Bệnh AIDS

Bệnh AIDS giai đoạn muộn của HIV - "căn bệnh thế kỉ" khiến nhiều người khiếp sợ. Bệnh lây truyền qua đường tình dục, đường máu, đường từ mẹ sang con, bệnh có tỷ lệ tử vong cao và chưa có biện pháp điều trị toàn diện. Hàng năm, số người mắc bệnh ngày càng gia tăng cảnh báo nhiều rủi ro cho loài người. Mọi người dân đều có nguy cơ mắc bệnh, vì thế cần chủ động phòng tránh để bảo vệ an toàn cho bản thân và gia đình.

Tổng quan

Bệnh AIDS (Acquired Immuno Deficiency Syndrom) là giai đoạn muộn của bệnh HIV, bệnh có tỷ lệ tử vong cao và cho đến nay vẫn chưa tìm thấy giải pháp điều trị hữu hiệu. Như các bạn cũng biết HIV là bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào. Trên thực tế không phải trường hợp nào nhiễm HIV cũng biến chứng thành AIDS, tuy nhiên người bệnh cũng có rất nhiều rủi ro.

Bệnh AIDS
AIDS là tiến triển trầm trọng khi virus HIV xâm nhập phá hủy hệ thống miễn dịch của người bệnh

Người bệnh HIV bị suy giảm hệ miễn dịch nghiêm trọng ở giai đoạn AIDS. Lúc này sự tấn công của các tác nhân gây hại dẫn đến việc tế bào lympho bị phá hủy khiến cơ thể dễ dàng mắc các bệnh lý khác. Người bệnh HIV/AIDS bị bội nhiễm có khả năng tử vong nhanh chóng. Đặc biệt, người bệnh không có khả năng chống lại các bệnh lây nhiễm (CD4) thuộc huyết cầu.

Tình trạng nhiễm nấm, vi khuẩn, virus có thể xảy ra bất kỳ lúc nào đối với bệnh nhân AIDS khi cơ thể tiếp xúc với nguồn lây bệnh, do hàng rào bảo vệ cơ thể bị phá hủy hoàn toàn. Chẩn đoán bệnh AIDS giai đoạn bệnh nhân HIV bị nhiễm trùng cơ hội xảy ra đồng thời với ung thư, tiên lượng sống của bệnh nhân lúc này tương đối nghèo nàn.

Theo thống kê cho thấy, trong khoảng 10 năm kể từ lúc nhiễm HIV, nếu bệnh nhân không được cứu chữa đúng cách có thể dẫn đến giai đoạn nặng là AIDS. Mặc dù hiện nay y học hiện đại đã có nhiều bước tiến vượt bậc, tuy nhiên đối với chứng bệnh thế kỷ này vẫn chưa tìm ra đáp án tốt nhất để loại bỏ tận gốc.

Người bệnh có tiên lượng sống ngắn nếu không phát hiện và áp dụng biện pháp kiểm soát phù hợp. Chính vì thế, chuyên gia luôn khuyến cáo người dân nên chủ động cảnh giác, bảo vệ bản thân trước nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS. Thực hiện quan hệ tình dục lành mạnh, an toàn, chung thủy với 1 bạn tình để giảm thiểu rủi ro mắc phải chứng bệnh nguy hiểm này.

Phân loại

Virus HIV lây truyền từ người sang người qua đường tình dục, đường máu, đường từ mẹ sang con,... Chúng phá hủy dần hệ thống miễn dịch của bệnh nhân, giai đoạn nặng người bệnh có tiên lượng sống ngắn. Bệnh nhân AIDS có thể nói là trường hợp nặng nhất của bệnh truyền nhiễm HIV.

Phân loại bệnh dựa theo các cấp độ tiến triển của HIV/AIDS. Việc làm này giúp người bệnh nhận biết tình hình sức khỏe, rủi ro và giúp bác sĩ chỉ định phương án cứu chữa phù hợp nhằm giúp bệnh nhân kéo dài tiên lượng sống, phòng tránh lây lan virus HIV. Dưới đây là các giai đoạn tiến triển chính của bệnh lý nguy hiểm này:

  • Giai đoạn cửa sổ - ARS: Virus HIV xâm nhập vào cơ thể gây ra các biểu hiện bất thường. Tuy nhiên người bệnh dễ nhầm lẫn với các vấn đề khác. Giai đoạn cửa sổ hay còn gọi là giai đoạn sơ nhiễm sẽ thường kéo dài từ 5-10 năm, sau đó bệnh dần tiến triển xấu đi.
  • Giai đoạn nhiễm trùng (không triệu chứng): Người nhiễm HIV không phát hiện và điều trị chuyển từ giai đoạn sơ nhiễm sang giai đoạn nhiễm trùng. Người bệnh vẫn còn hoạt động, sinh hoạt bình thường, sức khỏe vẫn chưa có dấu hiệu xấu. Trong thời gian này virus HIV bắt đầu nhân lên, phát triển số lượng.
  • Giai đoạn cận AIDS: Người bệnh bắt đầu nhận thấy cơ thể có nhiều biểu hiện bất thường, dễ mắc nhiều bệnh lý. Tình trạng này kéo dài, hệ miễn dịch ngày càng suy giảm khiến sức khỏe người bệnh ngày càng chuyển biến xấu dần.
  • Giai đoạn cuối - AIDS: Người bệnh bị suy giảm đề kháng, hệ miễn dịch trầm trọng, cơ thể không còn khả năng chống lại sự tấn công của tác nhân gây hại. Hàng loạt bệnh lý xuất hiện dần làm sức khỏe người bệnh sa sút. Người nhiễm HIV giai đoạn AIDS gần như chỉ sống được không quá 2 năm. Cơ thể xuất hiện nhiều vết lở loét, hoại tử, các phương pháp hỗ trợ điều trị gần như không còn mang lại hiệu quả như mong đợi.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Virus HIV xâm nhập vào cơ thể con người, tấn công tế bào, phá vỡ hàng rào bảo vệ cơ thể gây ra nhiều triệu chứng bất thường. Virus là nguyên nhân chính gây bệnh lý này, chúng thuộc họ Retroviridae. Khi xâm nhập vào cơ thể, virus HIV bắt đầu tấn công, tiêu diệt tế bào lympho T khiến hệ miễn dịch suy giảm, tạo cơ hội cho các tác nhân gây hại khác xâm lấn cơ thể.

Nguyên nhân
Virus xâm nhập và phá hủy cơ thể con người thông qua đường lây truyền tình dục, đường máu hoặc từ mẹ sang con

Virus HIV không lây nhiễm qua đường không khí, chúng tấn công con người chủ yếu qua đường tình dục, đường máu, đường từ mẹ sang con. Cụ thể:

  • Virus HIV lây qua đường tình dục: Đây là con đường lây bệnh từ người sang người phổ biến nhất hiện nay. Tỷ lệ bệnh nhân nhiễm HIV mỗi năm ngày càng tăng do lối sống buông thả, không tự chủ phòng bệnh của nhiều đối tượng. Những trường hợp lây nhiễm thường không sử dụng bao cao su khi quan hệ, quan hệ với người không phải là vợ/chồng, quan hệ đồng giới qua đường hậu môn,...
  • Virus HIV lây qua đường máu: Ngoài đường tình dục, đường máu cũng là con đường nhanh nhất để virus xâm nhập, tấn công con người. Những người có nguy cơ cao là người sử dụng ma túy đường tiêm chích không vệ sinh, truyền máu của người bị nhiễm HIV, tiếp xúc máu của người bệnh lên vết thương hở, sử dụng các đồ dùng cá nhân chung với bệnh nhân nhiễm HIV,...
  • Virus HIV lây từ mẹ sang con: Đây cũng là con đường truyền bệnh thường gặp ở phụ nữ nhiễm HIV. Trẻ có thể nhiễm phải virus ngay trong bụng mẹ từ máu, nước ối, dịch âm đạo, sữa mẹ hoặc ngay trên các vết nứt từ vú người bệnh. Các chuyên gia khuyên phụ nữ bị HIV không nên mang thai bởi khả năng lây nhiễm bệnh cho trẻ sơ sinh cao. Trường hợp phụ nữ không biết bị nhiễm HIV và vô tình mang thai cần xét nghiệm, kiểm tra khả năng lây nhiễm cho thai nhi và dùng thuốc dự phòng nghiêm ngặt theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Trên đây là những con đường lây nhiễm HIV chính, bạn cần tránh để bảo vệ an toàn sức khỏe bản thân và những người xung quanh. Theo thống kê, tỷ lệ người nhiễm bệnh ngày càng gia tăng. Dựa vào con đường lây nhiễm virus, người ta đánh giá những nhóm đối tượng có nguy cơ cao bao gồm:

  • Người sử dụng trái phép chất ma túy, sử dụng bơm kim tiêm tiêm chích ma túy cùng với nhiều người, phơi nhiễm HIV qua xăm trổ, sử dụng chung đồ dùng với bệnh nhân HIV.
  • Người có đời sống tình dục không lành mạnh, quan hệ tình dục bừa bãi, không chung thủy đời sống 1 vợ 1 chồng, những người hành nghề mại dâm trái phép,...
  • Trẻ em nhiễm virus từ mẹ, nhiễm bệnh từ khi chào đời do tiếp xúc với nguồn lây nhiễm khác.

Triệu chứng và chẩn đoán

Triệu chứng

Những bệnh nhân nhiễm virus HIV một thời gian dài không điều trị có khả năng bị nhiễm trùng cao. Tình trạng nhiễm trùng xảy ra đồng thời với ung thư là giai đoạn HIV muộn, nặng nề nhất hay còn gọi là AIDS. Ngoài ra trong một số trường hợp bệnh nhân mắc AIDS nhanh chóng do cơ thể có cùng lúc nhiều loại virus kháng thuốc.

Ở giai đoạn muộn, HIV/AIDS gây ra nhiều triệu chứng bất thường cho bệnh nhân. Đồng thời khi cơ thể suy yếu hệ miễn dịch nghiêm trọng, hàng loạt vấn đề khác có thể xảy ra khi các tác nhân bên ngoài ồ ạt tấn công cơ thể. Trung bình bệnh nhân nhiễm HIV chuyển sang AIDS trong vòng 10 năm nếu không được kiểm soát, điều trị đúng cách.

Triệu chứng
Bệnh nhân nhiễm HIV tiến triển nặng sang giai đoạn cuối AIDS có nhiều triệu chứng bất thường

Các dấu hiệu thường gặp ở bệnh nhân AIDS nặng và diễn biến phức tạp. Trong đó có thể nhắc đến các triệu chứng điển hình như:

  • Bệnh nhân bị sốt đi sốt lại nhiều lần.
  • Sưng hạch bạch huyết mãn tính, đặc biết là hạch ở vùng háng, vùng cổ hoặc ở nách.
  • Cơ thể mệt mỏi, không có sức sống, thường xuyên bị đổ mồ hôi vào ban đêm.
  • Trên da có nhiều vết nám sâu sẫm màu, trong miệng và mí mắt, mũi cũng có nhiều vết nám.
  • Cơ thể bắt đầu lở loét, xuất hiện các đốm tổn thương ở miệng, lưỡi và ngay cả bộ phận sinh dục và hậu môn.
  • Tổn thương da ngày càng nặng nề, phát ban kèm theo tình trạng sưng phù.
  • Hệ tiêu hóa của người bệnh AIDS kém, tiêu chảy tái đi tái lại thậm chí là mãn tính không khỏi.
  • Cân nặng của bệnh nhân sụt giảm nhanh chóng, người gầy gò, thần kinh rối loạn khiến trầm cảm, lo âu kéo dài, suy giảm trí nhớ và khả năng tư duy,...
  • Người bệnh dễ mắc các bệnh lý đường hô hấp do hại khuẩn tấn công nhưng cơ thể không đủ khả năng chống lại chúng.

Bệnh nhân dễ bị ung thư da và nhiều dạng bệnh nặng nề khác xuất hiện khi HIV chuyển sang giai đoạn AIDS. Đây là bệnh lý nguy hiểm, giai đoạn biến chứng cao và tiên lượng xấu. Người bệnh cần được sự hỗ trợ từ hệ thống y tế, kiểm soát triệu chứng, ngăn chặn lây nhiễm và giúp bệnh được kiểm soát, kéo dài tiên lượng sống tốt nhất có thể.

Chẩn đoán

Chẩn đoán HIV/AIDS thông qua các biểu hiện lâm sàng. Bác sĩ nhận định nguy cơ AIDS khi bệnh nhân HIV có 2 triệu chứng chính và 1 triệu chứng phụ. Ngoài ra, để đánh giá mức độ bệnh lý, tiên lượng sống và điều trị cho bệnh nhân, các xét nghiệm cần thiết sẽ được tiến hành, chẳng hạn:

  • Xét nghiệm kháng thể.
  • Xét nghiệm kháng nguyên.
  • Nuôi cấy HIV.
  • Xét nghiệm Acid nucleic, phản ứng chuỗi Polymerase.
  • Xét nghiệm máu.
  • Xét nghiệm phân loại bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.
  • Xét nghiệm chẩn đoán nhiễm trùng cơ hội.

Biến chứng và tiên lượng

Bệnh AIDS là giai đoạn cuối khi virus HIV phá hủy cơ thể người bệnh nặng nề. Lúc này hệ miễn dịch gần như không còn hoạt động, bệnh nhân dễ mắc phải các bệnh lý khác khi tác nhân gây hại tấn công. Mất đi hàng rào bảo vệ, xảy ra bội nhiễm tăng nguy cơ tử vong đối với bệnh nhân AIDS. Những nguy cơ có thể xảy ra kể đến như:

Biến chứng
AIDS gây ra nhiều tổn thương trên cơ thể, lở loét ngoài da, ảnh hưởng đến nội tạng dẫn đến rủi ro tử vong cao

Tăng khả năng nhiễm trùng: Người bệnh có thể bị hại khuẩn tấn công, gây bệnh. Theo đó, các biến chứng bệnh nhân AIDS có khả năng mắc phải chẳng hạn:

  • Bệnh lao: Người mắc bệnh HIV có khả năng bị nhiễm trùng lao dẫn đến các biến chứng đe dọa tính mạng của người bệnh. Tỷ lệ tử vong ở người mắc AIDS kèm theo lao phổi chiếm số lượng lớn.
  • Nhiễm virus Herpes: Người bệnh nhiễm virus này thông qua nhiều con đường, khi hệ thống miễn dịch của cơ thể người bệnh suy giảm hoạt động khiến virus Herpes có điều kiện tấn công. Hệ quả là mắt, đường tiêu hóa, phổi và nhiều bộ phận khác trong cơ thể bị virus này tấn công gây hại.
  • Nhiễm nấm Candida: Người bình thường có khả năng nhiễm nấm Candida và điều trị dễ dàng, tuy nhiên đối với bệnh nhân AIDS, nấm tấn công cơ thể và có điều kiện phát triển nhanh, gây hại nặng nề. Người bệnh có thể bị viêm miệng, lưỡi, thực quản, âm đạo do Candida với mức độ tàn phá cao hơn người bình thường.
  • Các viêm nhiễm khác: Người mắc AIDS có khả năng bị viêm màng não, nhiễm độc, nhiềm trùng,... dẫn đến tử vong nhanh chóng.

Tăng nguy cơ mắc ung thư: Người bệnh có hệ miễn dịch bị phá hủy, sức khỏe kém tạo điều kiện cho sự gia tăng của tế bào bất thường. Các khối u ác tính có thể hình thành ở bất kỳ vị trí nào trong cơ thể. Trong đó hai dạng ung thư chính mà người bệnh AIDS gặp phải gồm:

  • Ung thư Kaposi: Khối u hình thành tại thành mạch gây tổn thương tế bào máu, dẫn đến các biểu hiện ngoài da, miệng, tác động tiêu cực lên phổi, hệ tiêu hóa và các cơ quan nội tạng khác.
  • Ung thư hạch: Tế bào bạch cầu bị phá hủy, sưng hạch nách, cổ, háng.

Nhiều biến chứng khác: Không chỉ gây ra các vấn đề kể trên, bệnh AIDS giai đoạn nặng còn khiến bệnh nhân có nguy cơ mắc bệnh thận, lao, bệnh thần kinh, suy nhược mãn tính,... Khi đó, tiên lượng sống của bệnh nhân cực kỳ thấp.

Bệnh nhân nhiễm HIV không phát hiện và điều trị có thể chuyển sang giai đoạn cuối nhanh, gây ra nhiều rủi ro, rút ngắn tiên lượng sống của người bệnh. Tùy từng trường hợp bệnh nhân có thể duy trì sự sống từ 1-3 năm. Đặc biệt nếu có sự xuất hiện của tình trạng nhiễm trùng, ung thư thời gian sống của người bệnh vô cùng hạn hẹp.

Điều trị

Cho đến nay chưa có phương pháp điều trị dứt điểm HIV/AIDS, bệnh nhân phải chấp nhận sống chung với bệnh lý này. Các can thiệp từ sớm với mục đích giúp người bệnh kéo dài tiên lượng sống và phòng tránh tình trạng HIV chuyển sang giai đoạn AIDS.

Điều trị
Sử dụng thuốc kiểm soát virus HIV từ giai đoạn đầu phòng rủi ro chuyển biến nặng sang AIDS

Như đã đề cập, người bệnh HIV giai đoạn muộn có thời gian sống ngắn, nhiều rủi ro biến chứng đe dọa tính mạng cao. Việc sử dụng thuốc điều trị triệu chứng kiểm soát virus giai đoạn muộn cũng không mang lại nhiều kết quả. Tỷ lệ bệnh nhân mắc AIDS tử vong ngày càng gia tăng trên toàn thể giới.

Chính vì thế, ngay khi nghi ngờ nhiễm HIV, bệnh nhân nên chủ động đến bệnh viện xét nghiệm và điều trị dự phòng AIDS. Các loại thuốc thường được chỉ định trong kiểm soát virus, điều trị triệu chứng cho bệnh nhân HIV/AIDS như:

- Thuốc chống virus: Người bệnh được chỉ định sử dụng nhóm thuốc chống virus nhằm hạn chế hoạt động động của virus HIV trong cơ thể. Các nhóm thuốc dùng phổ biến bao gồm:

  • Thuốc chứa chất ức chế men phiên mã ngược (NRTI): Nhóm thuốc chống virus gây HIV đầu tiên được đưa vào sử dụng. Thuốc giúp ngăn chặn sự sao chép men phiên mã ngược. Các loại thường dùng như Zidovidine, Didanosin, Stavudine,... Ngoài ra hiện nay có nhiều loại thuốc mới được nghiên cứu, sử dụng. Với loại Emtricitabine được chỉ định dùng chung với 2 loại thuốc điều trị AIDS khác.
  • Thuốc chứa chất ức chế Protease (PI): Thuốc có khả năng tác động vào enzyme Protease gây rối loạn cấu trúc, ức chế sự nhân bản của virus HIV. Một số loại điển hình Saquinavir, Nelfinavir, Lopinavir,...
  • Các loại thuốc khác: Ngoài các nhóm thuốc kể trên, bệnh nhân cũng có thể được chỉ định sử dụng thuốc chứa chất ức chế men phiên mã ngược loại NrRTI, NNTRI hoặc thuốc chứa chất ức chế hòa nhập. Tùy mỗi loại thuốc bác sĩ sẽ có các chỉ dẫn phù hợp.

- Thuốc điều hòa miễn dịch: Bổ sung thuốc chứa chất giúp bệnh nhân tăng cường hệ miễn dịch, chống lại sự tàn phá của virus HIV.

- Thuốc dự phòng, điều trị các bệnh cơ hội: Chỉ định thuốc dự phòng, thuốc điều trị các bệnh lý xuất hiện song song với HIV/AIDS.

Ngoài việc sử dụng thuốc, bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân cần chủ động trong việc chăm sóc sức khỏe bản thân và phòng tránh lây nhiễm sang người xung quanh. Người bệnh cần sự hỗ trợ từ cộng đồng, cần được nghỉ ngơi hợp lý.

Phòng ngừa

Bệnh AIDS là giai đoạn muộn của bệnh HIV. Người bệnh có khả năng gặp nhiều biến chứng, tỷ lệ tử vong cao. Đây là chứng bệnh nguy hiểm, đe dọa tính mạng của nhiều người trên toàn thế giới. Các con đường lây nhiễm virus gây bệnh chủ yếu là đường tình dục, đường máu và đường từ mẹ sang con.

Phòng ngừa
Chung thủy đời sống 1 vợ, 1 chồng, chủ động phòng ngừa HIV/AIDS

Chủ động phòng tránh phơi nhiễm virus HIV là cách giúp bạn tránh rủi ro mắc AIDS. Các lưu ý bao gồm:

  • Xây dựng lối sống khoa học, lành mạnh, chung thủy đời sống 1 vợ, 1 chồng, không quan hệ bừa bãi với người ngoài.
  • Đảm bảo an toàn trong quan hệ tình dục, sử dụng bao cao su, biện pháp phòng tránh an toàn. Không quan hệ với người không phải vợ/chồng, nhất là người lạ. Tránh các hoạt động mại dâm bất hợp pháp.
  • Chú ý bảo vệ cơ thể trước khả năng phơi nhiễm HIV từ hoạt động quan hệ đường hậu môn với người cùng giới, sử dụng các biện pháp phòng tránh an toàn, chủ động xét nghiệm HIV sớm để kịp thời có biện pháp xử lý, phòng ngừa biến chứng.
  • Tuyệt đối không sử dụng ma túy, không tiêm chích chất gây nghiện trái phép với quy định của pháp luật.
  • Tránh tiếp xúc máu, dịch của người bị nhiễm HIV, nên sử dụng riêng đồ dùng cá nhân như dao cạo râu, bàn chải đánh răng hoặc bấm móng tay,...
  • Khi cần điều trị bệnh hãy lựa chọn địa chỉ y tế uy tín, chất lượng tốt, không truyền máu bừa bãi, không sử dụng bơm kim tiêm không đảm bảo an toàn, chỉ dùng bơm tiêm vô trùng, dùng 1 lần.
  • Đối với người có ý định xăm hình, xỏ khuyên tai, châm cứu,... hãy lựa chọn những địa điểm uy tín, chất lượng để tránh nguy cơ phơi nhiễm HIV thông qua kim xăm, kim châm cứu.
  • Đối tượng phụ nữ bị nhiễm HIV được khuyến khích không sinh con để tránh nguy cơ lây nhiễm bệnh sang thế hệ sau. Trường hợp mang thai ngoài ý muốn phải được theo dõi, phòng ngừa lây nhiễm với biện pháp được bác sĩ chỉ định.
  • Trường hợp trẻ sơ sinh có mẹ bị nhiễm HIV, qua xét nghiệm không bị nhiễm virus cần sử dụng sữa ngoài, không dùng sữa mẹ và được chăm sóc đặc biệt để tránh nguy cơ nhiễm bệnh từ mẹ.

Xây dựng một đời sống lành mạnh, khoa học với chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi, làm việc và quan hệ tình dục an toàn là cách giúp bạn chủ động phòng bệnh HIV/AIDS.

Những câu hỏi quan trọng khi khám

1. Tôi có thể nhận biết HIV/AIDS qua các triệu chứng nào?

2. Nguyên nhân vì sao tôi bị lây nhiễm HIV/AIDS?

3. Tình trạng AIDS của tôi nguy hiểm như thế nào?

4. Tôi có thể điều trị AIDS bằng cách nào?

5. Tiên lượng sống của tôi khi mắc AIDS còn bao lâu?

6. Tôi cần làm gì để không lây nhiễm virus cho người thân?

7. Bị HIV/AIDS tôi có mang thai được không?

8. Trường hợp con tôi không bị nhiễm HIV từ mẹ cần chăm sóc như thế nào?

9. Tôi cần làm gì khi nghi ngờ phơi nhiễm HIV?

Bệnh AIDS là giai đoạn HIV tiến triển nặng, tỷ lệ tử vong cao. Người bệnh ở giai đoạn này có hệ miễn dịch cực kỳ kém, khả năng mắc nhiều bệnh lý cùng lúc khiến tình trạng sức khỏe suy kiệt, tiên lượng sống hạn hẹp. Chính vì thế, tổ chức Y tế thế giới cảnh báo người dân nên chủ động phòng ngừa HIV/AIDS, bảo vệ an toàn sức khỏe cho bản thân và người xung quanh.