Trung tâm Đông phương Y pháp đã ứng dụng phương pháp cấy chỉ chữa khỏi cho hơn 3800 lượt bệnh nhân mỗi năm. Trong đó có rất nhiều trường hợp mãn tính lâu năm, từng điều trị nhiều nơi không khỏi.

5 Cách Chưng Yến Cho Người Tiểu Đường – Lưu Ý Nên Biết

5/5 - (1 bình chọn)

Khi chưng tổ yến cho người tiểu đường, cần phải lưu ý khá nhiều vấn đề. Bởi bệnh nhân tiểu đường phải hạn chế lượng đường, tinh bột và chất béo trong chế độ ăn. Nếu chế biến không đúng cách, sức khỏe sẽ không được cải thiện, ngược lại còn gặp phải không ít tác dụng phụ.

Có nên dùng yến sào cho người bị tiểu đường?

Tiểu đường (đái tháo đường) là một dạng rối loạn chuyển hóa thường gặp với biểu hiện đặc trưng là nồng độ đường huyết tăng cao. Nguyên nhân gây bệnh chưa được biết rõ nhưng thường có liên quan đến chế độ ăn nhiều đường, chất béo, ít chất xơ, hút thuốc lá và lười vận động. Ngoài ra, nguy cơ bị tiểu đường cũng có thể tăng lên nếu tiền sử gia đình mắc bệnh lý này.

Đông trùng hạ thảo - quà sức khoẻ quý giá từ thiên nhiên, nâng tầm sức khoẻ, món quà được săn lùng nhất thời Covid. CLICK NHẬN NGAY ƯU ĐÃI.

Trong một thập kỷ trở lại đây, tỷ lệ tiểu đường type 2 tăng mạnh và có xu hướng trẻ hóa. Mặc dù khoa học đã có những bước phát triển vượt bậc nhưng vẫn chưa tìm ra phương pháp điều trị bệnh dứt điểm. Hiện tại, bệnh nhân tiểu đường phải kết hợp dùng thuốc và ăn uống, sinh hoạt hợp lý để kiểm soát tiến triển bệnh.

Người bị tiểu đường phải kiêng nhiều loại thực phẩm để tránh đường huyết tăng cao. Do đó, không ít người băn khoăn “Có nên dùng yến sào cho người bị tiểu đường hay không?”.

yến sào dùng cho người tiểu đường
Người bị tiểu đường hoàn toàn có thể bổ sung yến sào vào chế độ dinh dưỡng

Tổ yến (yến sào) là thực phẩm bổ dưỡng với hàm lượng đạm chiếm đến 42 – 55% cùng với nhiều khoáng chất và vitamin thiết yếu. Đặc biệt, yến sào cung cấp cho cơ thể các axit amin cần thiết cho quá trình trao đổi chất như leucine, phenylalanine, isoleucine.

Trong yến sào hoàn toàn không chứa chất béo và đường nên không ảnh hưởng đến nồng độ đường huyết. Vì vậy, yến sào thường được khuyến khích bổ sung vào thực đơn ăn uống của bệnh nhân tiểu đường để cung cấp đủ protein, khoáng chất và vitamin cho cơ thể.

So với các loại thịt, cá, hàm lượng dinh dưỡng trong yến sào dồi dào hơn nhưng hoàn toàn không chứa chất béo và không làm tăng cholesterol. Do đó, người bị tiểu đường hoàn toàn có thể ăn yến sào nếu yêu thích các món ăn từ yến.

Lợi ích của yến sào đối với người bị tiểu đường

Ngoài việc cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể, yến sào còn mang đến nhiều lợi ích khác đối với bệnh nhân tiểu đường. Như đã đề cập, tiểu đường là bệnh mãn tính chưa thể điều trị dứt điểm. Hiện nay, yến sào được các chuyên gia khuyến khích thêm vào chế độ ăn cho bệnh nhân tiểu đường vì những lý do sau:

yến sào dùng cho người tiểu đường
Yến sào đã được chứng minh có thể ngăn chặn hiện tượng kháng insulin – nguyên nhân trực tiếp gây tăng đường huyết
  • Điều chỉnh đường huyết: Yến sào chứa các axit amin thiết yếu. Trong đó, leucine và isoleucine có tác dụng điều chỉnh nồng độ đường trong máu, đảm bảo đường huyết không giảm thấp và tăng lên đột ngột. Điều này có ý nghĩa to lớn đối với bệnh nhân tiểu đường và người mắc các chứng rối loạn chuyển hóa.
  • Chống lại hiện tượng kháng insulin: Tiểu đường có liên quan đến việc dung nạp quá nhiều đường và kháng insulin của các tế bào miễn dịch. Insulin là hormone được tuyến tụy sản xuất có vai trò chuyển hóa đường thành năng lượng. Kháng insulin làm cho nồng độ insulin giảm, từ đó khiến cho nồng độ đường huyết tăng và cơ thể mệt mỏi do thiếu năng lượng. Thông qua cơ chế kháng insulin, yến sào giúp đảm bảo quá trình sản xuất insulin của tuyến tụy và hỗ trợ giữ đường huyết ở mức ổn định.
  • Giảm các triệu chứng của bệnh tiểu đường: Bệnh nhân tiểu đường phải đối mặt với một loạt các vấn đề sức khỏe như cơ thể mệt mỏi, thiếu năng lượng, sức đề kháng kém,… Nếu bổ sung yến sào, các triệu chứng này sẽ thuyên giảm rõ rệt. Ngoài ra, các món ăn từ tổ yến còn giúp bệnh nhân tiểu đường chống lại sự xâm nhập của virus, vi khuẩn và ít mắc phải các bệnh viêm nhiễm.

Thực tế, rất ít thực phẩm chứa hàm lượng protein cao nhưng không có chất béo và nồng độ đường huyết thấp như yến sào. Việc kiêng cữ quá mức khi ăn uống khiến nhiều bệnh nhân tiểu đường bị thiếu chất, sụt cân và suy nhược. Vì lý do này, người bị tiểu đường nên bổ sung các món ăn từ yến sào để cải thiện sức khỏe và quản lý bệnh thành công.

5 Cách chưng tổ yến cho người bệnh tiểu đường

Yến sào không chứa đường và chất béo nên có thể bổ sung vào chế độ ăn của bệnh nhân tiểu đường. Tuy nhiên khi chế biến, yến sào thường được kết hợp với đường phèn và một số nguyên liệu khác. Để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, người bị tiểu đường nên lưu lại những công thức chưng yến sau:

1. Yến chưng nhân sâm tốt cho người tiểu đường

Yến chưng nhân sâm là món ăn thượng hạng, bổ dưỡng thích hợp với người bị tiểu đường. Từ lâu, nhân sâm đã được xếp vào tứ đại danh dược trong Đông y bên cạnh nhung hươu, quế và phụ tử. Điều này cho thấy nhân sâm chứa nhiều dưỡng chất quý hiếm tốt cho sức khỏe.

Hiện nay, khoa học đã công nhận vô số những lợi ích mà nhân sâm mang lại như tăng năng lượng, độ dẻo dai cho cơ thể, phục hồi thể lực, cải thiện trí óc, tăng cường sức đề kháng, bảo vệ tim mạch, chống viêm,… Bên cạnh đó, nhân sâm còn có tác dụng kiểm soát đường huyết, qua đó hỗ trợ phòng ngừa và điều trị bệnh tiểu đường.

Các saponin trong nhân sâm đã được chứng minh có tác dụng ổn định đường huyết và giảm lượng cholesterol trong cơ thể. Tiểu đường và cao huyết áp là hai vấn đề sức khỏe có mối quan hệ mật thiết. Do đó, rất nhiều bệnh nhân tiểu đường bị cao huyết áp và ngược lại. Để cải thiện sức khỏe và quản lý nồng độ đường huyết, bệnh nhân nên bổ sung món tổ yến chưng nhân sâm 1 – 2 lần/ tháng.

cách chế biến tổ yến cho người tiểu đường
Yến chưng nhân sâm là một trong những cách chế biến tổ yến tốt cho người tiểu đường

Cách chế biến món tổ yến chưng nhân sâm tốt cho người tiểu đường:

  • Chuẩn bị khoảng 3g nhân sâm khô, 3 – 5g yến sào (có thể kết hợp thêm một số nguyên liệu khác như kỷ tử, táo đỏ, hạt sen) và đường phèn 1 – 2g
  • Ngâm yến sào cho nở mềm trong 40 – 50 phút. Nếu dùng tổ yến thô, thời gian sơ chế sẽ mất khoảng 2 giờ đồng hồ.
  • Đem ngâm hạt sen cho mềm, các nguyên liệu khác chỉ cần rửa sạch là được.
  • Cho yến sào, nhân sâm và hạt sen vào thố và chưng cách thủy với lượng nước vừa đủ trong 25 phút.
  • Sau đó, cho đường phèn, kỷ tử, táo đỏ vào (có thể thay đường phèn bằng 1 thìa cà phê mật ong) chưng thêm 10 – 15 phút là được.
  • Dùng món ăn khi còn ấm để tránh tổ yến bị tanh.

2. Tổ yến chưng kỷ tử và hạt chia

Kỷ tử là một trong những vị thuốc Đông y được sử dụng phổ biến. Kỷ tử tốt cho thị lực, giúp cải thiện làn da, mái tóc và hỗ trợ tăng cường sức đề kháng. Bên cạnh đó, dược liệu này còn có hiệu quả trong việc kiểm soát đường huyết.

Cụ thể, nghiên cứu được thực hiện tại các trường đại học của Úc và Trung Quốc cho thấy, kỷ tử có tác dụng ức chế enzyme aldose reductase. Qua đó có thể ngăn ngừa biến chứng võng mạc mắt và biến chứng thần kinh ở bệnh nhân tiểu đường.

Các chất chống oxy trong câu kỷ tử cũng có khả năng loại bỏ gốc tự do – tác nhân gây ra hiện tượng kháng insulin. Bên cạnh đó, kỷ tử còn có tác dụng điều hòa huyết áp, giảm lượng cholesterol và tăng cường sức đề kháng. Vì vậy, yến sào chưng với kỷ tử, hạt chia là món ăn rất tốt cho người bị tiểu đường.

cách chế biến tổ yến cho người tiểu đường
Món tổ yến chưng kỷ tử, hạt chia tốt cho người bị tiểu đường và cao huyết áp

Cách chưng yến với kỷ tử, hạt chia cho người tiểu đường:

  • Chuẩn bị 3 – 5g yến sào, 1/2 thìa cà phê hạt chia, 3g kỷ tử và 1 thìa cà phê mật ong.
  • Rửa sạch kỷ tử với nước, để ráo. Ngâm nở yến sào trong 40 phút với nước sôi để nguội và vớt ra để ráo.
  • Cho yến sào vào thố sứ, thêm nước vào sao cho lượng nước gấp 3 – 4 lần lượng yến sào.
  • Chưng trong 20 phút thì thêm kỷ tử, hạt chia và mật ong vào chưng thêm 10 phút.
  • Khi món ăn chín, có thể thêm vào vài lát gừng để khử mùi tanh của yến sào và thưởng thức khi món ăn còn nóng.

Ngoài món yến sào chưng kỷ tử, hạt chia, người bị tiểu đường có thể uống nước hạt chia hoặc trà kỷ tử hằng ngày để cải thiện sức khỏe.

3. Yến sào chưng nha đam

Yến sào chưng nha đam là món ăn thanh mát có tác dụng giảm chứng nóng trong, giải độc và làm đẹp da. Món ăn này còn giúp kiểm soát nồng độ đường huyết và ngăn chặn đường huyết tăng cao. Các nghiên cứu cho thấy, polysaccharide trong nha đam có tác dụng giảm đường huyết rõ rệt. Vì vậy, nên dùng yến sào chưng với nha đam để cải thiện sức khỏe cho người tiểu đường.

Ngoài ra, nha đam còn có chất xơ dồi dào giúp giảm hấp thụ chất béo, cải thiện hệ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón và thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy, những nguyên tố vi lượng trong nha đam như kẽm, mangan, selen có hiệu quả kháng insulin và tăng độ nhạy của insulin. Qua đó giúp kiểm soát đường huyết và hỗ trợ phòng ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường.

cách chưng tổ yến cho người bệnh tiểu đường
Tổ yến chưng nha đam có tác dụng làm mát cơ thể và hỗ trợ kiểm soát nồng độ đường huyết

Cách chưng yến nha đam tốt cho người tiểu đường:

  • Chuẩn bị 1/2 tai yến, 70g nha đam, lá dứa, đường phèn (có thể dùng thêm hạt sen hoặc đậu xanh nếu thích)
  • Ngâm yến sào với nước sôi để nguội và đợi khoảng 40 phút cho yến mềm. Nha đam đem rửa sạch, gọt bỏ vỏ và rửa lại nhiều lần với nước muối pha loãng + chanh để loại bỏ nhớt. Sau cùng, cắt nha đam thành hạt lựu và cho vào nước đá để nha đam được giòn ngọt.
  • Cho nha đam và yến sào vào thố, thêm 300ml nước và đem chưng trong 20 phút. Nếu có dùng hạt sen và đậu xanh, cần ngâm cho mềm và cho vào cùng với yến để nguyên liệu được chín đều.
  • Sau đó, cho đường phèn và lá dứa vào chưng thêm 15 phút là được.

Yến chưng nha đam là món ăn có tính mát nên thích hợp dùng vào những ngày nắng nóng, chán ăn. Món ăn này có thể sử dụng cho cả gia đình từ trẻ nhỏ cho đến người lớn. Nếu chế biến cho cả gia đình, bạn nên tăng lượng nguyên liệu tùy theo khẩu phần ăn.

4. Yến sào chưng nấm tuyết và táo đỏ

Nấm tuyết (ngân nhĩ) là vị thuốc quý trong Đông y. Thông thường, nấm tuyết được chưng với yến sào và táo đỏ để dưỡng nhan, thanh nhiệt và bồi bổ sức khỏe. Loại nấm này có màu trắng như tuyết, vị ngọt nhẹ, giòn mát.

Ngoài hương vị thơm ngon, nấm tuyết còn chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Các nghiên cứu cho thấy, polysaccharide trong nấm tuyết có thể kiểm soát đường huyết, giảm tình trạng uể oải và mệt mỏi ở bệnh nhân tiểu đường. Bên cạnh đó, các chất chống oxy hóa trong nấm tuyết còn giúp tăng cường trí não và phục hồi sức khỏe một cách toàn diện.

Yến sào, nấm tuyết và táo đỏ đều là những loại thực phẩm bổ dưỡng nhưng không chứa chất béo. Vì vậy, món yến chưng nấm tuyết táo đỏ rất thích hợp với người béo phì, người bị tiểu đường và cao huyết áp. Phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh cũng có thể bổ sung món ăn này để làm chậm quá trình lão hóa, làm đẹp da, tóc và móng.

cách chưng tổ yến cho người bệnh tiểu đường
Yến chưng nấm tuyết, táo đỏ là cách chưng tổ yến tốt cho người bị bệnh tiểu đường

Hướng dẫn cách chưng yến sào với nấm tuyết, táo đỏ cho người bị tiểu đường:

  • Chuẩn bị 3 – 5g yến sào, 20g nấm tuyết, táo đỏ và đường phèn vừa đủ
  • Ngâm yến sào cho mềm, sau đó vớt ra để ráo. Nấm tuyết có thể ngâm với nước ấm để nấm nở nhanh, kế tiếp rửa sạch và cắt thành miếng vừa ăn.
  • Cho yến sào và nấm tuyết vào thố chưng, đổ 300ml nước vào và chưng cách thủy trong 20 – 25 phút là được.
  • Sau đó, cho táo đỏ và đường phèn vào chưng thêm 10 – 15 phút là được.

5. Tổ yến chưng lá dứa

Lá dứa thường được dùng để tạo mùi hương cho các món chè, xôi và một số món ăn vặt. Ngoài hương thơm đặc trưng, lá dứa còn có tác dụng kháng insulin bằng cách ức chế enzyme alpha-glucoside (enzyme tạo đường bột thành glucose) và tăng độ nhạy của insulin. Do đó, một số người dùng lá dứa nấu nước uống để trị chứng tiểu đường type 2.

Với tác dụng kiểm soát đường huyết, bệnh nhân nên tận dụng lá dứa chưng với yến sào để cải thiện sức khỏe. Nếu như các món yến chưng khác có khá nhiều nguyên liệu thì món yến chưng lá dứa giữ được vị nguyên bản, không gây ngán khi bổ sung thường xuyên. Vào những ngày mệt mỏi và chán ăn, dùng một chén yến sào chưng lá dứa sẽ giúp cải thiện vị giác đáng kể.

chưng yến cho người tiểu đường
Yến chưng lá dứa có hương vị thơm ngon, thích hợp với người bị tiểu đường có vị giác giảm và chán ăn

Cách làm tổ yến chưng lá dứa tốt cho người bị tiểu đường:

  • Chuẩn bị 1/2 tai yến (khoảng 4 – 5g), lá dứa tươi cắt khúc, đường phèn vừa đủ
  • Rửa sạch lá dứa, đem tai yến ngâm cho nở mềm và vớt ra để ráo.
  • Cho tai yến và lá dứa vào thố, thêm 300ml nước và đậy kín chưng trong 20 – 25 phút. Sau đó, cho đường phèn vào chưng thêm 10 – 15 phút rồi tắt bếp.
  • Dùng món yến chưng lá dứa vào sáng sớm rất tốt cho sức khỏe và hỗ trợ kiểm soát đường huyết hiệu quả.

Ngoài 5 cách chế biến tổ yến cho người tiểu đường, bạn cũng có thể kết hợp yến sào với một số nguyên liệu khác như bạch quả, nhãn nhục, lê, đậu xanh,…

Lưu ý khi dùng yến sào cho người tiểu đường

Yến sào là thực phẩm bổ dưỡng, có tác dụng hỗ trợ kiểm soát đường huyết và điều hòa huyết áp. Người bị tiểu đường khi sử dụng tổ yến nên lưu ý một số vấn đề sau:

1. Giảm lượng đường trong món yến chưng

Yến sào thường có vị nhạt nên được chế biến cùng với đường phèn để tạo hương vị hài hòa. Tuy nhiên, sử dụng quá nhiều đường sẽ gây tăng đường huyết. Khi chế biến yến sào cho người tiểu đường, chỉ nên dùng 1 – 2g đường phèn hoặc 1 muỗng cà phê mật ong nguyên chất.

chưng yến cho người tiểu đường
Có thể sử dụng quả chà là, cỏ ngọt,… để tạo vị ngọt cho món ăn thay vì dùng đường phèn và mật ong

Ngoài ra, có thể thay thế bằng đường ăn kiêng, quả chà là, cỏ ngọt hoặc mật dừa để tạo vị ngọt tự nhiên cho món ăn mà không gây ảnh hưởng đến nồng độ đường trong máu. Bên cạnh đó, có thể chưng yến với những nguyên liệu có vị ngọt tự nhiên như quả lê, bí đỏ, táo đỏ để giảm lượng đường cho món ăn.

2. Kết hợp với các thực phẩm giúp giảm đường huyết

Các cách chưng yến cho người tiểu đường được giới thiệu trong bài viết đều kết hợp với những thực phẩm có tác dụng giảm đường huyết như kỷ tử, lá dứa, nhân sâm, hạt chia,… Điều này sẽ giúp ổn định đường huyết và cải thiện sức khỏe cho bệnh nhân tiểu đường.

Ngoài những nguyên liệu trên, bạn cũng có thể kết hợp yến sào với những thực phẩm có tác dụng giảm đường huyết khác như gừng, nước dừa, saffron,…

3. Chọn yến sào nguyên chất

Tác dụng của yến sào chỉ được đảm bảo nếu mua đúng yến sào nguyên chất. Giá trị dinh dưỡng của tổ yến có sự chênh lệch đáng kể ở yến sào nhà và yến sào đảo. Yến sào nhà vẫn cung cấp đầy đủ dưỡng chất nhưng ít khoáng chất hơn so với yến đảo. Đồng thời có thể cải thiện sức khỏe và hỗ trợ kiểm soát nồng độ đường huyết hiệu quả.

Để đảm bảo công dụng của yến sào, bạn phải chọn mua yến sào nguyên chất. Nếu lo ngại về việc mua phải yến giả và yến độn chất, nên mua tổ yến thô thay vì yến tinh chế. Tuy nhiên, yến thô sẽ có lẫn lông chim và tạp chất nên việc sơ chế tương đối mất thời gian.

4. Bổ sung với liều lượng, tần suất hợp lý

Người bị tiểu đường thường phải hạn chế thịt đỏ và nhiều nhóm thực phẩm để tránh làm tăng đường huyết. Do đó, không ít người gặp phải tình trạng thiếu chất, cơ thể mệt mỏi và suy nhược. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người bị tiểu đường nên bổ sung từ 3 – 5g yến sào mỗi lần ăn và nên dùng yến chưng 1 lần/ tuần.

chưng yến cho người tiểu đường
Người bị tiểu đường nên bổ sung món yến chưng 1 lần/ tuần để cải thiện sức khỏe

Trong trường hợp ăn uống kém, có thể bổ sung 1 – 2 lần/ tuần để cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể. Ngoài yến chưng, có thể sử dụng yến sào để nấu cháo, súp nhằm đa dạng thực đơn ăn uống.

5. Một số lưu ý khác

Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng đối với việc quản lý bệnh tiểu đường. Do đó, khi sử dụng các món yến chưng, bệnh nhân tiểu đường cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Khi chưng yến, không nên chưng quá lâu vì sẽ làm mất đi dinh dưỡng trong yến sào và một số nguyên liệu khác.
  • Cần làm sạch yến đúng cách để yến sào không bị tanh và lẫn lông tơ. Tuy nhiên, cũng không nên ngâm yến quá lâu và rửa mạnh tay khiến cho yến bị mềm, bở.
  • Nên ăn yến chưng vào buổi sáng để cơ thể hấp thụ toàn bộ dinh dưỡng trong món ăn. Hạn chế ăn yến chưng khi no vì dễ gây khó tiêu, đầy bụng.
  • Nên bổ sung các món ăn từ yến sào đều đặn 1 lần/ tuần để cải thiện sức khỏe. Ngoài ra, nên đa dạng thêm các nhóm thực phẩm khác như rau xanh, sữa chua, các loại hạt, thịt trắng,… để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể.
  • Ngoài chế độ ăn uống, người bị tiểu đường nên tập thể dục thường xuyên và hạn chế thức khuya để kiểm soát đường huyết hiệu quả.

Trên đây là một số cách chưng yến cho người bị tiểu đường bạn có thể tham khảo và áp dụng. Nếu có nồng độ đường huyết quá cao, không nên sử dụng đường hay mật ong để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Ngoài ra, nên cân đối chế độ ăn uống để cải thiện sức khỏe và quản lý bệnh thành công.

Tham khảo thêm:

1 Tai Yến Ăn Được Bao Nhiêu Lần, Chưng Bao Nhiêu Nước?

Yến sào là thực phẩm bổ dưỡng nên có giá thành khá đắt đỏ. Vì vậy trước khi sử dụng,...

Yến Chưng Gừng Sơ Chế Sao Để Đảm Bảo Dinh Dưỡng?

Món yến chưng gừng mang lại nhiều tác dụng quý cho sức khỏe như tăng cường sức đề kháng, làm...

Dùng tổ yến thô có tốt không?

Tổ Yến Thô: Đặc Điểm, Cách Sơ Chế và Giá Bán Hiện Nay

Tổ yến thô là loại yến chưa qua sơ chế, còn nguyên lông và các tạp chất khác. So với...

3 Cách Chưng Yến Hạt Sen Đảm Bảo Dưỡng Chất Tốt Nhất

Cách chưng yến hạt sen tưởng chừng như rất đơn giản nhưng nếu không biết cách chế biến, bạn có...

Cách kiểm tra yến thô như thế nào?

Yến Thô Có Làm Giả Được Không? Kiểm Tra Như Thế Nào?

Yến thô có làm giả được không? Hiện nay do nhu cầu sử dụng tổ yến ngày càng cao nên...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.