Yến Chưng Lâu Có Tốt Không? 5 Sai Lầm Dễ Gặp Khi Dùng

5/5 - (1 bình chọn)

Bên cạnh các thắc mắc về tổ yến như loại yến, giá bán, nơi mua uy tín,… người tiêu dùng còn quan quan tâm đến vấn đề liệu yến chưng lâu có tốt không? Có rất nhiều sai lầm trong quá trình chưng yến khiến cho tổ yến mất chất, không mang lại hiệu quả tối ưu. Cùng giải đáp ngay vấn đề này qua bài viết dưới đây.

Yến chưng lâu có tốt không?

Tổ yến hay còn được gọi là yến sào được tạo thành từ nước bọt con chim yến. Tổ yến chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Hiện nay trên thị trường có bán nhiều loại yến sào khác nhau, tùy thuộc địa phương khai thác, sản lượng yến, dạng tổ, loại tổ mà giá thành khác nhau.

Yến chưng lâu có tốt không?
Yến chưng lâu có tốt không là câu hỏi nhận được nhiều lượt quan tâm của người dùng

Nhìn chung, yến sào được bán ra với giá khá cao, do khai thác yến khó khăn, nhất là các loại yến ngoài đảo. Với sự phát triển của ngành nuôi yến trong nhà, việc thu hoạch tổ yến cũng dễ dàng hơn, mặc dù vậy giá bán tổ yến vẫn cao do giá trị dinh dưỡng của nó.

Yến sào chưng là cách chế biến được áp dụng rộng rãi, ngoài cách tự chế biến, hiện nay nhiều sản phẩm chưng sẵn cũng được bán trên thị trường đa dạng và phổ biến hơn. Tuy nhiên, nhiều người vẫn lựa chọn phương án tự chưng tổ yến để đảm bảo an toàn và tùy ý gia giảm lượng tổ yến, nguyên liệu kết hợp theo sở thích.

Mặc dù vậy không phải ai cũng biết cách chưng tổ yến đúng cách. Mỗi loại yến sẽ có thời gian chưng khác nhau để tránh làm mất chất hoặc chưng chưa nở mềm làm món ăn không ngon. Vậy nếu trường hợp yến chưng lâu có tốt không? Đây là thắc mắc nhận được nhiều sự quan tâm hiện nay của người tiêu dùng loại thực phẩm đắt đỏ này.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong yến chứa hàm lượng dưỡng chất dồi dào. Tuy nhiên nếu yến sào chưng lâu, tiếp xúc với nhiệt độ cao kéo dài có thể khiến axit amin, vitamin bay hơi dần. Do đó, việc chế biến và chưng nấu yến cần canh thời gian phù hợp tương ứng với loại yến sử dụng để đảm bảo dưỡng chất được giữ lại, giúp món ăn ngon miệng và bổ dưỡng hơn.

Chưng yến trong bao lâu thì được?

Bên trên đã giải đáp giúp bạn thắc mắc: “Yến chưng lâu có tốt không?”. Việc chưng cách thủy tổ yến trong thời gian quá lâu không chỉ làm sợi yến rã ra nhiều hơn mà còn có khả năng làm bay hơi nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Chính vì thế người tiêu dùng nên tìm hiểu cách chưng đúng với từng loại yến.

Chưng yến trong bao lâu thì được?
Chưng yến đúng cách giúp yến giữ được hương vị và dưỡng chất quý báu

Vậy, thời gian tiêu chuẩn để chưng tổ yến bao lâu thì được? Tùy vào từng loại yến, thời gian sẽ có một số điều chỉnh khác nhau. Tham khảo:

Yến sào thô: 

  • Nồi thông thường: Chưng yến trong nồi hấp hoặc nồi cơm điện theo dạng chưng cách thủy bình thường. Tùy theo tuổi của tổ, sau khi nhặt lông và ngâm trong nước cho nở mềm, bạn cho vào nồi chưng từ 15 – 20 phút để sợi yến nở mềm mịn.
  • Nồi chuyên dụng: Trường hợp bạn sử dụng nồi chưng yến chuyên dụng, sau khi ngâm mềm cho yến vào nồi chưng từ 60 – 80 phút.

Yến sào đảo tự nhiên:

  • Nồi thông thường: Chưng yến đảo bằng nồi cơm điện hoặc hấp cách thủy trong nồi bình thường. Ngâm yến trong nước và nhặt sạch lông trong 2 – 3 tiếng, chưng trong khoảng 30 – 40 phút. Đối với dạng đã được làm sạch lông, ngâm khoảng 15 phút có thể lấy ra chưng, chưng 30 – 40 phút.
  • Nồi chuyên dụng: Thời gian ngâm nở yến và làm sạch tương tự như trên, thời gian chưng dài hơn từ 2 – 3 tiếng đồng hồ.

Yến sào tinh chế:

  • Nồi thông thường: Thời gian ngâm yến sào đã tinh chế khoảng 15 phút, chưng cách thủy trong 15 – 20 phút.
  • Nồi chuyên dụng: Ngâm nở tổ trong khoảng 15 phút, chưng yến từ 60 – 80 phút.

Chưng tổ yến đúng cách, đúng thời gian giúp yến nở mềm, dẻo dai thơm ngon. Bạn có thể dùng nồi chuyên chưng yến cấm điện hoặc dùng nồi thông thường và chưng trên bếp ga gia đình. Mỗi loại tổ yến sẽ có thời gian làm sạch, ngâm nở và chưng riêng, bạn có thể tham khảo nhà sản xuất hoặc người bán để biết cách sử dụng sản phẩm tốt nhất.

Những sai lầm dễ gặp khi chưng yến

Hiện nay việc sử dụng yến sào đã ngày càng phổ biến hơn do giá thành tiếp cận được nhiều đối tượng sử dụng, đồng thời các sản phẩm tổ yến ngày càng đa dạng trên thị trường. Tuy nhiên, khi mua và tự chủ động trong việc chưng tổ yến, người dùng vẫn dễ gặp phải các sai lầm khiến yến bị mất chất hoặc không ngon. Dưới đây là các trường hợp thường gặp:

Những sai lầm dễ gặp khi chưng yến
Người dùng không biết cách chưng yến rất dễ gặp phải sai lầm trong quá trình thực hiện
  • Thứ 1: Chưng yến trực tiếp bằng lửa, trong nồi cơm điện hoặc cho yến vào lò vi sóng:

Tổ yến khi mua về sơ chế và chưng nấu tốt nhất nên để yến vào trong hũ hoặc thố men, thủy tinh. Bạn không nên cho yến vào trong thố nhôm hoặc nồi inox. Ngoài ra, người dùng tránh chưng nấu yến trực tiếp dưới lửa.

Bạn có thể tìm mua nồi chưng yến chuyên dụng hoặc có thể sử dụng chén hoặc thố cho vào nồi hấp cách thủy. Cách này sẽ giúp yến không bị mất đi các dưỡng chất quý báo. Đun trên lửa nhỏ đến lửa vừa giúp yến chín đều, mềm và thơm ngon hơn.

  • Thứ 2: Chưng yến trong thời gian quá lâu:

Như trên đã đặt ra thắc mắc: “Yến chưng quá lâu có tốt không?”, câu trả lời là không. Thời gian chưng yến lý tưởng từ 20 – 30 phút đối với yến chưng bằng nồi bình thường. Trường hợp dùng nồi chưng yến chuyên dụng có thể dài hơn. Tùy từng loại yến có thời gian chưng tương ứng.

Tuy nhiên, nếu hấp cách thủy quá lâu, yến tiếp xúc với nhiệt độ cao có thể khiến các dưỡng chất bị bay hơi đi. Điều này khiến món ăn kém phần thơm ngon và bổ dưỡng, đồng thời sợi yến cũng trở nên mềm nhão hơn, ảnh hưởng đến trải nghiệm sử dụng tổ yến của bạn.

  • Thứ 3: Đổ nước vào chưng không ngậm tổ yến:

Nhiều người lầm tưởng việc cho ít nước khi chưng sẽ khiến yến đậm đặc và thơm ngon hơn. Tuy nhiên điều này có thể khiến yến bị khô, khó nở to. Yến sào chưng cách thủy không đủ nước cũng dễ gây ảnh hưởng đến chất lượng dinh dưỡng của món ăn.

  • Thứ 4: Cho yến sào chưng cùng với nhiều nguyên liệu khác:

Việc thêm các nguyên liệu khác như đường phèn, hạt sen, táo đỏ,… giúp món yến chưng thơm ngon, bổ dưỡng hơn. Mặc dù vậy, thông thường người dùng cần chưng yến và các nguyên liệu riêng biệt. Bởi mỗi thành phần sẽ có thời gian chín, nở khác nhau. Nếu cho cùng lúc vào chén chưng cách thủy sẽ làm các nguyên liệu chín không đều.

  • Thứ 5: Bảo quản yến sau khi chưng không đúng cách:

Thành phẩm yến sào chưng nấu nên được bảo quản lạnh ở nhiệt độ phù hợp. Trường hợp để yến ngoài nhiệt độ phòng nên sử dụng ngay để tránh ảnh hưởng đến chất lượng của yến chưng. Thời gian lưu giữ và sử dụng tốt nhất trong khoảng 1 tuần đối với phương pháp bảo quản lạnh.

Ngoài ra, tùy vào các nguyên liệu bạn thêm vào món ăn mà thời gian sẽ kéo dài hoặc rút ngắn. Trong đó, trường hợp dùng hạt sen, bạch quả,… nên dùng yến chưng trong vòng 5 ngày, dùng gừng hoặc lá dứa có thể dùng trong vòng 1 tuần.

Riêng các món như cháo yến, súp tổ yến, yagout,… thời gian sử dụng dao động trong 2 – 3 ngày hoặc 5 – 7 ngày tùy vào loại yến sử dụng và nguyên liệu kết hợp. Bạn không nên ăn tổ yến đã để trong tủ lạnh quá lâu hoặc để ở nhiệt độ phòng nhiều ngày liền có thể gây ảnh hưởng cho sức khỏe.

Hướng dẫn cách chưng tổ yến cơ bản

Chưng tổ yến nói khó cũng không khó nhưng nói dễ cũng không quá dễ. Người sử dụng nếu hiểu rõ về yến sẽ có thể chế biến thành món ăn bổ dưỡng, thơm ngon. Dưới đây là cách chưng yến giúp bạn đọc nắm được các bước thực hiện cơ bản:

Hướng dẫn cách chưng tổ yến cơ bản
Chưng yến và các nguyên liệu kết hợp riêng, sau đó trộn vào nhau chưng cách thủy thêm 5 phút

Sơ chế tổ yến:

  • Đối với yến sào thô, khi mua về bạn cần ngâm nở và dùng nhíp nhặt sạch lông yến và tạp chất trước khi chế biến.
  • Trường hợp dùng yến tinh chế, đã rút sạch lông có thể sử dụng ngay, không cần sơ chế công phu. Rửa yến qua nước sạch để loại bỏ tạp chất, sau đó ngâm yến 20 – 30 phút cho nở mềm để quá trình chưng yến chín đều. Phần nước ngâm được giữ lại để làm nước chưng yến.

Chưng cách thủy yến sào:

Đầu tiên cho tổ yến đã ngâm vào trong thố, chén hoặc hũ thủy tinh có nắp, thêm một ít nước cho ngập mặt yến. Hấp cách thủy 20 – 30 phút, đậy nắm chén, hũ yến chưng trong quá trình hấp cách thủy để tránh khiến dưỡng chất có trong yến bay hơi. Đun trên lửa lớn đến khi nồi nước sôi rồi hạ lửa, đun liu riu cho đến hết thời gian chuẩn.

Tổ yến chưng đúng cách sẽ nở bung đều, nước đặc quánh. Lúc này bạn có thể thêm đường phèn và các nguyên liệu khác đã chưng riêng vào cùng với tổ yến. Tiếp tục hấp cách thủy thêm 5 phút, tắt bếp và lấy món ăn ra, thưởng thức khi còn ấm hoặc có thể bảo quản dùng lạnh.

Yến chưng nở mềm nhưng vẫn giữ được độ dài sợi yến và dai ngon tự nhiên, không bị nát ra thành nước. Khi ngửi bạn sẽ thấy thoang thoảng mùi tanh tự nhiên tương tự như lòng trắng trứng gà. Tuy nhiên khi món ăn nguội dần mùi hương này cũng dần tan biến đi, chỉ khi yến chưng còn ấm nóng mới cảm nhận được. Đây cũng là một trong những chi tiết giúp bạn nhận biết yến thật – giả.

Bảo quản yến sào đã chưng chín:

Như đã đề cập bên trên, nếu bạn bảo quản yến trong ngăn mát tủ lạnh có thể sử dụng trong vòng 7 ngày. Đợi yến chưng nguội hẳn trước khi cho vào trong ngăn mát, đậy hũ yến kín, không đặt cạnh các món ăn khác để tránh bị lẫn mùi.

Một số lưu ý khi dùng yến chưng cho đối tượng đặc biệt

Bà bầu, người vừa ốm dậy, sức khỏe suy nhược có thể sử dụng yến chưng để bồi bổ sức khỏe. Tuy nhiên việc dùng yến có kết hợp nhiều nguyên liệu khác nên thận trọng. Một vài lưu ý cho các đối tượng đặc biệt như sau:

Một số lưu ý khi dùng yến chưng cho đối tượng đặc biệt
Lưu ý dùng yến đối với các đối tượng đặc biệt

Đối với phụ nữ mang thai: 

  • Tránh dùng yến chưng nhân sâm để tránh tình trạng huyết áp cao, tăng nguy cơ tiền sản giật, thậm chí có nguy cơ dư dinh dưỡng gây dị tật thai nhi.
  • Không nên dùng món yến chưng với đông trùng hạ thảo. Mặc dù hiện nay chưa ghi nhận các trường hợp gặp vấn đề khi sử dụng cho phụ nữ mang thai, tuy nhiên để đảm bảo an toàn nên tránh sử dụng đông trùng hạ thảo cho mẹ bầu hoặc phụ nữ đang cho con bú.
  • Trong 3 tháng đầu thai kỳ, việc sử dụng yến sào nên hạn chế, đồng thời không dùng yến kết hợp saffron ở giai đoạn này để tránh nguy cơ sảy thai do saffron có thể kích thích hoạt huyết quá mức.
  • Sử dụng yến chưng cho bà bầu rất tốt, tuy nhiên nên chọn thời điểm bổ sung thích hợp và không phải mẹ bầu nào cũng cần bổ sung. Trường hợp dùng thêm nguyên liệu khác nên thận trọng, xem xét có phù hợp với thai phụ và thai nhi hay không.

Đối với người vừa phẫu thuật, chuẩn bị phẫu thuật:

  • Không kết hợp yến và saffron dùng cho đối tượng này tránh gây hoạt huyết, tăng nguy cơ chảy máu.
  • Không kết hợp dùng cùng đông trùng hạ thảo. Chuyên gia khuyến cáo nên ngưng dùng loại thảo dược này trước ngày phẫu thuật 2 tuần cho đến khi vết thương phục hồi hoàn toàn.

Đối với trường hợp khác:

Trẻ em dưới 5 tuổi, người mắc các bệnh lý nền như khó đông máu, bệnh tự miễn nên lưu ý không nên dùng yến chưng với đông trùng hạ thảo.

Cách dùng tốt nhất:

  • Sử dụng tổ yến vào buổi sáng sớm, khi ngủ dậy bụng rỗng sẽ hấp thụ được dưỡng chất tối ưu, ngoài ra bạn cũng có thể dùng yến trước khi đi ngủ.
  • Dùng yến chưng thường xuyên, đều đặn tuy nhiên với liều lượng phù hợp. Không lạm dụng, việc ăn quá nhiều có thể ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng.

Hy vọng qua bài viết, bạn đọc đã giải đáp được thắc mắc: “Yến chưng lâu có tốt không?”. Thực tế khi yến sào tiếp xúc với lượng nhiệt lớn trong thời gian kéo dài rất dễ khiến dưỡng chất trong yến bị bay hơi. Do đó, khuyến cáo người dùng nên chưng yến trong thời gian phù hợp với từng loại yến để giữ được dinh dưỡng và hương vị của món ăn.

ĐỪNG BỎ LỠ

Yến chưng đông trùng hạ thảo có tác dụng gì?

Cách Chưng Yến Với Đông Trùng Hạ Thảo Ngon Ngọt Nhất

Chưng tổ yến với đông trùng hạ thảo mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Bên cạnh các tác...

Yến Chưng Bí Đỏ – Cách Chế Biến Ngon, Giàu Dưỡng Chất

Nếu đã quen với các món ăn từ yến và hạt sen, kỷ tử,... bạn có thể làm mới thực...

Lưu ý về cách sấy yến bằng quạt và bảo quản

Cách Sấy Yến Bằng Quạt Mau Khô Tại Nhà và Để Được Lâu

Cách sấy yến bằng quạt là một trong các phương pháp sấy khô yến sào được áp dụng phổ biến...

Tổ Yến Chưng Nhân Sâm – Món Ăn Thượng Hạng Bổ Dưỡng

Yến chưng nhân sâm là món ăn thượng hạng có hương vị thơm ngon và mang đến nhiều lợi ích...

Tác dụng của món ăn yến chưng lê

Yến Chưng Lê Thơm Mát và Cách Chế Biến Hỗ Trợ Trị Ho

Yến chưng lê là món ăn thơm ngon, bổ dưỡng mang đến nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe. Trong...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *