Tiêu thụ quá nhiều đường gây hại như thế nào đến sức khỏe?

1/5 - (1 bình chọn)

Béo phì, tiểu đường, ung thư… đây chỉ là số ít những tác hại của việc tiêu thụ quá nhiều đường đối với sức khỏe. Còn khá nhiều rủi ro từ thói quen ăn đường cũng như các thực phẩm chế biến chứa nhiều đường mà khi nghe đến nhiều người sẽ rất bất ngờ.

11 tác hại của việc tiêu thụ nhiều đường đối với sức khỏe

1. Ăn nhiều đường gây béo phì và mắc bệnh tim mạch

Ăn quá nhiều đường hoặc thường xuyên tiêu thụ các sản phẩm chứa đường fructose như bánh kẹo, nước ngọt là nguyên nhân chính dẫn đến béo phì. Nó không chỉ khiến cơ thể bị dư thừa năng lượng mà còn gây mất kiểm soát khả năng kiềm chế cơn đói khiến bạn ăn nhiều hơn.

Đông trùng hạ thảo - quà sức khoẻ quý giá từ thiên nhiên, nâng tầm sức khoẻ, món quà được săn lùng nhất thời Covid. CLICK NHẬN NGAY ƯU ĐÃI.
Tiêu thụ nhiều đường ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe
Ăn quá nhiều đường dễ gây thừa cân, béo phì

Uống nhiều đồ uống có đường cũng có liên quan đến việc tăng lượng mỡ tích tụ ở các cơ quan nội tạng trong cơ thể. Từ đó dẫn đến gan nhiễm mỡ, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp và các bệnh lý tim mạch nguy hiểm khác.

2. Sâu răng

Ăn quá nhiều đường sẽ khiến bạn có nguy cơ bị sâu răng. Đây chính là một trong những tác hại rõ nét nhất của đường đối với sức khỏe.

Đường chính là loại thức ăn lý tưởng cho các loại vi khuẩn trong miệng. Các tác nhân gây hại này sử dụng đường và tạo ra axit khiến phần khoáng của răng bị ăn mòn ( quá trình này gọi là khử khoáng ). Tình trạng này lặp lại thường xuyên dẫn đến sâu răng.

3. Tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Trong những năm gần đây, tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 trên toàn thế giới không ngừng gia tăng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này, trong đó thói quen ăn quá nhiều đường và đồ ngọt cũng có liên quan đến sự khởi phát của căn bệnh này.

Theo cấu tạo của cơ thể, tuyến tụy có chức năng sản xuất ra một loại hóc môn có tên insulin để kiểm soát và ổn định lượng đường trong máu. Tình trạng kháng insullin sẽ xảy ra khi bạn tiêu thụ quá nhiều đường trong một thời gian dài, từ đó dẫn đến bệnh tiểu đường.

4. Da nhanh lão hóa vì tiêu thụ nhiều đường

Thường xuyên ăn những thực phẩm chứa đường có thể làm tăng sản xuất AGEs trong cơ thể. AGEs làm hỏng collagen và elastin, đó là các protein giúp da căng và giữ được vẻ trẻ trung. Nó khiến bạn phải đối mặt với các dấu hiệu lão hóa da như nếp nhăn,da chảy xệ, khả năng đàn hồi kém.

Lão hóa da là một tác hại của việc ăn nhiều đường
Ăn nhiều đường có thể đẩy nhanh tốc độ lão hóa da

5. Đường thúc đẩy bệnh gout phát triển

Các loại đường phụ gia thường được tìm thấy trong nước ngọt có ga hay các loại đồ uống khác có thể khiến nồng độ axit uric trong máu tăng cao. Theo thời gian, lượng axit uric dư thừa sẽ lắng tụ tại khớp dẫn đến phản ứng viêm và gây ra những cơn đau nhức khớp dữ dội trong bệnh gout.

Đối với những người đang bị gout, việc ăn nhiều đường trong thời gian bị bệnh cũng có thể khiến các triệu chứng thêm trầm trọng.

7. Ăn nhiều đường làm tăng nguy cơ mắc ung thư

Tiêu thụ quá nhiều đường có thể dẫn đến béo phì, kháng insulin và viêm trong cơ thể. Tất cả những yếu tố này đều thúc đẩy khối u ác tính phát triển.

Nghiên cứu ” Đường trong chế độ ăn kiêng và nguy cơ ung thư” được thực hiện trên hơn 430.000 người cho thấy:Tiêu thụ đường phụ gia có liên quan mật thiết với việc tăng nguy cơ ung thư thực quản hay ung thư ruột non. Nguy cơ mắc bệnh ung thư nội mạc tử cung cũng tăng lên 1,42 lần ở những người phụ nữ ăn bánh ngọt hoặc bánh quy nhiều hơn 3 lần/ tuần.

8. Gây mụn trứng cá

Một chế độ ăn nhiều carbs tinh chế, bao gồm thực phẩm và đồ uống có đường làm tăng lượng hóc môn androgen. Loại hóc môn này gây rối loạn hoạt động của tuyến bã nhờn, khiến da bị đổ nhiều dầu nên dễ bị mụn trứng cá.

Nổi mụn trứng cá là tác hại của đường đối với sức khỏe
Tiêu thụ nhiều đường khiến da bị nổi mụn trứng cá

9. Bạn có thể bị trầm cảm vì tiêu thụ nhiều đường

Thường xuyên ăn thực phẩm chế biến, bao gồm các sản phẩm có lượng đường cao như bánh ngọt và đồ uống có đường có thể dẫn đến trầm cảm. Sự thay đổi lượng đường trong máu gây rối loạn dẫn truyền thần kinh và tác động bất lợi đến sức khỏe tâm thần. Nguy cơ trầm cảm do ăn nhiều đường là như nhau ở cả nam và nữ.

10. Làm suy yếu hệ miễn dịch

Ăn nhiều đường không chỉ khiến bạn bị béo phì mà còn giảm khả năng hoạt động của tiểu cầu trong việc chiến đấu chống lại vi rút, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Việc suy giảm hệ miễn dịch có thể đẩy bạn đến nguy cơ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp, cảm cúm hoặc thậm chí khiến các căn bệnh ung thư có cơ hội phát triển.

11. Suy giảm trí nhớ

Cơ thể bị dư thừa đường có thể ngăn cản quá trình hấp thu các dưỡng chất thiết yếu từ nguồn thực phẩm khác. Từ đó khiến bạn mệt mỏi, sa sút về trí nhớ.

Bổ sung đường như thế nào để có lợi cho cơ thể?

Đường chỉ gây hại cho sức khỏe nếu bạn ăn quá nhiều. Việc sử dụng nó ở mức vừa phải có thể giúp bổ sung năng lượng cùng một số dưỡng chất quan trọng cho cơ thể như vitamin B1, canxi, magie hay sắt.

mỗi ngày nên ăn bao nhiêu đường
Tiêu thụ đường ở mức hợp lý sẽ giúp tránh được những tác hại cho sức khỏe

Vậy mỗi ngày bạn nên ăn bao nhiêu đường là đủ?

Điều này còn phụ thuộc vào giới tính, tuổi tác của người sử dụng. Lượng đường cần thiết trong một ngày được Hiệp hội Tiểu đường Mỹ khuyến cáo cho từng đối tượng như sau:

– Ở người trưởng thành:

  • Phụ nữ: 20 gram
  • Nam giới: 36 gram

– Ở trẻ:

Trẻ nhỏ không nên dùng quá 12g đường mỗi ngày.

Cần lưu ý rằng lượng đường được nạp vào cơ thể trong một ngày đến từ nhiều nguồn khác nhau như nước đường, nước ngọt, sinh tố hay bánh kẹo… Nếu đã ăn hay uống một thứ chứa nhiều đường thì trong ngày hôm đó bạn nên cắt giảm lượng đường bổ sung hoặc hoàn toàn không ăn thêm bất kì đồ ngọt nào khác.

Dưới đây là một số mẹo giúp bạn giảm lượng đường trong bữa ăn:

  •  Thay thế soda, nước tăng lực, nước ép và trà ngọt bằng nước ngọt
  • Nếu ăn sữa chua, bạn nên mua loại không đường. Làm ngọt nó bằng cách cho thêm các loại quả mọng vào và thưởng thức cả hai sẽ tốt hơn cho sức khỏe.
  • Thay thế món ngũ cốc vào buổi sáng bằng một chén cháo yến mạch.
  • Tránh đồ uống có cồn được làm ngọt bằng soda, nước trái cây, mật ong, đường
  • Khi ăn sanwich, hãy cắt chuối tươi lên bánh ăn cùng với bơ đậu phộng thay vì dùng kèm với các loại mứt hay siro chứa nhiều đường.
  • Tự chế biến thức ăn tại nhà để kiểm soát được lượng đường nêm nếm trong thức ăn.
  • Đọc kỹ thông tin về hàm lượng đường có trong sản phẩm được nhà sản xuất in ngoài bao bì.
  • Hạn chế ăn bánh kẹo.

Bài viết vừa giải đáp thắc mắc “Tiêu thụ quá nhiều đường gây hại như thế nào đến sức khỏe?”. Để bảo vệ sức khỏe của mình, ngay từ hôm nay bạn nên có kế hoạch sử dụng đường trong chế độ ăn uống cho hợp lý.

THÔNG TIN HỮU ÍCH

Cấy chỉ Đông phương y pháp trở thành giải pháp giảm cân, giảm mỡ an toàn, hiệu quả cho hàng triệu bệnh nhân trên toàn quốc. Khám phá ngay!

11 thực phẩm có chứa probiotic tốt cho sức khỏe

Probiotic là tên gọi để chỉ các lợi khuẩn sinh ra từ quá trình lên men. Chúng có tác động...

Kích thước dương vật có ảnh hưởng khả năng sinh sản không?

Nhiều nam giới không biết bản thân mình bị vô sinh cho đến khi học có kết quả phân tích...

Những sự thật bạn nên biết về việc quan hệ tình dục trong nước

Quan hệ tình dục dưới nước nghe khá hoành tráng và lãng mạn. Đây là những cảnh thường thấy ở...

Cho trẻ mặc quần áo bằng cotton để thông thoáng, hút mồ hôi vào ngày nóng bức.

Trời nóng có nên đội mũ, đắp chăn cho trẻ sơ sinh không?

Vào trời nóng, rất nhiều bậc cha mẹ trẻ quan tâm đến việc có nên đội mũ, đắp chăn để...

Bật mí trời nóng nên ăn những món này vừa ngon mà lại mát

Không khí nóng bức không chỉ làm phát sinh các vấn đề sức khỏe mà còn gây ra tình trạng...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.