Trời nóng có nên đội mũ, đắp chăn cho trẻ sơ sinh không?

4.5/5 - (2 bình chọn)

Vào trời nóng, rất nhiều bậc cha mẹ trẻ quan tâm đến việc có nên đội mũ, đắp chăn để giữ ấm cho trẻ sơ sinh không? Điều này còn phải tùy vào từng trường hợp. Nếu thời tiết quá nóng và nhiệt độ cơ thể của trẻ cũng đang cao, trẻ toát mồ hôi, thì không nên tiếp tục giữ ấm. Hãy tham khảo nội dung dưới đây để biết rõ cách chăm sóc trẻ vào ngày nắng nóng.

trẻ sơ sinh cần được giữ ấm để tránh cảm lạnh, còn mùa hè thì sao?
trẻ sơ sinh cần được giữ ấm để tránh cảm lạnh, còn mùa hè thì sao?

Trẻ sơ sinh có cơ thể vẫn còn yếu ớt, chưa đủ sức chống chọi lại với mọi thay đổi của môi trường. Các chuyên gia vẫn thường khuyên: hãy luôn cần giữ ấm cho trẻ sơ sinh bằng cách mặc quần áo ấm, đội mũ, đắp chăn cho trẻ khi ngủ,… Tuy nhiên, chúng ta có nên thực hiện điều này vào tiết trời mùa hè, vào những ngày nóng bức?

Đông trùng hạ thảo - quà sức khoẻ quý giá từ thiên nhiên, nâng tầm sức khoẻ, món quà được săn lùng nhất thời Covid. CLICK NHẬN NGAY ƯU ĐÃI.

Có nên đội mũ, đắp chăn cho trẻ sơ sinh khi trời nóng?

Sức khỏe của trẻ sơ sinh khá nhạy cảm. Chỉ cần một biến đổi nhỏ, cơ thể của trẻ cũng cảm nhận được và phản ứng lại ngay. Trong bụng mẹ, môi trường dạ con luôn luôn ấm áp, mềm mại. Tuy nhiên khi tiếp xúc với môi trường không khí bên ngoài, trẻ dễ bị lạnh và bị cảm lạnh. Cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ sơ sinh thường đội mũ và đắp chăn cho trẻ để khỏi bị lạnh.

Vào những ngày nắng nóng, nhiệt độ môi trường tăng lên rất cao, bạn không nên đội mũ len và đắp chăn cho trẻ cả ngày. Chỉ đội mũ và mặc áo quần giữ ấm cho trẻ khi:

  • Thời tiết lạnh;
  • Khi đưa trẻ ra ngoài trời;
  • Trường hợp trẻ nhẹ cân;
  • Trẻ sinh non.

Đối với những trẻ khỏe mạnh, trong ngày nóng bức, bạn hãy kiểm tra chóp đầu và trán của trẻ sơ sinh, nếu thấy có mồ hôi ẩm thì không nên đội nón cho trẻ khi ở trong nhà. Việc đội mũ sẽ làm cho em bé ra nhiều mồ hôi hơn, ngứa ngáy khó chịu, thân nhiệt tăng, dẫn đến sốt cao.

Bạn hãy mặc quần áo có chất liệu thoáng mát, hút mồ hôi như cotton để trẻ có cảm giác thoải mái khi sinh hoạt ăn uống, ngủ nghỉ.

Cho trẻ mặc quần áo bằng cotton để thông thoáng, hút mồ hôi vào ngày nóng bức.
Cho trẻ mặc quần áo bằng cotton để thông thoáng, hút mồ hôi vào ngày nóng bức.

Lời khuyên chăm sóc trẻ sơ sinh vào ngày hè nóng bức

Trong những ngày hè nóng bức, bạn nên chú ý hơn đến việc chăm sóc trẻ vì mùa hè là mùa dễ xuất hiện nhiều bệnh dịch. Nếu chăm sóc trẻ không đúng cách, trẻ sẽ dễ nhiễm bệnh và ảnh hưởng đến sức khỏe.

1. Tắm cho trẻ

Vào mùa hè, bạn nên tắm cho trẻ mỗi ngày để loại bỏ những vi trùng sau các hoạt động ăn uống, bài tiết,… Tắm rửa sạch sẽ cho trẻ sẽ hạn chế những bệnh về da như rôm sẩy, cầu khuẩn, hăm kẽ, mụn nước,…

Khi tắm cho trẻ, hãy chú ý đến các vùng da ở cổ, nách, hậu môn, háng, cơ quan sinh dục. Tuy nhiên, bạn không nên tắm cho trẻ quá nhiều lần trong ngày, điều này sẽ dẫn đến mất lớp dưỡng chất tự nhiên có sẵn trên da bé.

Lưu ý, dù là mùa hè oi bức nhưng vẫn phải tắm cho trẻ ở một không gian kín gió, ấm áp.

Ngoài ra, bạn nên chú ý đến rốn của trẻ sơ sinh trong khi tắm. Nếu trẻ chưa rụng rốn, hãy cẩn thận trong việc tắm trẻ vì rất dễ nhiễm trùng rốn.

2. Chăm sóc da

Khi tắm trẻ sơ sinh, không nên chọn loại xà phòng có độ kiềm cao. Bạn hãy chọn loại xà phòng được các chuyên gia khuyên dùng dành cho trẻ sơ sinh và phù hợp với làn da của con bạn.

Da của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm, do đó, không được để da của trẻ tiếp xúc với phân, nước tiểu, môi trường ô nhiễm, khói bụi, ánh nắng mặt trời trực tiếp,…

Hãy dùng phấn rôm để da trẻ không bị hăm, nổi mụn nước,…

Hãy chú ý đến việc tắm và chăm sóc, bảo vệ da cho trẻ vào ngày hè oi nóng.
Hãy chú ý đến việc tắm và chăm sóc, bảo vệ da cho trẻ vào ngày hè oi nóng.

3. Thường xuyên kiểm tra thân nhiệt của trẻ

Hãy kiểm tra thân nhiệt của trẻ vào mùa hè để theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ.

Thân nhiệt bình thường ở 1 đứa trẻ sơ sinh khỏe mạnh là từ 36,5 – 37,5 độ C.

Thông thường, bạn có thể xem nhiệt độ cơ thể của trẻ từ những vị trí như ở nách, hậu môn:

  • Nếu nhiệt độ cơ thể thấp hơn 36,5 độ C, bạn cần ủ ấm trẻ ngay;
  • Nếu nhiệt độ cơ thể của trẻ cao hơn 37,5 độ C thì không nên đắp chăn, mặc quần áo quá kín, cho trẻ bú sữa và uống nước nhiều hơn;
  • Nếu nhiệt độ của trẻ cao hơn 38 độ C, trẻ đang bị sốt, bạn cần đưa trẻ đi khám ở cơ sở y tế uy tín.

Những thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. ThuocDanToc.vn không đưa ra chẩn đoán, lời khuyên hay phương pháp điều trị thay cho bác sĩ chuyên khoa hoặc chuyên viên y tế.

THÔNG TIN HỮU ÍCH

Bằng các phương pháp châm cứu, cấy chỉ, thủy châm, điện châm, xoa bóp, bấm huyệt,... đội ngũ chuyên gia, bác sĩ hàng đầu tại Trung tâm Đông phương Y pháp đã giúp hàng ngàn người khỏi bệnh mỗi năm.

11 loại tinh dầu dễ tìm giúp bạn giảm lo âu, căng thẳng

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta phải đối mặt với rất nhiều áp lực khiến đầu óc rơi vào...

Giảm căng thẳng và ngủ ngon hơn

Giảm căng thẳng và ngủ ngon hơn với những cách đơn giản này

Để có thể làm giảm căng thẳng và có giấc ngủ ngon hơn, mới đây tạp chí Women's Health đã...

Những tác dụng của kẽm đối với sức khỏe phái mạnh

Kẽm là một khoáng chất chống oxy hóa được dùng để bổ sung, tăng cường hormone sinh dục nam testosterone...

Hạt điều được sấy khô

Bạn đã biết ăn hạt điều đúng cách có tác dụng gì chưa?

Hạt điều (có tên tiếng anh là cashew) là loại hạt có nguồn gốc từ Brazil rất dễ ăn vì hương...

Các loại thực phẩm bạn nên ăn khi đang mang thai

Chế độ ăn uống với những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng rất có ích với sức khỏe của bà...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.