Cách sử dụng thuốc Zidovudine điều trị nhiễm HIV

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Thuốc Zidovudine có tác dụng chống virus. Thuốc được sử dụng để điều trị nhiễm HIV có triệu chứng hoặc không triệu chứng và dự phòng lây nhiễm HIV từ phụ nữ mang thai sang thai nhi.

thuoc zidovudine 300mg
Thuốc Zidovudine được dùng để điều trị nhiễm HIV và dự phòng lây nhiễm HIV từ sản phụ sang thai nhi

  • Tên thuốc: Zidovudine
  • Tên khác: Zidovudin
  • Phân nhóm: Thuốc chống virus

Những thông tin cần biết về thuốc Zidovudine

1. Tác dụng

Zidovudine là hoạt chất tương tự thymidine. Thuốc có tác dụng ngăn chặn in vitro sự sao chép của các retrovirus nhằm kìm hãm sự phát triển của các virus này.

Zidovudine được sử dụng để kìm hãm virus HIV (virus gây suy giảm miễn dịch ở người). Tuy nhiên hiện nay đã tìm thấy một số chủng HIV phân lập giảm độ nhạy cảm đối với Zidovudine.

Thuốc chuyển hóa qua gan thành dẫn xuất glucuronide dạng không có hoạt tính. Sau đó, Zidovudine được thải trừ qua đường tiểu. Thuốc có nguy cơ tích lũy và gây hại cho bệnh nhân suy thận, suy gan.

2. Chỉ định

Thuốc Zidovudine được chỉ định cho những đối tượng sau:

  • Người nhiễm HIV có số tế bào CD4 < = 500/mm3
  • Người nhiễm HIV nhưng chưa phát sinh triệu chứng

Hiện nay chưa có bất cứ loại thuốc nào điều trị HIV dứt điểm. Việc sử dụng thuốc chỉ có tác dụng kìm hãm hoạt động của virus. Vì vậy khi sử dụng Zidovudine, bạn vẫn có nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan đến virus HIV.

3. Chống chỉ định

Chống chỉ định thuốc Zidovudine cho những đối tượng sau:

  • Người có lượng bạch cầu trung tính thấp (<0.75 x 109/ lít)
  • Hoặc có nồng độ hemoglobin <75g/ lít
  • Người quá mẫn với thuốc có nguy hiểm đến tính mạng

4. Dạng bào chế – hàm lượng

Thuốc Zidovudine được bào chế ở dạng viên nén, siro, viên nang và dung dịch tiêm truyền.

  • Viên nén – 300mg
  • Siro – 10mg/ ml
  • Viên nang – 100mg
  • Dung dịch tiêm truyền – 10mg/ ml

5. Cách sử dụng – liều dùng

Thông thường thuốc Zidovudine sẽ được sử dụng ở dạng uống (viên nén, viên nang và siro). Chỉ khi không thể dùng thuốc đường uống, bác sĩ mới cho phép tiêm/ truyền tĩnh mạch.

thuốc lamivudine/zidovudine
Thuốc Zidovudine được dùng ở đường uống (siro, viên nén, viên nang) và tiêm/ truyền tĩnh mạch

Khi sử dụng thuốc dạng viên nang, cần giữ tư thế thẳng người và uống nhiều nước (ít nhất 150ml) để giảm kích ứng và gây loét thực quản.

Liều dùng khi điều trị nhiễm HIV không có triệu chứng

  • Trẻ từ 3 tháng tuổi – 12 tuổi: Uống 90 – 180mg/ m2/ lần, mỗi liều cách nhau 6 giờ đồng hồ, liều dùng tối đa: 200mg/ lần. Với thuốc tiêm tĩnh mạch, dùng 1 – 2mg/ kg/ lần, truyền trong 1 giờ, ngày tiêm 6 lần.
  • Người lớn: Uống 100mg/ lần, mỗi liều cách nhau 4 giờ. Nếu người bệnh tỉnh táo, có thể dùng đến 500mg/ ngày.

Liều dùng thông thường khi điều trị nhiễm HIV có triệu chứng

  • Thuốc uống: Dùng 200mg/ 6 lần/ ngày. Sau 30 ngày, giảm xuống 100mg/ 6 lần/ ngày.
  • Thuốc truyền tĩnh mạch: Dùng 1 – 2mg/ kg/ lần, truyền trong 1 giờ, dùng 6 lần/ ngày.

Liều dùng thông thường khi dự phòng lây nhiễm virus HIV từ sản phụ sang thai nhi

  • Trước lúc sinh: Nên uống vào tuần thứ 14 của thai kì với liều 100mg/ 5 lần/ ngày, mỗi liều cách nhau 4 giờ. Nên uống thuốc khi còn thức.
  • Trong khi sinh: Truyền tĩnh mạch 2mg/ kg, sau đó truyền liều sau 1mg/ kg/ giờ cho đến khi sinh.
  • Trẻ sơ sinh: Trẻ sinh sau 8 -12 giờ phải cho uống 2mg/ kg/ lần, cứ 6 giờ nhắc lại liều. Duy trì liều dùng trong 6 tuần .

Cần giảm liều ở bệnh nhân suy thận, suy gan, người thiếu máu/ giảm bạch cầu hạt

  • Bệnh nhân suy thận (độ thanh thải creatinin <25ml/ phút): Dùng ½ liều thông thường.
  • Bệnh nhân suy gan: Tăng gấp đôi khoảng cách giữa các liều dùng hoặc sử dụng ¼ liều thông thường.
  • Bệnh nhân giảm bạch cầu hạt hoặc thiếu máu (bạch cầu trung tính < 1x 109/ lít hoặc nồng độ hemoglobin từ 75 – 90g/ lít): Nên giãn thời gian giữa 2 liều dùng, mỗi liều cách nhau 8 giờ.

Nếu nồng độ hemoglobin và bạch cầu trung tính thấp hơn, cần ngưng điều trị bằng thuốc Zidovudine. Sau 2 tuần, nếu nồng độ hồi phục có thể sử dụng lại với khoảng cách 8 giờ giữa 2 liều thuốc.

6. Bảo quản

Bảo quản thuốc Zidovudine trong nhiệt độ dao động từ 15 – 25 độ C, tránh ẩm và ánh sáng trực tiếp.

Dung dịch tiêm truyền sau khi pha loãng bền vững trong 24 giờ nếu bảo quản ở nhiệt độ phòng. Trong trường hợp bảo quản ở tủ lạnh trong nhiệt độ từ 2 – 8 độ C, dung dịch có thể bền vững trong 48 giờ. Không tiêm truyền dung dịch bị đổi màu hoặc vẩn đục.

Tham khảo thêm: Cefadroxil là thuốc gì?

Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Zidovudine

1. Thận trọng

Cần thận trọng và giảm liều lượng ở bệnh nhân suy giảm chức năng gan và thận. Giảm liều và điều trị ngắt quãng với bệnh nhân giảm bạch cầu hạt, người bị thiếu máu, bệnh cơ và người cao tuổi.

Với những người bị giảm tiểu cầu, hồng cầu và bạch cầu hạt nghiêm trọng, phải tiến hành truyền máu trước khi dùng thuốc.

giá thuốc zidovudine
Phụ nữ mang thai có thể dùng thuốc từ tuần thứ 14 để dự phòng lây nhiễm virus HIV sang thai nhi

Thuốc Zidovudine được sử dụng cho sản phụ đề ngăn ngừa lây nhiễm virus HIV từ mẹ sang con. Tuy nhiên thuốc chỉ được sử dụng từ tuần thứ 14 của thai kì. Độ an toàn và tính hiệu quả khi dùng thuốc trong 12 tuần đầu thai kì chưa được xác định.

Phụ nữ dương tính với HIV không nên cho con bú để tránh lây nhiễm virus sang cho trẻ.

2. Tác dụng phụ

Các tác dụng phụ thông thường:

  • Nôn mửa
  • Khó tiêu
  • Mất ngủ
  • Chóng mặt
  • Co giật
  • Lú lẫn
  • Viêm gan do ứ mật
  • Nổi ban da
  • Rụng lông tóc
  • Run khớp
  • Viêm khớp
  • Thiếu máu hồng cầu khổng lồ
  • Giảm bạch cầu
  • Buồn nôn
  • Ỉa chảy
  • Đau đầu nghiêm trọng
  • Khó chịu
  • Hội chứng hưng cảm
  • Loạn tâm thần
  • Sốt
  • Thoái hóa mỡ
  • Nhiễm sắc tố móng
  • Hoại tử biểu bì
  • Đau nhức cơ
  • Hội chứng viêm đa cơ
  • Giảm bạch cầu hạt
  • Giảm bạch cầu trung tính

3. Tương tác thuốc

Thận trọng khi sử dụng Zidovudine với những loại thuốc sau:

giá thuốc zidovudine
Tránh phối hợp Zidovudine với Paracetamol, Dapson, Amphotericin B,…
  • Atovaquon, Acid Valproic, Methadon, Probenecid: Những loại thuốc này làm giảm quá trình chuyển hóa của Zidovudine.
  • Dapson, Ganciclovir, Ribavirin, Vincristin, Doxorubicin, Pyrimethamin, Flucytosin, Interferon, Vinblastin: Sử dụng đồng thời với Zidovudine làm tăng độc tính và phát sinh những phản ứng có hại.
  • Pentamidin, Dapson và Amphotericin B: Những loại thuốc này làm giảm quá trình bài tiết của Zidovudine.
  • Paracetamol: Paracetamol làm giảm chuyển hóa Zidovudine, gây tai biến về máu, giảm bạch cầu hạt và tăng nguy cơ thiếu máu.

4. Quá liều và xử trí

Sử dụng khoảng 50g Zidovudine có thể gây ra tình trạng quá liều. Triệu chứng quá liều: Nôn mửa, buồn nôn, chóng mặt, nhức đầu, lú lẫn, ngủ lơ mơ, ngủ lịm,…

Điều trị quá liều bao gồm rửa dạ dày, dùng than hoạt và điều trị hỗ trợ. Để khắc phục các thay đổi về máu, có thể dùng vitamin B12 hoặc truyền máu. Trong trường hợp bệnh nhân bị co giật, dùng Lorazepam hoặc Diazepam.

Có thể bạn quan tâm

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *