhiễm khuẩn bẩm sinh.
  • Nhiễm virus đại cự bào bẩm sinh,...

Có rất nhiều yếu tố dẫn đến tình trạng não úng thủy ở trẻ sơ sinh, ghi nhận các bất thường từ khi còn trong bụng mẹ. Nguyên nhân khiến tích tụ dịch não tủy một số trường hợp đã được miêu tả như:

  • Hiện tượng giãn não thất xảy ra khiến não thất bị phình to bất thường. Cũng chính vì điều này khiến quá trình lưu thông dịch não tủy bị gián đoạn.
  • Các cống não thông não thất bị hẹp dần khiến dịch não tủy không được lưu thông thuận lợi. Điều này làm dịch ứ đọng lâu dần gây não úng thủy.
  • Bên trong lớp màng nhện xuất hiện các nang bất thường, việc này khiến áp lực dịch chuyển dịch não tủy tăng dần.
  • Một số trường hợp mắc não úng thủy bẩm sinh do sự khiếm khuyết ống thần kinh. Khi đó, ống thần kinh có thể bị nứt, hở dẫn đến não úng thủy.
  • Nhiễm trùng trong thời gian mang thai tăng rủi ro trẻ sinh ra mắc phải chứng bệnh này.

Nguyên nhân mắc phải não úng thủy:

Não úng thủy không chỉ xảy ra bẩm sinh mà còn xuất hiện ở nhiều trường hợp khỏe mạnh đột ngột bị não úng thủy. Thông thường, đối với những tường hợp mắc phải bệnh sẽ thường xảy ra sau khi người bệnh trải qua một số bệnh lý, tình trạng nhiễm trùng hoặc chấn thương,... Một số trường hợp điển hình được đề cập đến như:

  • Hệ thần kinh bị nhiễm trùng khiến các nút mạch bị tắc nghẽn dẫn đến việc hấp thu dịch tủy não giảm. Một số trường hợp viêm đám rối tĩnh mạch gây hiện tượng sản xuất dịch tủy não ồ ạt nhưng khả năng tiêu thụ kém.
  • Não úng thủy có thể xuất hiện sau đợt viêm màng não mủ. Dịch não tủy lúc này đã trở nên đặc và dính hơn làm tăng khả năng ùn ứ, bít tắc dẫn đến não úng thủy.
  • Ngoài các trường hợp kể trên, bệnh còn có khả năng xuất hiện sau tình trạng chảy máu màng nhện, chảy máu trong sọ. Các nguyên nhân gây ra hiện tượng chảy máu có thể là từ chấn thương sọ não, xuất huyết não hậu phẫu. Tùy vào mức độ tổn thương mà tình trạng não úng thủy sẽ diễn ra với mức độ nào.
  • Các sự kiện khác dẫn đến não úng thủy bao gồm trường hợp chấn thường vùng đầu, dị tật màng nhện, tác dụng phụ của thuốc,...

Triệu chứng và chẩn đoán

Triệu chứng

Mỗi đối tượng bệnh nhân sẽ có các dấu hiệu nhận biết với mức độ nặng, nhẹ khác nhau. Nhận biết sớm triệu chứng để kịp thời điều trị ngăn chặn các rủi ro nguy hiểm. Dưới đây là những trường hợp mắc não úng thủy và các triệu chứng tương ứng:

Triệu chứng
Nhận biết triệu chứng não úng thủy ở trẻ em để kịp thời điều trị, phòng tránh biến chứng

- Não úng thủy trẻ nhũ nhi:

  • Kích thước đầu của trẻ sơ sinh tăng bất thường.
  • Da đầu của trẻ mỏng hơn các em bé bình thường, bóng và sáng.
  • Thóp trước bị giãn rộng và căng.
  • Đường khớp sọ của trẻ cũng giãn rộng, mạch máu giãn to.
  • Trán trẻ sơ sinh bị não úng thủy khá rộng, không tìm thấy dấu hiệu mạch đập.
  • Khi mặt trời lặn, mắt của trẻ nhũ nhi thường hướng xuống.

- Não úng thủy ở trẻ em:

  • Trẻ lớn hơn bị não úng thủy khó nhận biết hơn trẻ sơ sinh.
  • Vòng đầu tăng lên so với size trung bình của trẻ em, xuất hiện dấu hiệu vỏ bình vỡ.
  • Trẻ thường khó chịu, dễ bị kích động, người mệt mỏi, chán ăn và thường thấy buồn nôn, nôn mửa vào buổi sáng.
  • Đau đầu nhiều, mắt mờ, teo gai thị, nhìn đôi.
  • Dáng đi có sự thay đổi bất thường, rối loạn điều phối, trẻ chậm lớn, phát triển trí não, vận động kém.
  • Nhạy cảm phản xạ xương, gân, trẻ dễ bị béo phì, dậy thì sớm hoặc có trường hợp chậm dậy thì.

- Não úng thủy người trưởng thành:

  • Nguy cơ chấn thương khiến người trưởng thành bị não úng thủy tăng.
  • Bệnh nhân bị đau đầu mệt mỏi, mất thăng bằng.
  • Không kiểm soát được bàng quang, tiêu tiểu không tự chủ.
  • Tiểu nhiều lần trong ngày, gặp vấn đề thị giác.
  • Suy giảm trí nhớ, người trưởng thành khó khăn khi tập trung làm việc do tích tụ dịch não tủy quá mức.

- Não úng thủy ở người già:

  • Tiểu tiện không kiểm soát, tiểu liên tục nhiều lần trong ngày.
  • Trí nhớ sa sút, mất khả năng tập trung, suy luận kém.
  • Bệnh nhân khó khăn khi đi lại, không thể giữ tăng bằng.

Chẩn đoán

Bác sĩ kiểm tra, hỏi thăm triệu chứng của người bệnh, tiền sử bệnh lý, thuốc đang dùng,... Ngoài ra, để chẩn đoán bệnh não úng thủy được chính xác nhất, bác sĩ chỉ định bệnh nhân thực hiện các phương pháp như:

  • Chụp hình não: Các biện pháp thu thập hình ảnh não bộ cho biết sự bất thường đang xảy ra. Theo đó phương pháp được sử dụng nhiều nhất là chụp CT, siêu âm hoặc làm cộng hưởng từ. Các hình ảnh thu được cho thấy vị trí bị tổn thương, ùn ứ dịch não tủy.
  • Chọc hút dịch não tủy: Phương pháp được thực hiện nhằm giúp đánh giá tiên lượng của người bệnh, chức năng của hệ thần kinh trung ương và tác nhân gây bệnh điển hình.
  • Soi đáy mắt: Biện pháp này cũng được áp dụng cho người bị não úng thủy. Thông qua biện pháp soi đáy mắt, bác sĩ có thể quan sát được các bất thường bên trong, nhận biết có hay không có bất thường tại nhãn cầu, hệ thần kinh, võng mạc,...
  • Kiểm tra áp lực nội sọ: Đây cũng là phương pháp chẩn đoán bệnh não úng thủy được thực hiện. Bác sĩ dựa vào kết quản đánh giá áp lực nội sọ, có thể dẫn lưu dịch giúp người bệnh cung cấp oxy duy trì cho não bộ.

Biến chứng và tiên lượng

Não úng thủy là bệnh lý nguy hiểm, các tổn thương thần kinh trung ương có thể ngày càng nghiêm trọng nếu người bệnh không phát hiện và điều trị kịp thời. Đặc biệt, áp lực nội sọ sẽ ngày càng tăng lên khi bệnh nhân chậm trễ phẫu thuật điều trị có thể khiến người bệnh bị viêm màng não mủ, mù, điếc, bại liệt, động kinh,...

Biến chứng
Não úng thủy không được điều trị có thể gây biến chứng đe dọa tính mạng bệnh nhi

Hiện nay với sự phát triển của y học hiện đại, trong quá trình mang thai có thể khám và kiểm tra các nguy cơ di tật thai nhi từ trong bụng mẹ. Thông qua phương án siêu âm, bác sĩ có thể phát hiện rủi ro não úng thủy cho thai nhi. Ngoài ra, sau khi trẻ chào đời, cũng nhờ biện pháp siêu âm có thể sớm phát hiện sự tích tụ dịch tủy não bất thường trong não.

Việc phát hiện sớm sẽ tăng khả năng điều trị bệnh, giúp bệnh nhân phòng tránh được rủi ro biến chứng. Do đó, phụ nữ mang thai nên chủ động kiểm tra dị tật thai nhi sớm. Đồng thời, bố mẹ nên đưa trẻ sơ sinh đến bệnh viện kiểm tra khi nhận thấy trẻ có các dấu hiệu bất thường, nghi ngờ các bệnh lý nặng nề.

Điều trị

Cho đến nay bệnh não úng thủy vẫn chưa có thuốc đặc trị, người mắc bệnh sẽ được chỉ định giải phẫu để thông tắc nghẽn, loại bỏ dịch tủy não dư thừa và khắc phục tổn thương hệ thần kinh trung ương cho người bệnh. Có thể nói đây là giải pháp duy nhất mang lại hiệu quả cao trong điều trị bệnh lý này.

Mặc dù vậy, trên thực tế việc điều trị não úng thủy bằng phẫu thuật vẫn tiềm ẩn rủi ro và không khắc phục được hoàn toàn chứng bệnh này. Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc phát hiện và can thiệp sớm. Do đó, bố mẹ nên chủ động đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán, điều trị bệnh từ giai đoạn đầu.

Dịch não tủy sẽ trở lại bình thường sau khi trẻ được phẫu thuật kịp thời. Những em bé mắc bệnh vẫn có thể tiếp tục đến trường, học tập sau khoảng thời gian chóng chọi với bệnh lý này. Tùy vào tình hình sức khỏe, số tuổi của người bệnh, phương án điều trị sẽ được bác sĩ cân nhắc kỹ lưỡng.

Dưới đây là các phương án kiểm soát não úng tủy được thực hiện phổ biến, bạn đọc tham khảo:

  • Phẫu thuật cấy ống Shunt

Đây là phương pháp được áp dụng trong hầu hết các trường hợp điều trị bệnh não úng thủy. Bác sĩ sử dụng ống làm từ silicon được gọi là Shunt đặt dưới da của bệnh nhân. Một đầu của ống Shunt sẽ đặt vào bên trong não thất nơi có nhiều dịch não tủy tích tụ. Mục đích là dẫn lưu dịch não tủy dư thừa thoát khỏi não.

Điều trị
Tiến hành phẫu thuật điều trị não úng thủy cứu sống bệnh nhân

Do đó, đầu còn lại của ống Shunt được bác sĩ đặt vào cơ quan hấp thu dịch não tủy tốt nhất. Ống Shunt được thiết kế với chiếc van vặn mở nhằm ngăn dòng chảy, tránh hiện tượng chảy ngược dịch não tủy trở lại não thất. Bệnh nhân não úng thủy, nhất là trẻ em sẽ phải dùng ống Shunt đặt vào cơ thể suốt đời. Người bệnh sẽ cần đến bệnh viện tái khám và thay thế ống Shunt lịch hẹn của bác sĩ.

  • Phẫu thuật nội soi

Phẫu thuật nội soi thông thiên nhất hay phẫu thuật cắt não thất, phá sàn não thất III là phương án được đưa vào điều trị bệnh não úng thủy. So với phương pháp phẫu thuật khác, giải pháp nội soi ít gây đau đón hơn, mặc dù vậy xét về hiệu quả sẽ không bằng các giải pháp khác, nhất là trường hợp áp dụng phẫu thuật nội soi cho trẻ ơ sinh.

Thủ thuật thực hiện được bác sĩ chuyên khoa có tay nghề giỏi tiến hành. Một đường tại não thất được tạo ra nhằm chèn máy dò vào trong não thất. Sau đó, bác sĩ sẽ tạo ở dưới đáy hoặc giữa não thất một lỗ nhỏ để đưa dịch tủy não bị tồn đọng ra ngoài.

  • Các phương pháp khác

Bên cạnh giải pháp phẫu thuật, người bệnh có thể được chỉ định áp dụng các biện pháp điều trị khác kết hợp để tăng hiệu quả kiểm soát bệnh. Chẳng hạn áp dụng vật lý trị liệu, giáo dục hỗ trợ cho trẻ não úng thủy, điều trị tâm lý, hành vi cho trẻ,...

Phòng ngừa

Não úng thủy là bệnh lý nguy hiểm có khả năng xảy ra với bất kỳ đối tượng nào. Trong đó, theo các thống kê tỷ lệ trẻ sơ sinh mắt bệnh ngày càng tăng. Điều này làm ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ, tư duy của trẻ trong thời gian sắp tới. Chính vì thế, bên cạnh điều trị, mỗi người nên chủ động phòng tránh bệnh lý này. Các lưu ý bao gồm:

  • Phụ nữ nên chủ động đến gặp bác sĩ sản khoa để khám thai định lỳ. Trong thời gian này, bác sĩ có thể kiểm tra, phát hiện bất thường và tư vấn sản phụ cách khắc phục, điều chỉnh sớm. Nếu phát hiện trẻ úng thủy từ giai đoạn đầu, khả năng chữa khỏi bệnh cao, đảm bảo an toàn cho bé.
  • Ngoài khám thai định kỳ, người đang mang thai nên chủ động đến gặp bác sĩ để tiêm chủng vắc xin phòng các bệnh lý nguy cơ. Hoặc phụ nữ trước khi có ý định mang thai, sinh con nên thực hiện các xét nghiệm di truyền, dị tật nếu có để em bé sinh ra khỏe mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần.
  • Chủ động bảo vệ cơ thể, bảo vệ bản thân nếu như đang mang thai. Việc tránh các yếu tố nguy cơ một cách chủ động giúp bạn có nhiều cơ hội cải thiện sức khỏe, giúp bào thai phát triển tốt hơn.
  • Đối với trẻ nhỏ, phụ huynh nên theo dõi trẻ khi vui chơi, tránh trường hợp chấn thương ảnh hưởng đến não bộ. Những em bé tập đi, tập bò cần hỗ trợ trẻ lấy những vật cản đường để tránh làm bé ngã, đè đầu lên vật cứng, nhọn không an toàn.
  • Tiêm chủng cho trẻ em khi chào đời cũng là vấn đề nhiều bà mẹ quan tâm. Ngay từ đầu bố mẹ nên tạo điều kiện giúp con tiếp cận với các vắc xin phòng ngừa các bệnh lý mãn tính, cấp tính không tốt cho sức khỏe.

Những câu hỏi quan trọng khi đi khám

1. Nguyên nhân khiến con tôi mắc bệnh não úng thủy?

2. Tôi có thể dựa vào triệu chứng gì để phán đoán trẻ bị não úng thủy?

3. Trẻ cần thực hiện các xét nghiệm não úng thủy gì?

4. Trường hợp không phát hiện và điều trị con tôi có rủi ro gì?

5. Phương pháp phẫu thuật có chữa dứt điểm não úng thủy không?

6. Trong thời gian điều trị tôi nên chăm sóc trẻ như thế nào?

7. Bao lâu tôi cần đưa bé đến khám lại chứng não úng thủy đã điều trị?

Não úng thủy là bệnh lý nguy hiểm, thường gặp ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ. Ngoài ra, có nhiều trường hợp bệnh xảy ra ở cả người trưởng thành, trung niên, lớn tuổi. Chủ động phòng bệnh để bảo vệ an toàn cho bản thân và gia đình. Nếu thấy bé có biểu hiện bất thường, bố mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để khám và điều trị sớm, phòng ngừa biến chứng đe dọa tính mạng của trẻ nhỏ.