Mibeonate là thuốc gì? Tác dụng phụ, liều dùng, cách sử dụng

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Mibeonate là thuốc được chỉ định để làm giảm các triệu chứng viêm ở những bệnh da liễu đáp ứng với corticosteroid, bao gồm: Viêm da tróc vảy, viêm da tiếp xúc, ban vẩy nến, thương tổn thâm nhiễm khu trú… Nắm rõ các thông tin về thuốc sẽ giúp bạn sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả. 

Mibeonate là thuốc gì?
Mibeonate là thuốc gì?

  • Tên hoạt chất: Betamethason.
  • Tên biệt dược: Bividerm, Eumasavaf, Gentriboston.
  • Nhóm thuốc: Thuốc điều trị bệnh da liễu.
  • Dạng thuốc: Kem bôi ngoài da.

I/ Thông tin thuốc Mibeonate

Trước khi sử dụng Mibeonate cream, bạn cần phải nắm một số thông tin như sau:

1. Thành phần

Mỗi tuýp Mibeonate 10g chứa thành phần:

Betamethason dipropionat…………………6,4mg

2. Chỉ định

Thuốc Mibeonate được sử dụng để làm giảm triệu chứng viêm ở các bệnh da liễu có đáp ứng với corticosteroid, bao gồm:

  • Bị tổn thương thâm nhiễm khu trú.
  • Vẩy nến.
  • Lupus ban dạng đĩa.
  • Phì đại của liken phẳng.
  • Sẹo lồi.
  • Viêm da tróc vảy.
  • Ban đỏ dạng (hội chứng Stevens – Johnson).
  • Viêm da tiếp xúc.

Ngoài ra, Mibeonate cream còn được sử dụng với nhiều mục đích điều trị khác mà không được chúng tôi liệt kê ở đây. Hãy trao đổi với các bác sĩ để được cung cấp thêm thông tin về vấn đề này.

Xem thêm: Các loại kem bôi và thuốc bôi điều trị vảy nến thông dụng

3. Chống chỉ định

Thuốc Mibeonate chống chỉ định với các trường hợp sau:

  • Mẫn cảm với các thành phần của thuốc và các corticosteroid khác.
  • Bị tổn thương da do ký sinh trùng, vi khuẩn, virus, nấm trên diện rộng.
  • Các tổn thương có loét.
  • Mụn trứng cá.

4. Liều dùng

Thoa một lượng thuốc vừa đủ lên vùng da cần điều trị từ 1 -2 lần/ngày.

5. Cách sử dụng

Để đảm bảo dùng thuốc Mibeonate được an toàn, bạn cần lưu ý một số điều như sau:

  • Chỉ dùng thuốc đúng theo sự chỉ định của bác sĩ về liều lượng và cách dùng.
  • Rửa sạch tay trước và sau khi thoa thuốc.
  • Vệ sinh vùng da cần điều trị thật sạch trước khi thoa thuốc. Điều này sẽ tránh được nguy cơ gây bội nhiễm cho da.
  • Chỉ được dùng Mibeonate để thoa ngoài da. Không được để thuốc dính vào mắt, miệng, vết thương hở và niêm mạc. Nếu không may để thuốc dính vào, cần nhanh chóng rửa lại thật sạch cùng với nước.
  • Không được sử dụng bất cứ một vật gì để băng ép, bịt kín vùng da được thoa thuốc khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.
  • Nếu sau một thời gian điều trị mà thấy bệnh không thuyên giảm, hãy đi khám để được tư vấn cách điều trị hiệu quả hơn.

6. Bảo quản

  • Để thuốc xa tầm tay của trẻ em.
  • Bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng. Tránh cất thuốc ở nơi ẩm ướt hoặc có nhiều ánh sáng mặt trời.
  • Không lưu trữ thuốc đã hết hạn, không đông lạnh thuốc.

Xem thêmThuốc Betamethason: Công dụng, liều dùng và thận trọng

II/ Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Mibeonate

Dùng thuốc Mibeonate không đúng cách có thể mắc phải nhiều tác dụng phụ
Dùng thuốc Mibeonate không đúng cách có thể mắc phải nhiều tác dụng phụ

1. Tác dụng phụ

Tương tự như các loại corticosteroid khác, Betamethason có thể gây ra nhiều tác dụng phụ cho người sử dụng. Mức độ nghiêm trọng mà các tác dụng phụ gây ra sẽ phụ thuộc vào thời gian và liều lượng dùng thuốc. Những vấn đề bệnh nhân có thể gặp phải bao gồm:

+ Tác dụng phụ tại chỗ: 

  • Có cảm giác ngứa, nóng rát, tại vùng da được thoa thuốc.
  • Bị viêm nang lông.
  • Phát ban da dạng trứng cá.
  • Mắc chứng tăng lông tóc.
  • Giảm sắc tố da.
  • Nhiễm trùng thứ phát.
  • Trên da bị nổi vân.
  • Gây teo da.

Thuốc cũng có thể gây mề đay, viêm da dị ứng, làm phù thần kinh mạch.

+ Tác dụng phụ toàn thân: 

  • Với hệ nội tiết: Rối loạn kinh nguyệt, mắc hội chứng Cushing, làm ức chế sự phát triển của thai nhi và trẻ nhỏ, sự dung nạp glucose của cơ thể bị suy giảm.
  • Quá trình chuyển hóa: Xuất hiện tình trạng ứ đọng kali, nước, mất kali.
  • Cơ xương: Làm mất khối lượng xương, yếu cơ, loãng xương.

Ngoài ra, Betamethason có thể gây ra các tác dụng phụ liên quan đến hệ thống thần kinh, mắt, tiêu hóa. Tuy nhiên, bệnh nhân hiếm khi gặp các vấn đề này:

  • Hệ thần kinh: Làm thay đổi tâm trạng, bị trầm cảm nặng, mất ngủ, tăng áp lực nội sọ lành tính. Tuy nhiên, những tác dụng phụ liên quan đến hệ thần kinh thường hiếm gặp.
  • Mắt: Gây đục thủy tinh thể, glaucom
  • Tiêu hóa: Betamethason có thể gây chảy máu dạ dày, viêm loét dạ dày, viêm tụy, chướng bụng, viêm loét dạ dày thực quản.

2. Thận trọng

  • Cần phải thận trọng khi sử dụng thuốc Mibeonate cho phụ nữ đang mang thai và cho con bú, đối tượng sử dụng là trẻ nhỏ.
  • Ngưng dùng thuốc ngay khi thấy cơ thể có các biểu hiện của phản ứng quá mẫn cảm, hoặc các triệu chứng bất thường khác.
  • Phải chú ý theo dõi sát sao các đối tượng dùng thuốc để điều trị trong một thời gian dài, thoa thuốc lên vùng da rộng lớn hoặc sử dụng cho trẻ nhỏ.

3. Tương tác

Thành phần hoạt chất Betamethason có trong thuốc dễ được hấp thu khi được thoa trên da. Vì vậy, chúng có thể gây tác dụng toàn thân khi được sử dụng đồng thời với các loại thuốc sau đây:

  • Paracetamol: Khi sử dụng đồng thời cùng với paracetamol ở liều cao hoặc kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm độ cho gan.
  • Thuốc chống đái tháo đường hoặc insulin: Betamethason có thể làm tăng nồng độ glucose trong máu khi sử dụng đồng thời với các loại thuốc này. Do đó, cần phải điều chỉnh liều lượng ở mức phù hợp.
  • Digitalis: Nhịp tim bị rối loạn hoặc sẽ làm tăng độc tính của Digitalis khi dùng đồng thời với paracetamol. Ngoài ra, nó cũng sẽ làm hạ kali trong máu khi dùng chung với glycosid digitalis.
  • Thuốc chống đông loại coumarin: Hoạt chất Betamethason có thể làm tăng hoặc giảm công dụng của các loại thuốc này. Vì vậy, cần điều chỉnh liều lượng sử dụng.
  • Tăng nồng độ salicylat trong máu.
  • Khi sử dụng đồng thời với rượu hoặc các loại thuốc kháng viêm không steroid,  Betamethason có thể khiến cho tình trạng viêm loét đường tiêu hóa thêm trầm trọng.
  • Các loại corticosteroid có thể làm tăng rối loạn tâm thần khi kết hợp với các loại thuốc chống trầm cảm 3 vòng.
  • Betamethason có thể sẽ bị giảm tác dụng điều trị hoặc làm tăng tốc độ chuyển hóa khi dùng chúng cùng với thuốc rifampicin, phenobarbital, phenytoin.
  • Estrogen có thể làm giảm độ thanh thải, tăng độc tính hoặc tác dụng của Betamethason. Ngoài ra, nó cũng có thể làm thay đổi mức liên kết với protein và quá trình chuyển hóa trong cơ thể.
  • Nếu bị giảm prothrombin huyết, hãy thận trọng khi dùng thuốc Mibeonate với aspirin.

4. Cách xử lý khi dùng thiếu/ quá liều

+ Thiếu liều:

Dùng thuốc thiếu liều có thể làm giảm tác dụng điều trị của Mibeonate. Vì vậy, hãy bổ sung ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu gần với thời gian dùng liều tiếp theo, bỏ qua liều cũ. Đừng thoa thuốc với lượng gấp đôi để bù lại.

+ Quá liều: 

Các triệu chứng quá liều thường xuất hiện muộn, trừ khi dùng với liều cao liên tiếp. Với những đối tượng sử dụng thuốc Mibeonate quá liều lượng được quy định sẽ có các biểu hiện toàn thân như giữ nước, natri, thèm ăn, loãng xương, tăng lượng đường trong máu…

Trong trường hợp này, người bệnh cần được theo dõi thông qua điện đồ huyết thanh và nước tiểu. Được chú ý để cân bằng kali và natri cho cơ thể. Nếu bị nhiễm độc mạn tính, cần phải trao đổi với các bác sĩ để được điều chỉnh liều lượng và giảm thuốc một cách từ từ.

Ngoài ra, cần áp dụng các biện pháp điều trị tình trạng mất cân bằng điện giải nếu thấy cần thiết.

Trên đây là các thông tin tham khảo về thuốc Mibeonate cream. Để được giải đáp một cách chính xác nhất các thông tin như Mibeonate giá bao nhiêu, Mibeonate là thuốc gì, hãy liên hệ với các trung tâm y tế hoặc các cơ sở kinh doanh thuốc.

Có thể bạn quan tâm

Ăn thịt bò bị dị ứng phải làm sao ?

Ăn thịt bò bị dị ứng thường kèm theo biểu hiện nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy, nóng rát ở vùng...

Viêm da dị ứng ở vùng kín: nguyên nhân và cách điều trị

Viêm da dị ứng ở vùng kín là một trong những dạng bệnh ngoài da có ảnh hưởng nghiêm trọng...

trẻ sơ sinh bị dị ứng thời tiết

Trẻ sơ sinh bị dị ứng thời tiết và cách chăm sóc an toàn

Trẻ sơ sinh rất dễ bị dị ứng thời tiết do có làn da quá nhạy cảm và hệ miễn...

Ăn cua bị dị ứng: Nguyên nhân do đâu và cách xử lý?

Dị ứng cua là hiện tượng thường xảy ra ở trẻ em, người có cơ địa quá mẫn hoặc có...

Dị ứng Paracetamol: Nguyên nhân và những điều cần lưu ý

Dị ứng Paracetamol có thể khiến bệnh nhân mắc phải một hoặc nhiều phản ứng dị ứng ngoài da nguy...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *