Độ pH của nước giếng khoan: Cách xác định và xử lý đạt chuẩn
Nước giếng khoan vẫn là nguồn nước sinh hoạt chính của nhiều gia đình. Do đó để đảm bảo an toàn trước khi sử dụng người dùng cần xác định được độ pH của nước giếng khoan và cách cân bằng hiệu quả. Chi tiết nội dung này sẽ được giải đáp trong bài viết sau.
Nước giếng khoan có độ pH bao nhiêu? Ảnh hưởng thế nào với sức khỏe
Nước giếng khoan là loại nước được lấy từ sâu trong lòng đấy. Do đó tùy theo vị trí và đặc điểm địa tầng mà nước sẽ có độ pH khác nhau. Tuy nhiên theo các chuyên gia, nước giếng khoan thường có pH thấp <7.0 do bị nhiễm phèn.
Nguyên nhân của tình trạng này được xác định là do sự ảnh hưởng của rác thải. Chính các thành phần như nhôm oxit, sắt oxit từ hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản đã ngấm vào mạch nước ngầm và gây ra tính phèn.
Mặt khác đường ống dẫn nước bằng sắt sau 1 thời gian sử dụng sẽ bị hoen gỉ, ăn mòn. Kim loại này khi hòa tan với các chất ô nhiễm đang tồn tại trong nước sẽ tạo thành hợp chất của sắt, khiến nguồn nước thêm ô nhiễm hơn.
Quay trở lại vấn đề nước giếng khoan có độ pH bao nhiêu các chuyên gia cho biết: Do có tính phèn cao nên nước giếng khoan thường có tính axit, pH<6.5. Độ phèn càng cao thì pH của nước càng thấp.
Chính vì vậy việc xác định pH của nước là hết sức quan trọng vì nó có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và các đồ dùng trong gia đình. Cụ thể với pH thấp, nước sẽ có vị chua, tính axit cao nên có thể ăn mòn các thiết bị kim loại hoặc làm hỏng ống nước. Việc sử dụng loại nước này thường xuyên cũng có thể gây dư thừa axit trong cơ thể. Tăng nguy cơ mắc các bệnh về dạ dày, đường ruột, tiêu hóa. Vì vậy, để bảo vệ cơ thể và các vật dụng trong gia đình trước khi đưa nước vào sử dụng người dùng nên có biện pháp xử lý kịp thời.
Cách xác định độ pH của nước giếng khoan
Cũng giống như các loại nước khác, pH của nước giếng khoan có thể xác định bằng nhiều biện pháp khác nhau. Cụ thể:
- Xác định pH nước thông qua cảm quan
Chúng ta vẫn nhầm tưởng rằng nước giếng có pH thấp không thể xác định bằng cảm quan. Tuy nhiên trên thực tế, pH thấp khá dễ để nhận biết thông qua vị chua, khó uống. Đặc biệt nếu bạn thường xuyên bị mắc các bệnh về men răng, tiêu hóa, dạ dày thì tính axit thấp trong nước chính là một nguyên nhân.
Một mẹo hay ho nữa để kiểm tra xem nước giếng có độ pH thấp hay không chính là thông qua độ hao mòn của các vật dụng làm bằng kim loại trong nhà. Độ pH càng thấp thì tính axit càng cao, vật dụng càng nhanh bị ăn mòn, rò rỉ,…
Và nếu các vật dụng đựng nước xuất hiện vệt màu xanh trên đồ đồng, vệt màu nâu đỏ trên đồ thép thì chắc chắn tính axit trong nước đang rất cao. Dù có biểu hiện rõ ràng nhưng phương pháp cảm quan này không thể giúp bạn biết được chính xác độ pH của nước giếng khoan là bao nhiêu.
- Sử dụng giấy quỳ
Sử dụng quỳ tím để nhận biết tính axit hoặc tính kiềm của dung dịch là cách làm phổ biến hiện nay. Bạn chỉ cần chuẩn bị 1 cốc nước thử sau đó cho giấy quỳ vào trong. Nếu giấy quỳ hóa đỏ thì dung dịch có tính axit, hóa xanh thì dung dịch có tính kiềm và không đổi màu thì đó là nước trung tính. Theo các chuyên gia, mức độ xanh hay đỏ của quỳ tím phụ thuộc hoàn toàn vào độ pH của nước giếng khoan. pH càng cao thì màu xanh càng đậm, pH càng thấp thì màu đỏ càng rõ.
Quỳ tím là cách làm đơn giản, dễ sử dụng và cho hiệu quả nhanh nhưng để tìm ra độ pH chính xác thì cách làm này không được đánh giá cao.
- Sử dụng máy đo pH
Cách làm tiếp theo mà bạn có thể dùng để xác định độ pH của nước giếng khoan chính là sử dụng máy đo pH. Phương pháp này vừa đơn giản, dễ thực hiện lại cho kết quả có độ chính xác cao, thời gian thực hiện nhanh chóng. Đặc biệt máy có thiết kế nhỏ gọn nên bạn có thể dễ mang theo bên mình. Người dùng chỉ cần chuẩn bị 1 cốc nước mẫu. Sau đó cho đầu bút xuống và quan sát kết quả trên màn hình. Phép đo thu được sẽ được làm tròn đến số thập phân thứ 2, đảm bảo chính xác tuyệt đối.
Hiện có 3 loại máy đo độ pH của nước giếng khoan gồm:
- Máy đo để bàn: Được dùng trong phòng thí nghiệm, có thể đo được nhiều thông số nhờ chức năng tự động bù nhiệt và tự động hiệu chuẩn.
- Máy đo pH cầm tay: Máy được thiết kế nhỏ gọn, linh hoạt nên có thể thao tác dễ dàng.
- Bút đo độ pH: Là loại máy đo nhỏ gọn nhất, sử dụng năng lượng pin sạc hoặc bin than. Bên cạnh đó bút còn có khả năng nổi trên mặt nước, giúp người dùng yên tâm hơn khi sử dụng.
Tham khảo thêm: Top 15 loại nước uống tốt cho sức khỏe bạn nên sử dụng mỗi ngày
Cách cân bằng độ pH của nước giếng khoan hiệu quả
Nước giếng không chỉ nhiễm phèn, nhiễm chì mà còn có pH thấp gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Do đó trước khi đưa vào sử dụng bạn cần áp dụng các cách cân bằng pH dưới đây:
- Sử dụng bộ lọc trung hòa pH
Bộ lọc trung hòa có thành phần chính là các hạt Corosex. Do đó nó không không chỉ giúp làm sạch cặn bẩn trong nước mà tăng hàm lượng Canxi, nâng cao độ pH cho nước. Tuy nhiên phương pháp này thường bị hao hụt vật liệu trong quá trình sử dụng và không thể tự làm sạch tự động. Do đó người dùng cần kiểm tra và bổ sung định kỳ thường xuyên.
- Sử dụng hóa chất
Trường hợp cần điều chỉnh pH cho một lượng lớn nước giếng khoan bạn có thể sử dụng các hóa chất công nghiệp như Soda hoặc hỗn hợp Soda + Hypochlorite. Tuy nhiên lượng hóa chất phải được tính toán chính xác nhằm đảm bảo tính an toàn cho người sử dụng. Trong trường hợp nguồn nước bị ô nhiễm quá, bạn có thể dùng đến Kali để cải thiện pH cho nước giếng. Tuy nhiên quá trình này cần có sự hướng dẫn và cho phép của các chuyên gia vì hàm lượng Kali nếu không được tính toán kỹ lưỡng sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro với sức khỏe.
- Sử dụng vật liệu lọc nâng pH
Nếu nước giếng khoan có độ pH thấp ở mức vừa phải từ 6.0-6.5 bạn có thể sử dụng các vật liệu lọc như Corosex hoặc Flomag để nâng pH. Đây là phương pháp cực kỳ đơn giản và dễ thực hiện. Việc của bạn là chỉ cần xây 1 bể lọc, sau đó đổ hỗn hợp các vật liệu vào bể theo thứ tự sỏi, than hoạt tính, cát mangan và corosex. Như vậy, bạn không những giải quyết được vấn đề nước giếng có độ pH thấp mà còn lọc sơ bộ các tạp chất, cặn bẩn có trong nước. Tuy nhiên, với phương pháp này nước giếng sau khi lọc chỉ nên dùng để sinh hoạt, trường hợp muốn uống phải đun sôi.
- Sử dụng máy lọc nước ion kiềm
Có rất nhiều cách để cân bằng pH cho nước giếng khoan. Tuy nhiên hiện nay, ngoài nhiễm phèn loại nước này còn tồn tại rất nhiều tạp chất và kim loại nặng. Do đó ngoài cải thiện độ pH cho nước, người dùng còn chú trọng đến việc lọc sạch tạp khuẩn. Một trong những phương pháp được nhiều người tin tưởng hiện nay chính là sử dụng máy lọc nước ion kiềm.
Đây là công nghệ điện phân tiên tiến hàng đầu Nhật Bản, được các chuyên gia sức khỏe khuyên dùng. Theo đó nguồn nước đầu vào sẽ phải trải qua 2 giai đoạn là lọc sạch và điện phân. Tại bộ lọc nước sẽ được loại bỏ 99,999% tạp chất theo tiêu chuẩn JIS và JWAP. Sau đó chuyển sang buồng điện phân để phân tách và tái cấu trúc thành các ion kiềm (pH>7.0) và ion axit (pH<7.0). Không chỉ cải thiện độ pH cho nước giếng khoan, đảm bảo độ tinh khiết 100% mà nước tạo ra từ máy lọc nước ion kiềm còn có nhiều tác dụng cho sức khỏe như:
- Dải pH đa dạng từ 2.5-11.5 đáp ứng như làm đẹp, ăn uống, bảo vệ sức khỏe, loại bỏ hóa chất,…
- Với cấu trúc siêu nhỏ, nước ion kiềm có khả năng bù khoáng, cấp ẩm, thải độc và giải rượu bia rất tốt.
- Loại nước này nếu sử dụng thường xuyên còn giúp cân bằng pH trong cơ thể, hạn chế nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường, huyết áp, ung thư, dạ dày,…
Sử dụng nước giếng khoan là tình trạng thường gặp ở rất nhiều vùng quê. Tuy nhiên điều đáng nói là ngoài vấn đề nhiễm phèn, nhiễm chì thì nước giếng khoan còn độ pH thấp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dùng. Do đó xác định độ pH của nước giếng khoan và tìm cách cân bằng là giải pháp bảo vệ sức sức khỏe tối ưu.
Tham khảo thêm:
- Độ pH Của Nước Máy: Cách Xác Định Và Cân Bằng Hiệu Quả
- Nước uống có độ pH bao nhiêu là tốt cho cơ thể? Hướng dẫn kiểm tra
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!