Bàn chân phẳng

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI BÁC SĨ DOÃN HỒNG PHƯƠNG – Khoa Xương khớpGiám đốc Chuyên môn Trung tâm Đông Phương Y Pháp – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Bàn chân phẳng được biết đến là một hội chứng nhiều người gặp phải. Vòm bàn chân tròn đầy, mặt phẳng tiếp xúc hoàn toàn với mặt đất khi đứng thẳng. Người bệnh thường nhầm lẫn dấu hiệu bất thường ở lòng bàn chân, không chủ động kiểm tra sớm. Trường hợp hội chứng bàn chân phẳng kéo dài, biến chứng có thể gây ảnh hưởng đến các khu vực như đầu gối, mắt cá chân, gót chân.

Tổng quan

Bàn chân phẳng được biết đến là một hội chứng phổ biến nhiều người gặp phải. Theo đó, cấu tạo thông hường vòm bàn chân sẽ có khoảng trống ngay cả khi cơ thể ở tư thế nằm hoặc đi lại. Tuy nhiên ở người có bàn chân phẳng, phần hõm vào ở lòng bàn chân không có, bàn chân đầy đặn bám sát mặt sàn khi đứng.

Bàn chân phẳng
Hội chứng bàn chân phẳng có thể xảy ra ở trẻ em, người trưởng thành

Hội chứng bàn chân phẳng hay còn gọi là bàn chân bẹt xuất hiện gây biến mất vòm bàn chân của người bệnh. Một số người vẫn có vòm bàn chân nhưng thấp và khó nhận thấy. Lâu dầu, người bệnh di chuyển sẽ làm mũi chân thay đổi, chúng hướng ra ngoài nhiều hơn.

Người mắc bệnh bàn chân phẳng không hề có cảm giác đau nhức, khó chịu. Bệnh có thể xảy ra ở trẻ em hoặc người trưởng thành. Yếu tố gây bệnh liên quan đến các dị tật bẩm sinh, tác động bên ngoài khiến bàn chân dần biến dạng, trong đó thường gặp nhất là hiện tượng chấn thương.

Ngoài ra còn nhiều tác nhân khác ảnh hưởng gây nên tình trạng bàn chân phẳng. Tuy nhiên do các dấu hiệu ban đầu khó nhận biết nên nhiều người nhầm lẫn, không điều trị. Các bất thường ở vòm bàn chân trở nên phức tạp hơn gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Phân loại

Dựa vào tình trạng bàn chân phẳng, các chuyên gia phân chia bệnh lý này thành các dạng chính bao gồm:

  • Bàn chân phẳng cứng: Xuất hiện do sự liên kết xương gót chân với cơ bắp chân. Ngoài hiện tượng bàn chân phẳng, tình trạng này còn gây đau đớn cho người bệnh nếu kết nối xảy ra quá chặt. Nhất là khi người bệnh đi bộ xa, chạy nhảy, bên cạnh đó gót chân còn có hiện tượng nâng cao hơn.
  • Bàn chân phẳng linh hoạt: Đây là loại xảy ra phổ biến nhất hiện nay, hình thành từ giai đoạn nhũ nhi, bệnh nhân không có quá nhiều triệu chứng nổi bậc. Khi bàn chân tiếp sát với mặt đất sẽ không thấy khoảng trống, tuy nhiên khi nhấc lên sẽ quan sát được phần hõm chân.
  • Bàn chân phẳng ảnh hưởng gân chày sau: Khác với bàn chân phẳng linh hoạt ở trẻ em, tình trạng bàn chân phẳng gây ảnh hưởng gân chày sau thường xuất hiện ở người trưởng thành. Phần gân kết nối cơ bắp chân, mặt trong mắt cá chân xảy ra hiện tượng sưng, rách dẫn đến vòm chân biến mất. Người bệnh có cảm giác đau đớn ở khu vực bàn chân, mắt cá chân khi đi lại.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Bàn chân phẳng có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào. Trong đó có nhiều bệnh nhân là trẻ em mắc phải bệnh lý này từ khi sinh ra liên quan đến các dị tật, rối loạn bẩm sinh. Dưới đây là chi tiết từng nguyên nhân gây bệnh theo nhóm đối tượng bệnh nhân cụ thể:

Đối với trẻ em

Đối với trẻ em, giai đoạn chào đời và tập đi chân bé thường chưa hình thành rõ vòm chân như người trưởng thành. Chính vì thế các dấu hiệu bàn chân phẳng giai đoạn này được đánh giá là bình thường và không gây ảnh hưởng quá nhiều đến sự phát triển và chức năng đi lại của trẻ.

Nguyên nhân
Trẻ em có bàn chân phẳng bẩm sinh, sau thời gian dần cải thiện khi cấu tạo xương khớp hoàn chỉnh hơn

Đến khi bé được 3 tuổi vòm chân sẽ rõ hơn. Mặc dù vậy, cũng có nhiều em bé khi lớn hơn vẫn không nhận thấy sự xuất hiện của vòm chân. Khả năng cao bé gặp phải các vấn đề khiến cơ thể chậm phát triển hoặc có các dị tật cấu trúc xương từ khi còn trong bụng mẹ.

Các nguyên nhân gây bàn chân phẳng ở trẻ em được đề cập đến có liên quan đến nhiều rối loạn di truyền. Như rối loạn phối hợp phát triển, hội chứng Ehlers-Danlos, hội chứng người dẻo, mất độ đàn hồi dây chằng, các bệnh liên quan đến hệ thần kinh,...

Các triệu chứng tạm thời sẽ biến mất theo từng giai đoạn phát triển cơ thể của trẻ. Tuy nhiên có những trường hợp không thay đổi, trẻ mắc hội chứng bàn chân phẳng kéo dài liên quan đến các yếu tố như béo phì, thừa cân ở trẻ em. Dáng đi của trẻ khác lạ, ngoài ra còn kèm theo các biểu hiện bất thường khác.

Cho đến nay nguyên nhân gây bàn chân phẳng ở trẻ em vẫn chưa rõ ràng. Chuyên gia chỉ cơ bản đánh giá các yếu tố liên quan dẫn đến bệnh lý này. Trường hợp phụ huynh nhìn thấy các biến đổi bất thường ở dáng đi, cấu trúc xương bàn chân,... của  bé cần đưa bé đến gặp bác sĩ để kiểm tra và chỉnh sửa sớm.

Đối với người trưởng thành

Đối với người lớn, tình trạng bàn chân phẳng có thể xảy ra do ảnh hưởng từ rất nhiều yếu tố. Khác với trẻ em do liên quan đến yếu tố di truyền, người lớn bị bàn chân phẳng còn được gọi là hiện tượng sụp đổ các mô liên kết, xương tại vị trí giữa bàn chân.

Thông thường xuất hiện ở người già, lớn tuổi thoái hóa xương khớp hoặc người trẻ bị chấn thương, tai nạn ảnh hưởng cấu trúc xương. Hậu quả dẫn đến việc vòm chân bị biến dạng, mất đi kết cấu thông thường. Những đối tượng gặp hội chứng bàn chân phẳng thường là phụ nữ trên 40 tuổi, người bị thừa cân béo phì, người bị bệnh huyết áp, tiểu đường, chấn thương, gãy xương,...

Nguyên nhân
Bàn chân phẳng xảy ra ở người lớn có thể ảnh hưởng từ tai nạn, chấn thương, do yếu tố tuổi tác,...

Ngoài hiện tượng lão hóa tự nhiên của xương khớp gây biến dạng vòm chân, đối với người trưởng thành hội chứng bàn chân phẳng có nhiều rủi ro xuất hiện do ảnh hưởng:

  • Quà trình mang thai chân bị phù dẫn đến tình trạng bàn chân thai phụ áp sát mặt sàn, mất đi độ hõm như bình thường. Tình trạng này sẽ cải thiện sau khi sinh mà không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe, đời sống của người bệnh.
  • Do phải đi giày cao gót thường xuyên làm chân tăng thêm áp lực dẫn đến sự biến dạng các khớp, cơ ở bàn chân. Đây là nguyên nhân gây bàn chân phẳng tạm thời và có thể khắc phục theo thời gian.
  • Tình trạng mất cân bằng hai chân khiến chân dài chịu nhiều lực hơn chân còn lại, điều này khiến cho bàn chân dài hơn dần mất đi vòm chân so với những người bình thường.
  • Viêm khớp dạng thấp, hội chứng Marfan là những nguyên nhân bệnh lý gây hội chứng bàn chân phẳng ở người trưởng thành.

Khác với trẻ em, đối với người trưởng thành các dị dạng ở bàn chân có thể kéo dài khó phục hồi hơn, nhất là đối với tình trạng lão hóa xương khớp ở người cao tuổi.

Triệu chứng và chẩn đoán

Triệu chứng

Thông qua hình dạng của bàn chân có thể nhận biết hội chứng này. Nhiều người chủ quan không khắc phục, điều chỉnh sớm khiến các biến dạng ở bàn chân trở nên nghiêm trọng hơn. Lúc này người bệnh sẽ cảm nhận được các cơn đau nhức khó chịu ở bàn chân và các cơ quan khác. Bao gồm:

  • Đau bàn chân khi các tổn thương mô, dây chằng, xương bàn chân trở nên nặng nề dần.
  • Cơn đau lan rộng, ảnh hưởng đến vùng đầu gối, hông, đau khớp do ảnh hưởng từ các căng thẳng bất thường.
  • Áp lực đầu gối trong thời gian dài khiến cổ chân xoay vào trong làm tướng đi của người bệnh thay đổi bất thường.
  • Cơn đau ảnh hưởng đến nhiều khu vực khiến bệnh nhân mệt mỏi, đi đứng khó khăn, chân khập khiễng một bên giày qua sát thấy mòn hơn bình thường.
  • Trường hợp nghiêm trọng, di tật xảy ra khiến hệ thống thần kinh cột sống bị ảnh hưởng. Đặc biệt đối với trẻ nhỏ, điều này có thể khiến trẻ chậm lớn, phát triển chiều cao kém, tướng đi biến dạng gây nhiều hệ quả cho cuộc sống sau này của bé.

Chẩn đoán

Bác sĩ sẽ quan sát các bất thường ở bàn chân của người bệnh, kết hợp các phương pháp chẩn đoán khác để kết luận tình hình sức khỏe của bệnh nhân. Dựa vào đó phác đồ điều trị sẽ được thiết kế phù hợp nhằm giúp người bệnh khắc phục tật ở chân, phòng tránh biến chứng.

  • Các biện pháp kiểm tra thông thường được thực hiện như: Kiểm tra dấu chân ướt, kiểm tra giày, thực hiện các thử nghiệm ngón chân, kiểm tra kiễng chân.... Kết quả cho thấy chân của người bệnh đang gặp vấn đề gì, có hoạt động bình thường hoặc có những thay đổi bất thường gì về cấu tạo.
  • Các biện pháp xét nghiệm hình ảnh: Bệnh nhân được bác sĩ chỉ định xét nghiệm hình ảnh thông qua chụp X quang bàn chân, siêu âm, chụp CT, MRI,... Thông qua kết quả chẩn đoán, bác sĩ phát hiện được các bất thường bên trong, tổn thương khớp, mô mề, xương, dây chẳng,...

Biến chứng và tiên lượng

Đối với trẻ em các dị tật bàn chân phẳng khi phát hiện sớm và điều chỉnh bằng biện pháp phù hợp có thể cải thiện mà không ảnh hưởng đến sự phát triển, sức khỏe của bé. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp chủ quan không can thiệp sớm khiến tình trạng bàn chân phẳng ngày càng nghiêm trọng hơn, kéo theo nhiều dị tật cho trẻ nhỏ.

Biến chứng
Hiện tượng bàn chân phẳng kéo dài không được kiểm soát phát sinh nhiều biến chứng

Đặc biệt đối với người trưởng thành, bàn chân dị tật kéo dài, cộng thêm áp lực cân nặng, trọng lượng cơ thể đổ dồn về bàn chân khiến các chấn thương ngày càng nghiêm trọng hơn. Chính vì thế, bệnh nhân cần được kiểm tra, điều chỉnh khắc phục để phòng ngừa các rủi ro không mong muốn.

Những trường hợp chủ quan, bệnh kéo dài có thể gây ra các biến chứng kể đến như:

  • Tăng mức độ đau nhức do cơ, khớp khu vực bàn chân chịu nhiều áp lực.
  • Tình trạng đau nhức ngày càng lan rộng ảnh hưởng đến vùng xương cẳng chân.
  • Khả năng vận động suy giảm, người bệnh khó khăn khi tham gia các môn thể thao dùng bàn chân nhiều.
  • Ngón chân bắt đầu có dấu hiệu biến dạng, đặc biệt là ngón chân cái.
  • Một số trường hợp mắc hội chứng bàn chân phẳng ảnh hưởng đến hệ thần kinh gây ra cơn đau rộng khắp cơ thể.
  • Người bệnh bị viêm gân, vẹo ngón chân cái dẫn đến tình trạng đi đứng, giữ thăng bằng khó khăn.

Điều trị

Bác sĩ ưu tiên các phương án bảo tồn giúp khắc phục hội chứng bàn chân phẳng cho bệnh nhân thay cho các biện pháp xâm lấn nhiều rủi ro. Tuy nhiên đối với trường hợp nặng không điều trị bằng giải pháp thông thường phải áp dụng can thiệp thủ thuật ngoại khoa để kịp thời chỉnh sử các vấn đề cấp bách cho bệnh nhân.

Dựa trên tình hình thực tế của người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định các giải pháp can thiệp phù hợp. Dưới đây là cách điều trị tương ứng với từng nhóm bệnh nhân bao gồm trẻ em và người trưởng thành.

Đối với trẻ em

Đa số các trường hợp bàn chân phẳng ở trẻ trong giai đoạn tập đi sẽ khắc phục theo thời gian. Bố mẹ có thể hỗ trợ tập cho bé đi chân trần trên các địa hình đa dạng như đi ngoài sân vườn, đi trên sàn,... để bé có điều kiện phát triển vòm bàn chân.

Trường hợp trẻ có dị tật chân bẩm sinh có thể được bác sĩ chỉ định nẹp để cố định bàn chân. Tuy nhiên đối với các bé khác thường sẽ không chỉ định sử dụng nẹp. Theo thời gian, khi trẻ bước qua độ tuổi thiếu niên nếu các bất thường ở bàn chân không thuyên giảm bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ can thiệp chuyên sâu hơn nhằm ổn định cấu trúc, sữa chửa tổn thương xương khớp cho trẻ.

Đối với người trưởng thành

Bác sĩ chỉ định các giải pháp điều chỉnh hỗ trợ phòng ngừa biến chứng bàn chân phẳng ở người trưởng thành. So với trẻ em, các biến dạng bất thương ở bàn chân khó phục hồi hơn. Bệnh nhân có thể phải sử dụng thuốc giảm đau để ngăn các triệu chứng không trở nên quá nặng nề.

Bên cạnh đó, người bệnh được hướng dẫn tập luyện các động tác nhằm duy trì khả năng đi lại, vận động, đồng thời sử dụng dụng cụ chỉnh hình khi cần thiết. Mỗi trường hợp cụ thể sẽ được hướng dẫn biện pháp phục hồi, duy trì chức năng vận động chân cho phù hợp.

Điều trị
Điều trị tình trạng bàn chân phẳng cho người trưởng thành bằng biện pháp nội khoa, ngoại khoa

Phương án phẫu thuật được chỉ định cho những trường hợp nặng. Mục đích can thiệp ngoại khoa giảm đau bàn chân, tạo vòm chân nhân tạo cho người bệnh. Tùy tình hình bàn chân phẳng của mỗi người, bác sĩ sẽ đưa ra phương án chỉ định phù hợp, không có phương pháp phẫu thuật thống nhất cho tình trạng bàn chân phẳng.

Theo đó, bác sĩ có thể chỉ định tái tạo vòm bàn chân cho bệnh nhân hoặc thực hiện cấy ghép xương để điều chỉnh bàn chân phẳng, phòng ngừa biến chứng nặng nề cho bệnh nhân. Phương pháp ngoại khoa tiềm ẩn nhiều rủi ro, chính vì vậy bệnh nhân nên tìm đến các bệnh viện lớn, uy tín, có bác sĩ giỏi để thực hiện điều trị, đảm bảo an toàn sức khỏe.

Phòng ngừa

Bệnh bàn chân phẳng nếu được phát hiện và điều chỉnh có thể phòng tránh được nhiều rủi ro không mong muốn. Tuy nhiên, trường hợp bệnh kéo dài, không được kiểm soát khiến bàn chân xuất hiện các biến chứng, ảnh hưởng lan rộng đến các khu vực khác.

Chính vì thế, khi nhận thấy các biểu hiện bất thường bệnh nhân nên chủ động thăm khám và điều trị sớm. Ngoài ra, việc phòng bệnh cũng rất quan trọng, một số lưu ý:

  • Hạn chế các chấn thương, tai nạn, điều trị các vấn đề xương khớp khi gặp phải để bảo vệ an toàn xương khớp, tránh các biến chứng kéo dài vĩnh viễn ảnh hưởng đời sống, sức khỏe của người bệnh.
  • Lựa chọn giày, dép phù hợp, hạn chế mang giày cao gót quá thường xuyên, không mang giày quá chật, rộng ảnh hưởng đến dáng đi, dễ gây té ngã chấn thương.
  • Massage bàn chân, tập luyện thể dục, chơi thể thao vừa sức, không nên tập luyện quá sức, cố sức ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe.
  • Chủ động chăm sóc cơ thể, bổ sung dinh dưỡng hợp lý, điều trị bệnh lý đang gặp phải theo hướng dẫn, tránh việc tự tiện uống thuốc tân dược bừa bãi.
  • Thăm khám bác sĩ, kiểm tra sức khỏe định kỳ, khám khi nhận thấy chân có các dấu hiệu bất thường.

Những câu hỏi quan trọng khi khám

1. Nguyên nhân vì sao tôi bị bàn chân phẳng?

2. Dựa vào các triệu chứng gì để nhận biết bàn chân phẳng?

3. Bệnh bàn chân phẳng nguy hiểm như thế nào?

4. Trường hợp tôi không điều trị bàn chân phẳng có tự khỏi không?

5. Sẽ xảy ra vấn đề gì nếu tật bàn chân phẳng biến chứng?

6. Tôi có dùng thuốc chữa bàn chân phẳng được không?

7. Trong thời gian điều trị bàn chân phẳng tôi cần làm gì để bệnh nhanh khỏi?

8. Trẻ bị bàn chân phẳng có khỏi được không?

9. Bệnh bàn chân phẳng có khả năng di truyền cho thế hệ con của tôi không?

Bàn chân phẳng là hội chứng tật ở bàn chân mà nhiều người đang gặp phải. Trường hợp bệnh kéo dài, xảy ra chấn thương, dị dạng bàn chân nghiêm trọng có thể kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm. Chính vì thế, khi nhận thấy trẻ em hoặc bản thân bạn đang có biểu hiện bất thường ở bàn chân nên đến gặp bác sĩ. Dựa vào kết quả thăm khám bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách điều chỉnh sao cho phù hợp nhất.