Trời nóng quá có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Trời nóng quá có ảnh hưởng đến thai nhi không là vấn đề được nhiều mẹ bầu quan tâm. Bởi khi thời tiết quá nóng, nhiệt độ tăng cao đột ngột khiến sản phụ thường xuyên có cảm giác mệt mỏi, tử cung co bóp nhiều hơn và có khả năng gây nên những mối nguy hại khôn lường.
Trời nóng quá có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Theo nhiều nghiên cứu, các nhà y học đã chỉ ra rằng, thân nhiệt của mẹ bầu sẽ tăng cao và cơ thể cũng trở nên mệt mỏi hơn khi trời nóng quá, thời tiết thay đổi đột ngột và tăng cao. Điều này không chỉ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu mà tình trạng sức khỏe của thai nhi cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, tạo ra những hệ lụy không thể cứu chữa.
1. Thể trọng của thai nhi bị ảnh hưởng
Trong nhiều cuộc nghiên cứu được tổ chức bởi trường đại học Harvard (Hoa Kỳ) và trường đại học Ben-Gurion of the Negev, các chuyên gia nghiên cứu đã chứng minh được rằng thời tiết nắng nóng có mối liên hệ mật thiết với trọng lượng của trẻ sơ sinh. Do đó khi bạn mang thai trong thời tiết nóng bức nhưng lại không có cách giải quyết thích hợp sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thể trọng của thai nhi. Điều này khiến bé đột nhiên giảm trọng lượng so với ban đầu dẫn đến gầy gò và ốm yếu.
Dựa trên các cuộc khảo sát từ năm 2000 – 2008 tại tiểu bang Massachusetts, những nhà nghiên cứu học đã phát hiện được rằng, đối với phụ nữ mang thai 3 tháng cuối thai kỳ khi tăng nhiệt độ lên khoảng 8,5 độ C, thể trọng của em bé khi sinh đủ tháng giảm khoảng 17 gram.
2. Sinh non
Khi trời nắng nóng, nhiệt độ cơ thể tăng cao đột ngột hoặc tăng quá cao sẽ khiến cơ thể mẹ bầu bị mất nước nghiêm trọng. Điều này kéo theo tình trạng lượng máu trong cơ thể không thể lưu thông đến tử cung như ban đầu. Đồng thời chúng tác động và kích thích tuyến yên tiết hoóc-môn gây co bóp tử cung, khiến mẹ bầu rơi vào tình trạng mệt mỏi và dẫn đến sinh non. Khi đó sức khỏe của sản phụ và thai nhi sẽ bị đe dọa.
Dựa trên nghiên cứu theo dõi từ 300.000 ca sinh non, các nhà khoa học thuộc trường đại học Montreal (Canada) đã phát hiện ra rằng nguy cơ sinh non sẽ tăng ở mức 27% khi trời nắng gắt với nhiệt độ cao hơn 32 độ C kéo dài từ 4 – 7 ngày.
Tuy nhiên nhiệt độ cao không làm ảnh hưởng đến phụ nữ mang thai dưới 37 tuần. Những sản phụ đang mang thai ở tuần thứ 37 và tuần thứ 38 sẽ tăng tỉ lệ sinh non lên đến 17% khi nhiệt độ ở mức 32 độ C kéo dài trong 3 ngày. Khi nhiệt độ ở mức 32 độ C kéo dài từ 4 – 7 ngày, tỉ lệ sinh non sẽ tăng lên 27%.
3. Thai nhi bị dị tật
Khi mùa hè đến, dù thời tiết có nắng nóng và nhiệt độ tăng cao nhưng nhiều mẹ bầu vẫn giữ sở thích phơi mình dưới nắng biển hoặc đi dạo quanh hồ. Hoạt động này sẽ giúp mẹ bầu và thai nhi tiếp nhận được nguồn vitamin D dồi dào. Tuy nhiên điều này chỉ xảy ra khi mẹ bầu thực hiện sở thích này vào sáng sớm (từ 6h – 7h).
Sản phụ cần tránh phơi mình dưới ánh nắng gay gắt và những khi trời nóng quá. Bởi khi tiếp xúc thường xuyên với nhiệt độ cao, thân nhiệt trong cơ thể của mẹ bầu sẽ tăng cao. Điều này làm nhiệt độ của bào thai cũng tăng dần đều một cách bất thường khiến não của thai nhi bị dị tật hoặc gây nên những dị tật bẩm sinh nghiêm trọng khác.
Những lưu ý để bảo vệ thai nhi vào mùa nắng nóng
Từ những thông tin trên, chúng ta có thể thấy rằng khi thời tiết nóng quá, bầu trời có nắng gay gắt sẽ gây ảnh hưởng đến thai nhi. Những ảnh hưởng này không chỉ khiến thể trọng của thai nhi suy giảm mà còn tác động đến sức khỏe khiến bé suy yếu và tạo nên những hệ lụy khôn lường. Chính vì thế mẹ bầu cần thận trọng khi mang thai trong thời gian này. Những lưu ý để bảo vệ thai nhi vào mùa nắng nóng dưới đây sẽ giúp bạn và thai nhi tránh khỏi tình trạng nguy hiểm trên.
1. Tránh mất nước
Trong thời gian mang thai thân nhiệt của sản phụ sẽ cao hơn mức bình thường. Chính vì thế lượng nước cung cấp cho cơ thể cũng cần nhiều hơn. Bởi khi mẹ bầu không bổ sung đủ lượng nước và mồ hôi tiết ra nhiều, cơ thể sẽ bị mất nước nghiêm trọng. Tình trạng này nếu xảy ra lâu ngày sẽ khiến sản phụ vô cùng mệt mỏi, kiệt sức, tụt huyết áp, hoa mắt, chóng mặt, ngất xỉu…
Do đó, phụ nữ mang thai cần thường xuyên uống nước, đồng thời tránh ở những nơi nắng nóng quá lâu. Điều này sẽ giúp bạn giảm lượng mồ hôi tiết ra, nhiệt độ cơ thể ổn định và không làm ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi.
HỮU ÍCH: Trời nóng bà bầu nên ăn uống gì cho mát? 10 loại tốt nhất
2. Phòng cảm nắng
Tình trạng cảm nắng có thể mang đến những hậu quả khôn lường cho cả mẹ bầu và thai nhi. Khi đó sản phụ sẽ có cảm giác đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, nặng có thể dẫn đến đột quỵ, ngắt xỉu, sảy thai hoặc thai nhi bị dị tật. Chính những mối nguy hại trên, phụ nữ mang thai không nên tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng gay gắt hoặc ở dưới trời nắng quá lâu, nhất là vào những buổi trưa nóng có nhiệt độ đang tăng cao. Bên cạnh đó khi đi đường, mẹ bầu cần mặc quần áo dài tay, dài chân nhưng rộng rãi, có khả năng thấm hút mồ hôi tốt. Đồng thời mang giầy kín chân, thoa kem chóng nắng, mặc áo khoác và đội nón rộng vành.
Khi đi đường xa, bạn cần mang theo nhiều nước uống, khi thấy mệt cần nghỉ ngơi tại những nơi có nhiều bóng râm cho đến khi khỏe thì hãy đi tiếp. Ngoài ra mẹ bầu không được vào phòng máy lạnh ngay khi vừa ở ngoài trời nắng nóng về để tránh sự thay đổi nhiệt độ đột ngột. Bởi khi nhiệt độ trong cơ thể của bạn đột nhiên thay đổi, bạn sẽ rất dễ bị cảm nắng và đột quỵ đối với trường hợp nặng. Ngoài ra mẹ bầu cũng không nên uống nước đá lạnh. Thay vào đó bạn nên uống nước lọc hoặc nước dừa ở nhiệt độ bình thường.
3. Ổn định huyết áp
Khi ở ngoài trời nắng nóng quá lâu hoặc tiếp xúc với nhiệt độ cao, cơ thể mẹ bầu sẽ mất nước và toát ra nhiều mồ hôi hơn so với bình thường. Bên cạnh đó cơ thể cũng mệt mỏi, rệu rã và choáng váng vì tụt huyết áp. Tình trạng này nếu thường xuyên lặp lại, mẹ bầu sẽ có nguy cơ bị sảy thai hoặc thai nhi ốm yếu, giảm trọng lượng.
Chính vì những nguy hại trên khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường, mẹ bầu cần tìm một nơi thoáng mát để nghỉ ngơi. Đồng thời sử dụng một ít trà gừng hoặc nước chè pha đường giúp tăng huyết áp. Sản phụ tuyệt đối không được cố gắng đi tiếp vì sẽ gây nguy hiểm cho thai nhi.
4. Tránh sốc nhiệt
Khi nhiệt độ cơ thể thay đổi đột ngột, lỗ chân lông cũng giãn nở bất thường gây ảnh hưởng đến sự điều hòa nhiệt độ và quá trình thoát nhiệt. Điều này khiến mẹ bầu dễ bị đột quỵ, thai nhi cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Do đó người bệnh tuyệt đối không nên từ phòng lạnh bước đột ngột ra ngoài nắng nóng hoặc ngược lại. Ngoài ra khi ở ngoài trời nắng nóng về, bạn cần lau khô mồ hôi, sau đó nghỉ ngơi dưới quạt gió để nhiệt độ bên trong cơ thể có thể ổn định.
Bên cạnh đó, bạn cũng không nên điều chỉnh nhiệt độ phòng ngủ quá chênh lệch so với môi trường bên ngoài. Điều này sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng sốc nhiệt và không làm ảnh hưởng đến thai nhi.
5. Hạn chế ăn những loại thực phẩm chiên xào nhiều dầu mỡ
Vào những ngày nắng nóng, phụ nữ mang thai cần tránh sử dụng thức ăn nhanh, đồ ngọt và những loại thực phẩm đã qua quá trình chiên xào nhiều dầu mỡ. Bởi những loại thực phẩm này có chứa một lượng phèn chua nhất định có khả năng ngăn chặn sự phát triển của thai nhi. Đồng thời làm tăng nhiệt độ bên trong cơ thể và gây nên những bệnh lý về hô hấp không tốt cho mẹ bầu.
Thay vì ăn những loại đồ ăn đã qua quá trình chiên xào nhiều dầu mỡ hoặc những loại thực phẩm khác không tốt cho sức khỏe, sản phụ nên ăn những món ăn thanh mát có khả năng giải nhiệt như: Đậu hũ, bí đao, nước mía, nước cam, củ đậu…
6. Tắm bằng nước ấm
Nhiều người thường có suy nghĩ rằng khi trời nắng nóng, việc tắm với nước lạnh sẽ rất mát mẻ, giúp cơ thể mau chóng hạ nhiệt. Tuy nhiên trên thực tế, việc tắm nước lạnh sẽ khiến cho mạch máu của bạn đột ngột co lại. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của phụ nữ mang thai và đứa nhỏ trong bụng. Do đó, mẹ bầu không tắm quá lâu và chỉ nên tắm nước ấm.
7. Không phơi mình dưới ánh nắng gay gắt
Việc phơi mình dưới ánh nắng gay gắt hoặc thường xuyên tiếp xúc với nhiệt độ cao sẽ khiến thân nhiệt của mẹ bầu tăng cao và nhiệt độ của bào thai cũng tăng theo một cách bất thường. Điều này nếu xảy ra lâu ngày sẽ khiến não của thai nhi bị dị tật, không thể phát triển hoặc xuất hiện một số loại dị tật bẩm sinh khác. Do đó phụ nữ mang thai cần chống nắng đầy đủ trước khi ra ngoài để tránh ánh nắng chiếu trực tiếp vào người. Nếu bạn đi du lịch và bạn muốn phơi mình dưới nắng biển, bạn cần phơi nắng vào buổi sáng sớm, thời gian thích hợp nhất là lúc 6h – 7h. Sản phụ cần tránh phơi mình dưới ánh nắng gay gắt vào buổi trưa.
Trời nóng quá sẽ gây ảnh hưởng đến thai nhi. Bởi khi đó, cơ thể mẹ bầu sẽ bị mất nước, lượng máu truyền đến tử cung cũng giảm dần. Điều này tác động và kích thích tuyến yên tiết hoóc-môn gây co bóp tử cung và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi. Chính vì thế khi bạn nhận thấy cơ thể xuất hiện nhiều dấu hiệu bất thường như: Cơ thể mệt mỏi quá sức, xuất hiện cơn gò tử cung hoặc đau bụng, buồn nôn, ra máu… mẹ bầu cần nhanh chóng đến bệnh viện. Khi đó các bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành kiểm tra và cấp cứu kịp thời. Phòng ngừa trường hợp sinh sớm hoặc sảy thai không mong muốn.
Trên đây là những thông tin xoay quanh về vấn đề “Trời nóng quá có ảnh hưởng đến thai nhi không?” và những lưu ý để bảo vệ thai nhi vào mùa nắng nóng. Hy vọng với những thông tin này có thể giúp bạn đọc hiểu hơn về những tác hại của trời nắng nóng đối với thai nhi. Đồng thời áp dụng những lưu ý cần thiết giúp hạn chế được những rủi ro không mong muốn cho cả sản phụ và đứa trẻ trong bụng.
Có thể bạn quan tâm
- Bật mí trời nóng nên ăn những món này vừa ngon vừa mát
- Mẹo khắc phục tình trạng nổi nhiều mụn khi trời nóng
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!