Yến Sào Cho Bé: Tác Dụng, Cách Chưng và Lưu Ý Khi Dùng

5/5 - (1 bình chọn)

Nhiều mẹ sử dụng yến sào cho bé với mong muốn con yêu sẽ phát triển cao lớn, thông minh và khỏe mạnh hơn. Thực phẩm này cung cấp nguồn năng lượng và các dưỡng chất phong phú, đem đến nhiều tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe của trẻ. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn mẹ cách chưng yến sào cho trẻ cùng những lưu ý khi sử dụng.

Trẻ em ăn yến sào có tốt không?

Yến sào là món quà quý mà thiên nhiên ban tặng cho sức khỏe con người. Thực phẩm này còn được gọi là tổ yến, được tạo thành khi chim yến tiết nước bọt ra để làm tổ. Khi tiếp xúc với không khí, nước bọt của chim sẽ hóa cứng tạo thành một chiếc tổ vững chắc để loại động vật này cư trú và đẻ trứng. Ở dạng chưa qua tinh chế, xử lý, tổ yến thô thường có lẫn cả lông chim.

Yến Sào Cho Bé
Yến sào được sử dụng đúng cách mang lại nhiều tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe và sự phát triển của bé

Nghiên cứu cho thấy, thành phần chính của tổ yến có chứa đến hơn 30% protein, một số loại thậm chí còn lên đến 40 – 50%. Bên cạnh đó, yến sào còn cung cấp nhiều dưỡng chất phong phú khác như các axit amin, canxi, sắt, axit glutamic , xxit aspartic, mangan, kẽm… Chúng đều rất cần thiết cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Sử dụng tổ yến đúng cách sẽ giúp bé khỏe mạnh và có sự tăng trưởng tốt hơn về thể chất.

Tác dụng của yến sào với trẻ em

Sở hữu nguồn dưỡng chất phong phú, vượt trội, yến sào mang đến nhiều tác dụng tuyệt vời cho trẻ em. Bao gồm:

1. Bổ sung nguồn năng lượng dồi dào

Thành phần protein được tìm thấy trong yến sào với hàm lượng cao có thể chuyển hóa thành nguồn năng lượng dồi dào cho các hoạt động trong ngày của bé. Nó giúp trẻ bớt mệt mỏi khi đang bị bệnh và có khả năng học tập hiệu quả hơn.

Cùng với đó, thành phần đường galactose tự nhiên yến sào cung cấp cũng chính là nguồn năng lượng tốt cho trẻ. Thực phẩm này chứa hàm lượng chất béo thấp nên mẹ không phải lo ngại về tình trạng béo phì khi cho bé ăn yến sào thường xuyên.

2. Hỗ trợ tiêu hóa

Sử dụng yến sào cho bé là một cách đơn giản để thúc đẩy hoạt động ở đường ruột, nâng cao sức khỏe hệ tiêu hóa của trẻ. Nhờ chứa nhiều kẽm và các loại axit amin, đặc biệt là Lysine, tổ yến có tác dụng kích thích, đẩy nhanh quá trình tiêu hóa thức ăn, đồng thời tăng cường hấp thụ chất dinh dưỡng qua màng ruột, giúp bé tăng cân đều và phát triển tốt.

3. Yến sào phát triển não bộ và tăng cường trí nhớ cho bé

Đây cũng là một trong những tác dụng của yến sào với trẻ em không phải mẹ nào cũng biết. Với nguồn  Axit glutamic phong phú, thực phẩm này giúp cải thiện chức năng hoạt động của hệ thần kinh và não bộ, giúp bé có khả năng ghi nhớ và xử lý thông tin tốt hơn.

Trẻ ăn yến sào còn được tiếp nhận các vi chất quan trọng như Zn, Cu hay Mn… Chúng giúp ổn định hoạt động của hệ thần kinh, giảm căng thẳng, ngăn ngừa mất ngủ và giúp bé ăn khỏe, ngủ ngon hơn. Trong khi đó, protein cũng tham gia vào quá trình sản sinh các tế bào mới, tạo nền tảng cho sự phát triển vững chắc của hệ thần kinh ở trẻ.

4. Ngăn ngừa suy dinh dưỡng, biếng ăn, còi xương

Đây chính là câu trả lời tiếp theo cho các mẹ đang thắc mắc về tác dụng của tổ yến sào với trẻ em. Nguồn dưỡng chất phong phú trong thực phẩm này không chỉ giúp hỗ trợ tiêu hóa, cải thiện tình trạng biếng ăn ở trẻ mà còn giúp giảm thiểu nguy cơ bị suy dinh dưỡng cho bé.

Cho trẻ ăn yến sào đều đặn cũng là một cách bổ sung nguồn canxi tự nhiên, dễ hấp thu cho bé. Đây là một khoáng chất cần thiết cho quá trình tái tạo xương, thúc đẩy sự tăng trưởng chiều cao và ngăn ngừa tình trạng còi xương cho trẻ.

5. Các tác dụng khác của yến sào với trẻ em

Bên cạnh những công dụng tuyệt vời ở trên, việc sử dụng yến sào cho bé còn mang đến nhiều lợi ích khác như:

  • Cải thiện khả năng miễn dịch cho trẻ
  • Làm tăng tuần hoàn máu
  • Giảm nguy cơ bị ốm vặt, nhất là các vấn đề ở đường hô hấp như cảm lạnh, cảm cúm, viêm họng
  • An thần
  • Bổ phế, tiêu đờm, giảm ho
  • Bổ máu
  • Ngăn ngừa béo phì
  • Nhanh phục hồi sức khỏe khi mới ốm dậy hoặc phẫu thuật.

Bé mấy tháng ăn được yến sào?

Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, trẻ từ 0 – 12 tháng tuổi không nên ăn yến sào. Lúc này, hệ tiêu hóa của bé còn khá non nớt nên không thể tiêu hóa và hấp thụ được hết lượng dưỡng chất phong phú có trong yến.

Bé mấy tháng ăn được yến sào?
Trẻ từ 1 tuổi trở lên có thể ăn được yến sào

Các mẹ có thể chế biến yến sào cho bé ăn hoặc uống khi con được một tuổi trở lên. Tuy nhiên, trong giai đoạn từ 1 – 3 tuổi, mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa hay các chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn về liều lượng, cách sử dụng và tần suất dùng tổ yến phù hợp với lứa tuổi của bé.

Độ tuổi thích hợp nhất ở trẻ để sử dụng yến sào đó là từ 3 – 10 tuổi. Đây chính là thời điểm bé phát triển mạnh mẽ về trí não và thể chất. Yến sào sẽ bổ sung nguồn dưỡng chất cùng năng lượng tuyệt vời đáp ứng được cho nhu cầu của trẻ.

Liều lượng yến sào cho bé

Trẻ ăn bao nhiêu yến sào là đủ? Đây là thắc mắc được nhiều mẹ quan tâm. Yến sào mặc dù tốt nhưng mẹ không nên lạm dụng quá mức. Việc ăn quá nhiều tổ yến khiến bé khó tiêu hóa và không thể hấp thụ được hết nguồn dưỡng chất quý giá có trong yến dẫn đến lãng phí, một số bé thậm chí còn bị tiêu chảy.

Ở giai đoạn từ 1 – 3 tuổi, các mẹ có thể bắt đầu để con tập làm quen với yến sào bằng cách cho trẻ ăn mỗi tuần 3 lần, mỗi lần dùng từ 1 – 2 gram. Các bé lớn hơn có hệ tiêu hóa phát triển ổn định và đòi hỏi nhu cầu dinh dưỡng cao hơn thì mẹ có thể tăng liều dùng cho bé lên thành 2 – 3 gram/lần x 3 lần/tuần.

Trường hợp nào không nên dùng yến sào cho bé?

Đối với những trẻ khỏe mạnh, có khả năng hấp thụ tốt thì yến sào chính là một thực phẩm lý tưởng cho bé. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, sử dụng thực phẩm này có thể làm tăng nặng các vấn đề sức khỏe trẻ đang gặp phải.

Cha mẹ không nên dùng yến sào cho bé nếu trẻ đang gặp phải các vấn đề sau:

  • Viêm gan vàng da
  • Ho có nhiều đờm, chất đờm loãng và trong
  • Viêm da
  • Viêm phế quản
  • Viêm đường tiết niệu
  • Đầy bụng
  • Cảm mạo
  • Sốt
  • Đau bụng do lạnh
  • Tỳ vị yếu
  • Người dương hư
  • Đại tiện lỏng

Ngoài ra, yến sào cũng không được khuyến cáo sử dụng cho trẻ em dưới 12 tháng tuổi và trẻ bị dị ứng với một trong các thành phần dưỡng chất có trong tổ yến.

Thời điểm dùng yến sào cho bé tốt nhất trong ngày

Nhiều mẹ cho con ăn yến sào bất kể thời gian nào trong ngày mà không biết rằng, thời điểm sử dụng cũng quyết định đến hiệu quả của thực phẩm. Mặc dù không gây hại cho cơ thể nhưng vào một số thời điểm nhất định, chẳng hạn như khi bé mới ăn xong mà lại tiếp tục ăn yến thì sẽ ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng, đồng thời làm tăng gánh nặng cho đường tiêu hóa. Vậy dùng yếu sào cho bé lúc nào tốt nhất?

Vào buổi sáng:

Mẹ nên cho bé dùng yến sào trước khi ăn sáng khoảng 60 phút. Lúc này, bụng đang trống rỗng nên sẽ dễ dàng hấp thụ được tối đa nguồn chất dinh dưỡng mà tổ yến cung cấp.

Vào buổi tối:

Khoảng thời gian trước khi đi ngủ cỡ 1 tiếng cũng là khung giờ lý tưởng để cho bé ăn yến sào. Thời điểm này, thức ăn bé nạp vào trong bữa tối đã được tiêu hóa gần như hoàn toàn nên sẽ hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng hơn.

Thêm vào đó, trong giấc ngủ sâu, cơ thể tiến hành thanh lọc độc tố nên sẽ tạo điều kiện tốt hơn cho việc hấp thụ chất dinh dưỡng mà yến sào cung cấp. Nguồn dưỡng chất này chính là vật liệu để nuôi dưỡng, tái tạo và sửa chữa tổn thương ở các cơ quan trong cơ thể trẻ.

Cách chưng yến sào cho trẻ

Chưng cách thủy là hình thức chế biến yến sào cho bé đơn giản và dễ thực hiện nhất. Mẹ có thể chưng yến nguyên chất với đường phèn hoặc bổ sung thêm các thành phần khác như kỷ tử, táo đỏ, hạt sen hay long nhãn, giúp yến chưng trông hấp dẫn và kích thích vị giác của bé.

Để không làm thất thoát chất dinh dưỡng, thời gian chưng yến chỉ nên kéo dài từ 25 – 30 phút.Đây là khoảng thời gian đủ để các sợi yến vừa chín tới và vẫn giữ được độ dai, ngon cùng hương vị tự nhiên cũng như nguồn dưỡng chất quý giá có trong tổ yến sào.

Thời gian chưng yến càng lâu thì lượng chất dinh dưỡng càng giảm dần. Sợi yến cũng trở nên nát, mềm hoặc thậm chí tan ra.

Bên cạnh đó, các mẹ cũng cần lưu ý áp dụng hình thức chưng cách thủy, tức bỏ yến vào trong thố rồi cho vào nồi hấp hay nồi có sẵn nước để chưng. Không cho yến vào nồi nấu trực tiếp trên lửa.

Dưới đây là một số cách chưng yến cho bé thơm ngon và giàu chất dinh dưỡng:

1. Yến sào chưng đường phèn cho bé

  • Chuẩn bị: 1 – 3g tổ yến tinh chế, một ít đường phèn, chén sứ có nắp đậy và nước sạch.
  • Cách chưng: Yến ngâm khoảng 30 phút cho nở, rửa sạch tạp chất và để ráo nước. Tiếp theo, bạn bỏ yến vào trong chén sứ, đổ ngập nước và cho vào nồi chưng cách thủy khoảng 20 phút. Tiếp tục thêm lượng đường phèn vừa đủ vào hấp thêm 5 phút nữa để đường tan hoàn toàn. Để yến chưng nguội bớt và cho bé thưởng thức.
Tác dụng của yến sào với trẻ em
Yến sào chưng đường phèn là món ăn bổ dưỡng cho bé

2. Cách chưng yến và táo đỏ cho bé

  • Chuẩn bị: 1 – 3g tổ yến, 3 quả táo đỏ và đường phèn.
  • Cách chưng: Ngâm tổ yến cho mềm rồi làm sạch. Táo đỏ ngâm khoảng 15 phút, cắt làm đôi. Bỏ yến, táo đỏ cùng một ít nước vào trong thố. Đem chưng khoảng 25 phút rồi cho đường phèn vào để tan tự nhiên là được. Nhờ có táo đỏ, món yến sào chưng sẽ có vị ngọt thanh, bổ dưỡng và kích thích vị giác của bé hơn.

3. Bí quyết chưng yến sào hạt sen cho trẻ

  • Chuẩn bị: 1- 3g yến, 5 hạt sen khô, đường phèn.
  • Cách chưng: Yến ngâm mềm, hạt sen ngâm khoảng 20 phút rồi đem nấu cho chín mềm. Sau đó, mẹ bỏ yến, hạt sen cùng với nước luộc hạt sen và trong thố đem chưng 20 – 25 phút rồi tiếp tục bỏ đường vào. Để yến chưng nguội bớt trước khi cho bé sử dụng.

Lưu ý khi dùng yến sào cho bé

  • Nhiều mẹ xem tổ yến là thần dược nên mua về sử dụng cho con mỗi khi bé bị bệnh để nhanh khỏe hoặc cho trẻ dùng hàng ngày để cao lớn, thông minh hơn. Tuy nhiên, yến sào chỉ là một loại thực phẩm bổ sung, không phải là thuốc chữa bách bệnh. Các mẹ không nên lạm dụng quá mức dẫn đến lãng phí và phản tác dụng.
  • Tránh dùng yến sào cho bé trong và sau bữa ăn khiến trẻ bị đầy bụng, khó tiêu hoặc không chịu ăn những thức ăn khác.
  • Khi dùng yến sào, trẻ vẫn cần duy trì chế độ ăn uống đa dạng các loại thực phẩm khác trong bữa ăn nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé.
  • Không để bé vận động mạnh ngay sau khi ăn yến sào làm ảnh hưởng đến tiêu hóa.

Có thể bạn quan tâm

1 Lạng Yến Ăn Được Bao Lâu? Cách Dùng Sao Cho Đúng?

1 Lạng Yến Ăn Được Bao Lâu? Cách Dùng Sao Cho Đúng?

"1 lạng yến ăn được bao lâu?", đây là thắc mắc được nhiều người quan tâm. Hiện nay trên thị...

Yến tươi và yến khô cái nào tốt hơn?

Yến Tươi và Yến Khô Cái Nào Tốt Hơn? Nên Mua Loại Nào?

Yến tươi và yến khô cái nào tốt hơn? Mỗi loại yến sẽ có các ưu điểm và nhược điểm...

Lưu ý về cách sấy yến bằng quạt và bảo quản

Cách Sấy Yến Bằng Quạt Mau Khô Tại Nhà và Để Được Lâu

Cách sấy yến bằng quạt là một trong các phương pháp sấy khô yến sào được áp dụng phổ biến...

Yến Thô Bao Nhiêu Tiền 1 Lạng? Được Khoảng Mấy Tổ?

Yến thô bao nhiêu tiền 1 lạng là băn khoăn của nhiều bạn đọc. So với yến tinh chế, giá...

Nước Yến Ngân Nhĩ Là Gì? Tác Dụng và Giá Bán Mới Nhất

Nước yến ngân nhĩ là thức uống được làm từ yến sào và ngân nhĩ (nấm tuyết) cùng với một...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *