Hạ canxi máu

Hạ canxi máu được gọi với nhiều tên gọi khác như hạ canxi đường huyết, tụt đường huyết,... Đây là một trong những vấn đề sức khỏe có thể xảy ra với bất kỳ ai. Có rất nhiều yếu tố tác động đến nồng độ canxi máu. Trường hợp chỉ số này tụt quá thấp có thể gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe người bệnh.

Tổng quan

Hạ canxi máu (hypocalcemia) hay còn được gọi lạ hạ đường huyết, hạ canxi đường huyết,... là thuật ngữ chỉ tình trạng hàm lượng canxi máu tụt thấp hơn bình thường. Cụ thể, nồng độ canxi máu lúc này sẽ thấp hơn mức 8.8 mg/dl (2.2 mmol/l), đồng thời nồng độ canxi ion hóa nằm ở mức thấp hơn 4.7 mg/dl (1.17 mmol/l).

Hạ canxi máu
Hạ canxi máu ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống của nhiều người

Bất kỳ đối tượng nào đều có khả năng gặp phải tình trạng hạ canxi máu. Đặc biệt ở trẻ em, khi nồng độ canxi huyết hạ thấp sẽ khiến bé có biểu hiện chậm lớn, còi xương, chiều cao chậm phát triển,... và nhiều biểu hiện bất thường ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ.

Đối với người trưởng thành, tình trạng tụt canxi máu nếu tiếp diễn, lặp lại nhiều lần không được kiểm soát có thể kéo theo nhiều hệ lụy đối với sức khỏe. Do đó khi nhận thấy những bất thường xuất hiện, tốt hơn hết bệnh nhân nên đến bệnh viện khám và chẩn đoán, điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ càng nhanh chóng càng tốt.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Hạ canxi máu do nguyên nhân nào gây ra? Có nhiều yếu tố tác động ảnh hưởng đến nồng độ canxi máu. Một số trường hợp phổ biến kể đến như:

  • Nồng độ canxi không đáp ứng nhu cầu cơ thể: Lượng canxi cơ thể cần nhưng không được bổ sung đủ thông qua thực phẩm hàng ngày có thể là nguyên nhân gây tụt canxi máu. Thường gặp ở những em bé không bú đủ, ăn không đủ chất, người bị suy dinh dưỡng, phụ nữ đang mang thai,...
  • Tụt lượng Albumin: Thông thường các bệnh nhân bị tụt canxi máu có nguy cơ xảy ra song song với tình trạng tụt Albumin. Nếu không phát hiện, người bệnh có khả năng mắc phải nhiều bệnh lý khác khi các chỉ số dưỡng chất có trong máu không đáp ứng đủ nhu cầu cơ thể cần.
  • Suy tuyến cận giáp: Tuyến giáp là nơi sản xuất ra nhiều hormone cho cơ thể. Khi cơ quan này bị suy nhược, hàm lượng hormone PTH bị suy giảm số lượng sẽ là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng hạ canxi máu. Đồng thời khi đó cơ thể cũng gặp phải hiện tượng tăng phosphat máu. Người bệnh gặp phải nhiều triệu chứng, thậm chí là kéo dài mãn tính.
  • Thiếu hụt vitamin D, Magnesi: Đây là 2 nguyên nhân gây hạ canxi máu. Bệnh nhân cần bổ sung các dưỡng chất cần thiết giúp chuyển hóa canxi máu, tránh trường hợp tụt canxi quá mức ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe.
  • Mắc bệnh thận: Ngoài các yếu tố kể trên, hiện tượng hạ canxi máu còn được đánh giá có liên quan đến bệnh lý về thận. Một số trường hợp gặp vấn đề về thận ảnh hưởng đến nồng độ canxi như bất thường tại ống dẫn thận, nhiễm toan ống lượn xa,... Quá trình chuyển hóa vitamin D bị ảnh hưởng kéo theo đó là hiện tượng suy giảm nồng độ canxi. Trường hợp nồng độ tụt thấp hơn nhiều so với bình thường, kéo dài có thể khiến thận suy nặng, biến chứng nguy hại sức khỏe bệnh nhân.
  • Các nguyên nhân khác: Tình trạng hạ canxi máu còn xảy ra do ảnh hưởng từ nhiều yếu tố khác như hiện tượng viêm tụy cấp, hạ protein máu, nhiễm trùng huyết, tác dụng phụ của thuốc, tăng phosphat máu,...

Nhận biết nguyên nhân gây bệnh giúp bác sĩ kịp thời điều chỉnh, khắc phục ổn định chỉ số dinh dưỡng cho cơ thể người bệnh. Việc xác định nguyên nhân cũng giúp quá trình điều trị hiệu quả, ngăn rủi ro bệnh tái phát, biến chứng gây hại.

Triệu chứng và chẩn đoán

Triệu chứng

Tình trạng hạ canxi máu có thể xuất hiện với bất kỳ ai, từ trẻ em đến người trưởng thành. Tùy nguyên nhân gây bệnh và mức độ hạ canxi máu của mỗi người mà triệu chứng sẽ biểu hiện nhẹ hay nặng nề. Dưới đây là các trường hợp cụ thể thường gặp:

Triệu chứng và chẩn đoán
Nhận biết các triệu chứng và sớm điều trị hạ canxi máu

  • Triệu chứng đối với trẻ em: Những em bé bị hạ canxi máu thường có các biểu hiện kể đến như sự chậm chạp trong tư duy, thường xuyên ngủ gà, bỏ bú, chán ăn, phản xạ gân xương tăng, xuất hiện tình trạng co giật, run, kèm co rút cơ,...
  • Triệu chứng đối với người lớn: Tương tự như trẻ em, người trưởng thành cũng có nhiều biểu hiện lạ khi nồng độ canxi máu bị hạ thấp. Chẳng hạn như hiện tượng tăng phản xạ gân xương, chuột rút, tình trạng rối loạn nhịp tim, đau thắt vùng bụng, tinh thần sa sút, trầm cảm,...
  • Triệu chứng hạ canxi cấp: Người bệnh có những biểu hiện của cơn Tenany khi bị hạ canxi cấp tính. Chẳng hạn như hiện tượng lưỡi, môi, đầu chi trở nên dị cảm, chân duỗi như đang đạp xe đạp, nhức cơ, co giật,... Trường hợp này người bệnh cần được đưa đi cấp cứu để ngăn biến chứng vô cùng nguy hiểm khác.

Hạ canxi máu kéo dài không được kiểm soát có thể khiến bệnh nhân bị bệnh não nhẹ. Đặc biệt là vấn đề sa sút tinh thần, trí tuệ do ảnh hưởng bởi hiện tượng tụt canxi máu khiến bệnh nhân gặp các biểu hiện tâm lý ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Trường hợp bệnh nhân bị hạ canxi máu mãn tính còn gặp phải các biểu hiện kéo dài như hiện tượng móng yếu, dễ gãy, khô tóc, da khô bong vảy,... Người bệnh cần được điều trị càng sớm càng tốt để tránh các biến chứng không mong muốn.

Chẩn đoán

Bác sĩ tiến hành thăm hỏi triệu chứng người bệnh gặp phải, theo dõi các biểu hiện cơ thể, thăm khám tiền sử bệnh lý người bệnh và gia đình người bệnh. Chỉ định các xét nghiệm liên quan để chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị cho bệnh nhân. Các phương pháp kể đến như:

  • Kiểm tra nồng độ canxi máu.
  • Kiểm tra biểu hiện tâm lý.
  • Kiểm tra các vấn đề như rối loạn thị giác, co giật,...
  • Xét nghiệm sàng lọc, xét nghiệm máu.

Khi cần thiết bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh thực hiện thêm các biện pháp chẩn đoán khác. Dựa trên kết quả thu được, mỗi bệnh nhân sẽ được chỉ định phác đồ điều trị tương ứng, nhằm ổn định nồng độ canxi và nhiều chỉ số khác trong cơ thể, tránh biến chứng.

Biến chứng và tiên lượng

Hạ canxi máu có thể kiểm soát tốt nếu bệnh nhân phát hiện sớm và can thiệp bằng biện pháp chữa trị phù hợp. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp chủ quan, không điều trị khiến nồng độ canxi tụt giảm quá mức, xảy ra trong thời gian dài. Lúc này bệnh nhân có thể gặp phải nhiều biến chứng.

Biến chứng
Hạ canxi máu cấp tính không cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong

Trong đó có thể kể đến các trường hợp thường xuất hiện như tổn thương mắt, rối loạn nhịp tim, tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương, dị tật,... Sinh hoạt của người bệnh trở nên khó khăn hơn khi gặp phải các biến chứng về xương khớp.

Đối với trường hợp nặng nồng độ canxi quá thấp thậm chí có thể khiến bệnh nhân tử vong. Chính vì thế bệnh nhân cần hết sức cảnh giác đối với bệnh lý này. Nếu nhận thấy cơ thể có những biểu hiện lạ, tốt hơn hết bạn nên đến bệnh viện thăm khám và chữa trị theo phác đồ của bác sĩ.

Điều trị

Dựa vào nguyên nhân gây hạ canxi máu và tình hình sức khỏe của bệnh nhân, bác sĩ chỉ định phương pháp điều trị cho phù hợp. Đa số các trường hợp được chẩn đoán hạ canxi máu do ảnh hưởng các yếu tố bệnh lý khác, do chế độ ăn uống không đủ chất,...

Trước khi tiến hành điều trị, đưa ra phác đồ phù hợp, thông thường bệnh nhân sẽ được đo các chỉ số như:

  • Nồng độ magie huyết thanh
  • Nồng độ phosphat máu
  • Đánh giá khí máu động mạch

Các phác đồ điều trị hạ canxi theo từng cấp độ như sau:

Điều trị hạ canxi máu cấp tính

Thông thường những đối tượng bị tụ canxi đường huyết cấp tính cần được cấp cứu kịp thời. Bệnh nhân được bù dịch thông qua đường tiêm tĩnh mạch hoặc các phương pháp như thở oxy. Đây là việc cần thực hiện trước khi bước vào quá trình điều trị hạ canxi máu sau đó.

Việc bệnh nhân chậm trễ cấp cứu ở trường hợp cấp tính có thể gây rủi ro tử vong cao. Chính vì thế, người bệnh sẽ được cấp cứu, sau đó kiểm tra và xét nghiệm sàng lọc để đưa ra phương pháp kiểm soát càng sớm càng tốt.

Liều tiêm canxi đường tĩnh mạch ở mỗi bệnh nhân sẽ được chỉ định phù hợp. Người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định liều lượng tương ứng với nhu cầu cơ thể cần. Thận trọng khi tiêm canxi đường tĩnh mạch. Người thực hiện cần có tay nghề, chẩn đoán kỹ trước khi đưa ra quyết định áp dụng phương pháp này và điều trị

Những bệnh nhân bị rối loạn nhịp tim, đang sử dụng digoxin sẽ được bác sĩ cân nhắc trong điều trị hạ canxi máu. Liều dùng đối với trường hợp này cũng cần suy xét kỹ, tránh nguy cơ gặp phải các rủi ro gặp tác dụng nguy hại sức khỏe.

Điều trị hạ canxi máu mãn tính

Trường hợp hạ canxi mãn tính, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ tương ứng với nguyên nhân gây bệnh. Chẳng hạn:

  • Đối với bệnh nhân bị tụt canxi máu do liên quan đến bệnh suy giáp cần cung cấp một lượng canxi cần thiết thông qua đường uống.
  • Đối với những đối tượng bị suy cận giáp nặng nề hơn phải bổ sung vitamin D.
  • Đối tượng đang chạy thận nhân tạo sẽ được bác sĩ hướng dẫn dùng canxi thông qua đường uống.
  • Những người bị thiếu hụt vitamin D dẫn đến tụt canxi cũng sẽ được bổ sung một lượng vitamin D cần thiết mỗi ngày.

Các trường hợp tụt canxi máu nhẹ thường xảy ra mà không có quá nhiều triệu chứng. Điều này khiến bệnh nhân khó nhận biết, nhầm lẫn với các tình trạng sức khỏe khác. Hiện tượng tụt canxi ở mức độ nặng có thể gây ra nhiều biến chứng nếu bệnh nhân không điều trị đúng cách, trường hợp nặng nhất có thể khiến người bệnh tử vong.

Phòng ngừa

Hạ canxi máu có thể xảy ra với bất kỳ đối tượng nào. Bệnh nhân không nên chủ quan đối với bệnh lý này. Bởi, nếu nồng độ canxi tụt quá thấp có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Vì thế, bác sĩ khuyến khích mỗi người nên tự chủ động bảo vệ sức khỏe.

Phòng ngừa
Xây dựng đời sống lành mạnh, khoa học bảo vệ sức khỏe khỏi tình trạng hạ canxi máu

Các lưu ý phòng ngừa hạ canxi máu như sau:

  • Chủ động ăn uống khoa học hơn, bổ sung cho cơ thể những món ăn dinh dưỡng, cân bằng, hạn chế ăn những món cay nóng, đồ ăn quá nhiều dầu mỡ,... Bổ sung cho cơ thể các loại hoa quả tươi, rau củ, và các thực phẩm lành mạnh khác.
  • Không nên sử dụng nhiều bia rượu, đồ uống chứa cồn, chất kích thích, không nên sử dụng thuốc lá, sản phẩm kích thích thần kinh, cơ thể không có lợi cho sức khỏe.
  • Tập thể dục, duy trì cân nặng cân đối, không nên làm việc quá sức, dành thời gian để cơ thể được nghỉ ngơi, thư giãn.
  • Xây dựng những thói quen tốt cho sức khỏe, tập loại bỏ dần những thói quen không tốt cho sức khỏe để tránh gặp phải các bệnh lý không mong muốn.
  • Khám sức khỏe định kỳ, kiểm tra sức khỏe mỗi 6 tháng - 1 năm một lần. Phát hiện bất thường sớm và chủ động điều trị sẽ giúp bạn ngăn chặn được những nguy cơ ảnh hưởng đến đời sống, sức khỏe.

Những câu hỏi quan trọng khi đi khám

1. Hạ canxi máu là gì?

2. Nguyên nhân vì sao hạ canxi máu?

3. Hạ canxi máu gây những biến chứng gì?

4. Nếu không điều trị hạ canxi máu có được không?

5. Có uống thuốc chữa hạ canxi máu được không?

6. Tôi cần làm xét nghiệm gì khi bị hạ canxi máu?

7. Có chữa khỏi hoàn toàn hạ canxi máu được không?

8. Tôi cần làm gì để ổn định nồng độ canxi máu không cần dùng thuốc?

9. Trường hợp nào tôi cần tiêm bổ sung canxi?

10. Người bị hạ canxi cấp tính cần sơ cứu như thế nào?

Hạ canxi máu là hiện tượng nhiều người gặp phải, đối tượng có thể là trẻ em hoặc người lớn. Tùy nguyên nhân gây hạ canxi và tình hình sức khỏe của mỗi người, bác sĩ sẽ hướng dẫn cách kiểm soát, điều trị bệnh cho phù hợp. Người bệnh không nên chủ quan, bởi đối với tình trạng cấp tính nếu không kiểm soát kịp thời có thể gây hại sức khỏe, tính mạng nguy hiểm.