Các bài tập vật lý trị liệu bàn chân bẹt hiệu quả

Vật lý trị liệu bàn chân bẹt là phương pháp được nhiều người lựa chọn. Tình trạng bàn chân bẹt là một dị tật phổ biến, tỷ lệ người mắc phải lên đến 30%. Tuy không nguy hại trực tiếp đến sức khỏe nhưng về lâu dài, hội chứng bàn chân bẹt có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe và cuộc sống. Điều trị bàn chân bẹt bằng vật lý trị liệu giúp người bệnh phục hồi chức năng mà không cần can thiệp xâm lấn hay sử dụng thuốc, phòng tránh được nhiều nguy cơ.

Tổng quan về hội chứng bàn chân bẹt

Bàn chân bẹt là hiện tượng một người không có vòm bàn chân hoặc bàn chân có độ lõm nông. Tình trạng này theo thống kê có tới 30% dân số châu Á gặp phải. Thông thường, bàn chân bẹt sẽ xuất hiện ở cả hai bàn chân, tuy nhiên cũng có một số người chỉ bị ở một bên chân.

Các bài tập vật lý trị liệu bàn chân bẹt hiệu quả
Các bài tập vật lý trị liệu bàn chân bẹt hiệu quả

Thực tế cho thấy, hầu hết trẻ em khi sinh ra đều đã có bàn chân bẹt. Cho đến khi em bé phát triển, giai đoạn 2 – 3 tuổi, lúc này vòm chân sẽ được hình thành cùng lúc khi hệ thống dây chằng trở nên chắc chắn hơn. Nhờ đó mà bàn chân chịu được trọng lượng của cơ thể, đi lại, chạy nhảy linh hoạt, thuận tiện.

Đối với người lớn, tình trạng bàn chân bẹt có thể do  nhiều nguyên nhân gây nên. Trong đó có thể kể đến như: Dị tật bẩm sinh, rách hoặc viêm gân bàn chân, gãy xương chân, viêm khớp dạng thấp, bại não, ảnh hưởng của hệ thần kinh hoặc do di truyền. Ngoài ra, những người thừa cân, béo phì, tiểu đường, phụ nữ mang thai cũng dễ gặp phải vấn đề này.

Người lớn có thể kiểm tra bàn chân của trẻ em độ tuổi từ 2 – 3 tuổi để sớm can thiệp phục hồi chức năng bằng các cách sau:

  • Cách 1: Sử dụng một tờ giấy trắng, sau đó thấm ướt chân trẻ và đặt chân trẻ lên mặt giấy. Nếu thấy dấu hiện lên cả bàn chân, không có chỗ lõm thì có thể trẻ đang bị bàn chân bẹt.
  • Cách 2: Tương tự như cách trên, lần này bố, mẹ có thể cho con giẫm lên cát. Nếu quan sát thấy có đường cong thì chân bé đang phát triển bình thường. Ngược lại, bé có nguy cơ đang bị chứng bàn chân bẹt bẩm sinh.
  • Cách 3: Cho trẻ đứng trên mặt sàn phẳng, lấy một ngón tay thử luồn vào gan bàn chân, nếu không thực hiện được thì nhiều khả năng em bé đang bị bàn chân bẹt.
    Tổng quan về hội chứng bàn chân bẹt
    Tình trạng bàn chân bẹt do nhiều nguyên nhân gây ra

Bàn chân bẹt tuy không ảnh hưởng ngay đến sức khỏe, nhưng về lâu dài cấu trúc xương dần biến dạng. Điều này có thể khiến bàn chân không còn cử động linh hoạt như bình thường. Không những thế, khớp gối, cột sống hoặc thần kinh cũng bị ảnh hưởng, gây ra tình trạng đau khớp. Nghiêm trọng hơn nếu không được điều trị có thể gây ra nhiều bệnh lý, biến dạng nguy hiểm.

Tham khảo thêm: Vật lý trị liệu trong điều trị tràn dịch khớp gối

Các bài tập vật lý trị liệu bàn chân bẹt hiệu quả

Tình trạng bàn chân bẹt nếu được nhận diện sớm và điều trị có thể giúp người bệnh phòng tránh được nhiều rủi ro, bảo vệ sức khỏe và cuộc sống. Hiện nay có rất nhiều phương pháp giúp khắc phục khiếm khuyết vòm bàn chân này. Trong đó có biện pháp vật lý trị liệu bàn chân bẹt.

Người bệnh không nhất thiết phải can thiệp xâm lấn hoặc sử dụng quá nhiều thuốc tân dược để điều trị. Thay vào đó, người mắc phải hội chứng này có thể áp dụng các bài tập vật lý trị liệu tại nhà để phục hồi chức năng của xương khớp an toàn mà vẫn đảm bảo hiệu quả. Dưới đây là một số bài tập, động tác đơn giản bạn có thể tham khảo thực hiện:

Bài tập 1: Co giãn gót chân: 

  • Động tác chuẩn bị, bạn đứng thẳng hai chân rộng bằng với vai, lúc này hai tay buông thõng theo thân người hoặc có thể chóng lên tường.
  • Tiếp đến, bạn đưa một chân lên phía trước, chân còn lại bước về phía sau. Thực hiện lưu ý vẫn giữ hai gót chân chạm mặt sàn.
  • Từ từ khuỵu đầu gối chân phía trước xuống, trọng tâm lúc này hạ về phía trước cho đến lúc bắp chân sau và gân căng ra. Cột sống giữ thẳng xuyên suốt buổi tập.
  • Giữ tư thế này trong khoảng 30 giây sau đó trở lại tư thế chuẩn bị.
  • Lặp lại thêm 3 lần nữa, sau đó chuyển sang chân bên kia.
    Các bài tập vật lý trị liệu bàn chân bẹt hiệu quả
    Bài tập căng cơ co giãn gót chân

Bài tập 2: Nâng vòm chân:

  • Bạn đứng thẳng người, hai chân rộng bằng với vai tương tự như động tác kể trên.
  • Tiếp đến, bạn dồn trọng lượng cơ thể lên vị trí rìa bên ngoài của bàn chân.
  • Nâng vòm chân lên cao hết mức có thể, ngón chân bám chặt vào mặt đất trong quá trình luyện tập.
  • Thực hiện liên tục 10 – 15 nhịp, sau đó thả lỏng, lặp lại thêm 1 – 2 lần nữa.

Bài tập 3: Luyện cơ bắp chân:

  • Bạn đứng thẳng, chân đặt sát vào nhau, tay lúc này thả lỏng theo hông.
  • Sau đó, nhón chân lên cao nhất có thể, nếu không giữ được thăng bằng, bạn nên lấy tay bám vào ghế hoặc tường.
  • Giữ tư thế nhón chân trong 5 giây, rồi từ từ hạ gót chân trở về tư thế ban đầu.
  • Thực hiện 10 – 15 nhịp trong 2 – 3 đợt tập.
  • Bạn tiếp tục thao tác nhón và hạ gót nhanh hơn trong khoảng 30 giây.

Bài tập 4: Lăn chân với bóng:

  • Với bài tập này, bạn cần chuẩn bị một quả bóng kích thước nhỏ như bóng tennis hoặc bóng golf.
  • Sau đó, bạn ngồi trên ghế, tư thế thoải mái nhất.
  • Đặt quả bóng dưới lòng bàn chân và tiến hành lăn bóng.
  • Tập trung lăn ở khu vực vòm bàn chân, cố gắng ngồi thẳng lưng trong suốt quá trình thực hiện.
  • Lăn trong khoảng 2 – 3 phút sau đó đổi sang chân bên kia.
  • Với vài tập này, bạn có thể tận dụng bất cứ lúc nào khi học, đi làm, hoặc xem phim,…
    Các bài tập vật lý trị liệu bàn chân bẹt hiệu quả
    Bài tập vật lý trị liệu bàn chân bẹt với quả bóng tennis

Bài tập 5: Nâng vòm chân với bục:

  • Sử dụng một cái bục cao vừa phải, hoặc thực hiện tại chân cầu thang.
  • Bạn đứng hai chân vững trên bục, sau đó lùi chân trái về phía sau.
  • Khoảng cách giữa hai chân là tương ứng với một bàn chân, lúc này gót chân trái sẽ nằm ngoài rìa bục.
  • Tiếp đến, bạn khuỵu gối chân phải xuống, thân người hạ thấp theo.
  • Đầu gối chân trái giữ nguyên tư thế, không di chuyển.
  • Ngón chân trái bám vào bục giữ thân bằng trong lúc thực hiện động tác hạ thấp cơ thể.
  • Sau đó, từ từ nhón chân phải lên cao hết cỡ rồi lại hạ xuống nhẹ nhàng.
  • Lập lại khoảng 10 – 15 lần mỗi bên chân.

Bài tập 6: Luyện tập ngón chân:

  • Bạn đứng thẳng, hai chân tư thế rộng ngang vai.
  • Sau đó, lấy ngón chân cái tì xuống mặt sàn để tạo điểm tựa.
  • Các ngón chân còn lại từ từ nâng lên cao.
  • Tiếp tục, hạ chúng xuống, và giơ ngón chân cái lên.
  • Thực hiện xen kẽ trong khoảng 5 – 10 lần. Mỗi lần nâng ngón chân cố gắng giữ trong khoảng 5 giây.
  • Khi chưa quen với động tác này, bạn có thể tập luyện với từng bên chân một đến lúc có thể chuyển động cùng lúc hai bàn chân.

Bài tập 7: Lân chân với khăn:

  • Tương tự như sử dụng bóng, bài tập này bạn không cần đứng chỉ cần ngồi cũng có thể thực hiện được.
  • Bạn chuẩn bị một cái khăn, trải ra sàn. Sau đó bạn ngồi lên ghế và đặt bàn chân lên trên khăn.
  • Thực hiện động tác ghì chặt gót chân xuống dưới sàn, chuyển động các ngón chân chàn lên khăn.
  • Sau đó, dùng lực để vòm bàn chân cũng thực hiện động tác này. Giữ cho toàn bộ phần xương khớp của ngón chân tiếp xúc không rời với chiếc khăn.
  • Thực hiện trong vài giây rồi nghỉ, lặp lại hai bên từ 10 – 15 lần.
    Các bài tập vật lý trị liệu bàn chân bẹt hiệu quả
    Bài tập với khăn giúp khắc phục tình trạng bàn chân bẹt

Bài tập 8: Tăng cường cơ vòm bàn chân:

  • Bạn ngồi trên ghế, chân phải bắt chéo qua đùi trái.
  • Sử dụng một dây thun chắc chắn và dài quấn quanh bàn chân, để sợi dây thòng xuống và dùng chân đặt trên sàn giữ chặt.
  • Sau đó, bạn dùng tay nâng bàn chân lên, rồi hạ từ từ xuống vị trí ban đầu sao cho sợi thun kéo căng vị trí cơ vòm bàn chân.
  • Thực hiện 10 lần mỗi hiệp, lặp lại 2 hiệp cho mỗi bên chân.

Các bài tập vật lý trị liệu bàn chân bẹt trên thực tế chỉ giúp người bệnh khắc phục được một vài vấn đề do hội chứng này gây ra. Chúng không đủ khả năng để điều trị dứt điểm hội chứng này. Vì thế, người mắc phải kết hợp điều trị với các phương pháp khác để nâng cao hiệu quả.

Tham khảo thêm: Bài tập vật lý trị liệu cứng khớp gối giúp dễ vận động

Một số lưu ý khi tập vật lý trị liệu bàn chân bẹt

Nhiều người mắc hội chứng bàn chân bẹt đều nghĩ đây là tình trạng liên quan đến xương khớp. Chính vì thế phải can thiệp phẫu thuật để điều trị tận gốc. Tuy nhiên, can thiệp xâm lấn có thể để lại nhiều nguy cơ, kèm theo đó chi phí cũng khá đắt đỏ. Phẫu thuật chỉ thực sự cần thiết khi tình trạng bàn chân bẹt ảnh hưởng đến xương khớp và sức khỏe nặng nề cho người bệnh.

Thay vào đó, bạn có thể sử dụng một số dụng cụ nắn chỉnh như mang đế chỉnh hình cho bàn chân và kết hợp các bài tập vật lý trị liệu chữa bàn chân bẹt tại nhà. Trong quá trình thực hiện, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:

  • Tùy theo tình trạng bàn chân bẹt để lựa chọn động tác cho phù hợp. Tình trạng nặng, chân có dấu hiệu của các biến chứng thần kinh, gân, khớp, bạn nên đến gặp bác sĩ để nhận sự tư vấn và điều trị.
  • Không thực hiện động tác quá mạnh hoặc dùng vật nắn chỉnh mạnh có thể khiến xương khớp bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
  • Kiên trì thực hiện trong thời gian dài để điều chỉnh lại cấu tạo bàn chân trở về ổn định nhất có thể. Bởi đây là phương pháp vận động trị liệu đơn giản, không can thiệp chuyên sâu nên đòi hỏi người bệnh cần bỏ ra nhiều thời gian hơn. Nhưng ngược lại nó đảm bảo độ an toàn và không khiến người bệnh tốn quá nhiều chi phí.
    Một số lưu ý khi tập vật lý trị liệu bàn chân bẹt
    Một số lưu ý khi tập vật lý trị liệu bàn chân bẹt
  • Tránh khiêng vác nặng, lực gồng gánh có thể khiến tình trạng bàn chân bẹt trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, duy trì cân nặng giúp giảm áp lực cho bàn chân.
  • Bên cạnh đó, bạn nên sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi để cơ thể có thời gian thư giãn. Vận động thể dục hàng ngày nâng cao sức khỏe và đề kháng cho cơ thể.

Các bài tập vật lý trị liệu bàn chân bẹt trên đây hy vọng đã giúp bạn đọc có thêm động tác luyện tập phục hồi chức năng. Để quá trình điều trị diễn ra nhanh chóng và an toàn nhất, bạn nên kết hợp với thăm khám y khoa để được chẩn đoán tình trạng cụ thể hơn. Thông qua đó, bạn có thể dễ dàng lựa chọn phương pháp chữa trị hiệu quả nhất, rút ngắn thời gian và tiết kiệm chi phí, phòng tránh được nhiều nguy cơ, biến chứng không mong muốn.

Gãy xương bánh chè là như thế nào?

Vật lý trị liệu phục hồi chức năng gãy xương bánh chè

Vật lý trị liệu gãy xương bánh chè được thực hiện sau điều trị với hai trường hợp bó bột...

Vật lý trị liệu liệt cơ mặt (dây thần kinh số 7)

Vật lý trị liệu liệt cơ mặt (dây thần kinh số 7)

Vật lý trị liệu liệt cơ mặt được khuyến khích thực hiện sớm để phòng tránh những biến chứng, biến...

Tổng quan về tình trạng cứng khớp gối

Bài tập vật lý trị liệu cứng khớp gối giúp dễ vận động

Tập vật lý trị liệu cứng khớp gối là phương pháp giúp người bệnh giảm đau khi vận động khớp...

Vật lý trị liệu lấy đờm cho trẻ sơ sinh là gì?

Vật lý trị liệu vỗ rung lấy đờm cho trẻ sơ sinh

Vật lý trị liệu lấy đờm cho trẻ sơ sinh thường được áp dụng là liệu pháp vỗ rung. Vỗ...

6 trung tâm tập vật lý trị liệu chất lượng tại TP HCM

Trung tâm tập vật lý trị liệu chất lượng ở Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những từ...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *