Massage cho bé như thế nào đúng cách? Cần lưu ý gì cho an toàn?

Vote

Bé cũng cần được massage, nhưng massage như thế nào cho đúng cách vẫn là một câu hỏi nhiều mẹ bỉm sữa đặt ra. Làn da mỏng manh của bé cần có phương pháp massage riêng để vừa hiệu quả vừa an toàn.

hướng dẫn massage cho bé
Bé cần được massage như thế nào cho hiệu quả và an toàn?

I- Vì sao bé cần được massage?

Không chỉ dành riêng cho người lớn, các động tác massage còn mang lại những tác dụng nhất định cho em bé. Người ta đã sớm chứng minh được trẻ cũng thích được massage giống như người lớn.

Những động tác vuốt ve nhẹ nhàng sẽ khiến cho bé cảm thấy được yêu thương, cũng như củng cố thêm mối liên hệ giữa bé và bạn. Theo đó, massage là một cách tuyệt vời để đưa bạn và con mình gần lại với nhau, thiết lập nên sự tin tưởng và kích thích khả năng giao tiếp của bé phát triển.

Chưa dừng lại ở đó, massage đúng cách sẽ còn giúp cho bé được thư giãn, từ đó có thể làm tăng chất lượng giấc ngủ, hỗ trợ phát triển thể chất và trí não cho trẻ. Một số nghiên cứu khoa học đã cho thấy, những trẻ thường xuyên được massage sẽ có mức độ tăng trưởng nhanh hơn, ăn uống ngon miệng hơn và có sự phát triển trí não tốt hơn các trẻ chưa từng biết đến massage là gì.

Theo Hiệp hội massage trẻ sơ sinh quốc tế (IAIM) thì việc massage cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể giúp kích thích hệ tuần hoàn, hệ tiêu hóa, giúp ngăn ngừa và giảm các vấn đề như:

  • Đau bụng quặn, đau bụng lạnh.
  • Chuột rút.
  • Táo bón.
  • Xì hơi (nhiều lần).

Thường xuyên xoa bóp cũng sẽ giúp cho các cơn đau do căng cơ, đau khi mọc răng ở trẻ. Tuy những nghiên cứu này vẫn còn đang trong quá trình hoàn thiện nhưng chúng ta có thể yên tâm rằng, dù lợi ích chưa rõ ràng thì massage cũng sẽ không gây ra bất cứ tác động xấu nào đến sức khỏe của trẻ.

II- Massage cho bé như thế nào là đúng cách?

Thời điểm phù hợp để thực hiện các động tác massage theo IAIM gợi ý là ngay từ những tháng đầu tiên của trẻ. Bên cạnh đó, bạn cần massage theo đúng trình tự để bé nhận được những hiệu quả tốt nhất.

1- Thời điểm

Bạn có thể dễ dàng thấy có nhiều bé được bác sĩ chỉ định phải được nằm trên bụng của cha hoặc mẹ (tiếp xúc trực tiếp với da). Đây là một dạng massage dành cho trẻ sơ sinh có sức khỏe không được tốt – gọi là nuôi con kiểu Kangaroo. Cha hoặc mẹ sẽ được hướng dẫn để bé nằm yên trên bụng, sau đó thực hiện một số động tác vuốt ve nhẹ nhàng ở chân và lưng của bé, sau đó chuyển sang các khu vực khác như cánh tay, bàn chân…

Phương pháp Kangaroo này hoàn toàn có thể áp dụng cho các bé sơ sinh có sức khỏe bình thường, và cũng được các bác sĩ khuyến cáo.

Một thời gian sau khi sinh (thường là vài tuần), cha mẹ có thể bắt đầu các động tác massage thường xuyên hơn cho bé. Tần suất massage phụ thuộc vào việc lựa chọn của bạn và cảm giác của bé. Vì vậy mà nhiều phụ huynh sẽ xoa bóp cho bé hàng ngày hoặc vào một số ngày cố định trong tuần.

Bạn có thể lựa chọn thời điểm massage cho bé vào bất kì giờ nào trong ngày hoặc vào buổi tối trước khi đi ngủ. Theo đó, massage vào ban ngày sẽ giúp cho bé có nhiều năng lượng để hoạt động hơn, ngược lại, thực hiện vào buổi tối sẽ mang đến cho bé giấc ngủ ngon hơn.

2- Trình tự

Cũng giống như các bài massage cho người lớn, thực hiện các động tác xoa bóp cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần tuân theo trình tự để có thể đảm bảo an toàn và hiệu quả. Nếu bạn vẫn chưa biết bắt đầu như thế nào, trình tự dưới đây sẽ mang đến những gợi ý hữu ích cho bạn:

Bước 1: Chuẩn bị

Xác định bé đang trong trạng thái thoải mái và đặt bé lên sàn nhà với một chiếc khăn bông bên dưới. Giữ cho bé nằm một cách cân bằng và thư giãn nhất, có thể kê thêm một chiếc gối nhỏ dưới đầu cằm của bé (đặt bé nằm sấp hoặc ngửa đều được). Chuẩn bị thêm bát nhỏ dầu thực vật hoặc tốt nhất là dầu dành riêng cho em bé.

Bước 2: Bàn chân

Đôi bàn chân nhỏ nhắn của trẻ cũng cần được massage nhưng nhiều mẹ lại quên mất điều này. Hãy nhẹ nhàng nắm một bàn chân của bé lên và xoay cổ chân nhẹ nhàng theo chuyển động vòng tròn.

trình tự massage cho bé
Bàn chân bé là nơi nhạy cảm, cần massage đúng cách để bé được thư giãn.

Sau đó, bạn vừa vuốt vừa ấn phần mu bàn chân, mắt cá của bé từ trên xuống dưới và từ dưới lên trên một cách nhẹ nhàng, lặp đi lặp lại. Bé sẽ rất thích thú nhưng cũng sẽ cựa quậy vì cảm thấy hơi nhột, bạn có thể để bé xao lãng bằng cách cho bé cầm món đồ chơi mà bé thích.

Bước 3: Massage chân bé

Đôi chân là một trong những nơi đầu tiên cần được sự thư giãn, và cũng là vị trí tốt nhất để chúng ta bắt đầu các bước massage vì chúng ít nhạy cảm hơn một số bộ phận trên cơ thể.

Bạn hãy cho một chút dầu lên lòng bàn tay thoa đều, rồi xoa nhẹ 2 bên đùi của em bé. Tăng dần lực xoa lên cho đến khi giống như động tác vắt sữa bò, xoa bóp khắp bắp chân và bắp đùi của bé. Thực hiện tương tự với chân còn lại và lặp lại 2 lần ở mỗi chân.

Bước 4: Massage gót và lòng bàn chân

Lòng bàn chân là nơi chứa rất nhiều huyệt đạo quan trọng trên cơ thể, vì vậy cha/mẹ phải hết sức thận trọng khi xoa bóp ở vị trí này. Chỉ nên thực hiện những động tác xoa nhẹ nhàng, không dùng ngón tay có lực ấn mạnh ở lòng bàn chân vì có thể sẽ gây ảnh hưởng đến các bộ phận bên trong cơ thể.

Bước 5: Cánh tay

Bạn thực hiện động tác tương tự như với khi massage đôi chân của bé. Có thể dùng dầu hoặc không, nhưng nên dùng để tăng cường sự lưu thông máu. Đến phần cổ tay, bàn xoay nhẹ theo hình vòng tròn để tăng độ dẻo dai cho cổ tay. Thực hiện lần lượt ở cả 2 tay và lặp lại 2 lần.

Bước 6: Massage bàn tay và các ngón tay của bé

Bàn tay và các ngón tay có thể nói là bộ phận mà trẻ sử dụng nhiều nhất trong hành trình khám phá các điều mới lạ xung quanh mình. Vì vậy, ngoài việc giữ cho đôi bàn tay sạch sẽ thì massage cũng rất cần thiết.

Lòng bàn tay của bé rất nhỏ, mềm và nhạy cảm nên các mẹ chỉ cần dùng ngón tay trỏ vẽ những vòng tròn nhỏ lên đó một cách đều đặn, sau đó dùng ngón cái ấn nhẹ lên là hoàn thành.

Thực hiện tương tự với các ngón tay bé, nhưng bổ sung thêm động tác để bé chủ động nắm các ngón tay của bé. Hành động này sẽ giúp cho các ngón tay của bé được lưu thông và “tập thể dục” một cách nhẹ nhàng.

Bước 7: Ngực

Sau khi massage tay chân, chúng ta đặt bé nằm ngửa để thực hiện bước tiếp theo: massage vùng ngực.

Bạn để tay lên lồng ngực của bé, sau đó xoa nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ. Sau khi đã làm ấm, bạn nhỏ vài giọt dầu em bé lên tay và tiếp tục xoa nhẹ lên lồng ngực của bé. Thực hiện liên tục cho đến khi cảm thấy da bé ấm lên.

Động tác tiếp theo, bạn đặt lòng bàn tay lên vùng cao nhất của ngực bé, sau đó vuốt nhẹ xuống bụng. Lặp đi lặp lại xen kẽ giữa 2 tay vài lần. Cách này sẽ mang lại cho bé cảm giác khá dễ chịu nên bạn có thể dễ dàng thực hiện.

massage ngực cho em bé
Mẹ có thể dễ dàng massage vùng ngực của bé với một ít dầu em bé (baby’s oil).

Bước 8: Massage lưng cho bé

Sau khi thư giãn cho vùng ngực của trẻ, cha/mẹ hãy lật úp trẻ lại và kê một chiếc gối ở dưới cằm để trẻ không bị mỏi cổ. Massage lưng sẽ là bước cuối trong trình tự này.

Bạn vẫn bắt đầu bằng việc thoa dầu đều lên lưng bé, sau đó dùng các đầu ngón tay xoa bóp từ vùng vai xuống vùng lưng và ngược lại. Hầu hết các trẻ nhỏ đều sẽ thích thú với massage lưng, do đó bạn có thể thực hiện lâu hơn một chút so với các vị trí khác.

Sau khi hoàn thành massage toàn thân cho bé, bạn nhẹ nhàng lau bé lại với nước ấm và ru cho bé ngủ. Ngủ sau khi massage sẽ tốt hơn cho bé so với việc hoạt động.

Tìm hiểu: Cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon, ngoan và nhanh lớn

III- Bạn cần lưu ý điều gì khi massage cho bé?

Để bé có thể nhận được những hiệu quả cao nhất và an toàn nhất sau thời gian massage, các cha/mẹ cần lưu ý những điều dưới đây:

  • Chú ý đến biểu hiện của bé

Hãy đảm bảo rằng bé của bạn đang ở trạng thái tâm lí ổn định, tỉnh táo, hài lòng và sẵn sàng để đón nhận các động tác massage từ cha mẹ. Không thực hiện massage khi bé cảm thấy khó chịu hoặc đang quấy khóc. Và lưu ý giữ cho đầu bé luôn được bảo vệ một cách an toàn khi massage.

  • Không massage sau khi bé ăn

Các bác sĩ cũng đề nghị thực hiện các động tác vuốt ve ít nhất 45 phút sau khi trẻ ăn xong, dù là bữa chính hay bữa phụ. Nguyên nhân là vì massage ngay sau khi ăn có thể sẽ khiến cho bé bị nôn ói và kích thích nhu động ruột hoạt động, bé sẽ đau bụng và mắc vệ sinh.

  • Chọn không gian massage 

Thân nhiệt của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cao hơn nhiều so với người trưởng thành, chính vì vậy cha/ mẹ hãy chọn cho bé một không gian ấm áp, yên tĩnh để massage cho bé. Như vậy, nơi thích hợp nhất là trên giường ngủ. Trong thời gian thực hiện, hãy đảm bảo rằng bé không bị gió ở ngoài trời hoặc từ máy điều hòa phả vào người.

những lưu ý khi massage cho trẻ
Không gian ấm áp, tránh gió là một điều kiện không thể thiếu khi thực hiện massage cho bé.
  • Thực hiện động tác thật chậm và lặp lại

Làn da trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất nhạy cảm. Vì vậy bạn cần tiến hành các động tác xoa bóp thật nhẹ nhàng và đi theo từng bộ phận (như trình tự ở trên). Mỗi vùng có thời gian massage không giống nhau, tùy theo cảm nhận của bé mà bạn có thể gia giảm xoa bóp cho phù hợp. Các động tác cần được lặp đi lặp lại thì mới mang lại hiệu quả.

Bạn cũng có thể thử đặt bé trên bụng của mình để massage lưng, trong trường hợp có nhiều bé không thích nằm sấp.

  • Lựa chọn dầu phù hợp

Cũng như làn da của người trưởng thành, massage da em bé với dầu sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn rất nhiều. Tuy nhiên, có nhiều bậc làm cha mẹ lại không biết cách chọn cho con mình một loại dầu phù hợp.

Bạn nên chọn cho bé những loại dầu có xuất xứ rõ ràng, đến từ các thương hiệu nổi tiếng và có công dụng dưỡng ẩm (tốt nhất hãy mua loại có dòng chữ “Baby’s oil”). Tránh dùng các loại dầu có mùi thơm nồng, thay vào đó nên chọn dầu có thể ăn được hoặc không có vấn đề gì nếu trẻ vô tình nếm phải.

Để kiểm tra xem da bé có bị mẫn cảm với loại dầu nào hay không, bạn chỉ cần thoa một lớp lên da tay bé, để yên trong 15 phút và kiểm tra lại.

Sẽ mất một vài lần tập luyện để bạn có thể thực hiện massage cho bé một cách dễ dàng và hiệu quả. Đừng bỏ cuộc vì hiệu quả của việc làm này là rất đáng ghi nhận. Và nếu có bất cứ thắc mắc gì xoay quanh vấn đề này, hãy nhờ đến sự trợ giúp của bác sĩ chuyên khoa nhi.

Tìm hiểu các món ăn bài thuốc từ lá đinh lăng

Các món ăn bài thuốc từ lá đinh lăng bạn nên thử

Dùng lá đinh lăng để chế biến thành món ăn có tác dụng bồi bổ sức khỏe, cải thiện tốt...

Trời nóng bé bị nổi mẩn đỏ mẹ cần lưu ý những điều này

Trẻ bị nổi mẩn đỏ khi thời tiết nắng nóng là tình trạng phổ biến. Nổi mẩn đỏ thường không...

Những cách tuyệt vời giúp bạn thoát khỏi buồn nôn

Cách hiểu đơn giản nhất về buồn nôn là sự khó chịu trong dạ dày và có cảm giác muốn...

Uống nước từ máy điện giải có thực sự trung hòa axit dư trong dạ dày?

Sự thật về nước uống ion kiềm trên thị trường: Tác dụng và nhận biết

Gần đây, nước ion kiềm đang trở thành xu hướng lựa chọn của nhiều gia đình. Sự thật về nước...

Những cách giúp trẻ dễ dàng đi vào giấc ngủ mà cha mẹ nên biết

Ở cạnh trẻ và đưa trẻ ngủ là điều quan trọng mà ba mẹ cần làm. Tuy nhiên điều này...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *