Bệnh viêm cột sống dính khớp ở đàn ông và phụ nữ

5/5 - (1 bình chọn)

Bệnh viêm cột sống dính khớp ngày nay càng trở nên phổ biến. Trước đây, người ta cho rằng chỉ nam giới là dễ mắc chứng bệnh này. Tuy nhiên, gần đây, các nghiên cứu mới đã chỉ ra: cả nam và nữ giới đều có nguy cơ mắc bệnh như nhau.

Bệnh viêm cột sống dính khớp
Bệnh viêm cột sống dính khớp xuất hiện cả ở nam và nữ, mọi màu da và lứa tuổi.

Giới tính và căn bệnh viêm cột sống dính khớp

Viêm cột sống dính khớp (Ankylosing Spondylitis) là một dạng của bệnh viêm khớp. Bệnh gây đau nhức, di chuyển khó khăn và ảnh hưởng đến cột sống của bệnh nhân. Ban đầu, triệu chứng của bệnh là đau dữ dội, nhưng sau đó lại giảm đi.

Bệnh viêm cột sống dính khớp ở mỗi người sẽ có sự khác nhau. Do đó, không phải bệnh nhân nào cũng sẽ bị các biến chứng hoặc lâm vào tình trạng đau dữ dội. Cả tuổi tác và giới tính đều không ảnh hưởng đến mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Trước kia, bệnh viêm cột sống dính khớp được cho là phổ biến ở nam giới hơn. Vì nữ giới chủ quan nên dẫn đến phát hiện bệnh muộn. Khi bệnh nhân nữ bắt đầu điều trị, bệnh lại tiến triển nhanh hơn.

Trước đây, những công trình nghiên cứu chỉ tập trung vào đàn ông. Tuy nhiên điều này bắt đầu thay đổi. Một nghiên cứu gần đây đã chọn nhiều phụ nữ hơn làm đối tượng nghiên cứu. Tuy vậy, chúng ta vẫn chưa đủ dữ liệu để kết luận về mối quan hệ giữa giới tính với căn bệnh viêm cột sống dính khớp.

Nguyên nhân và những triệu chứng chính

Viêm cột sống dính khớp không có nguyên nhân rõ ràng, nhưng sự di truyền đóng một vai trò quan trọng. Nguyên nhân của căn bệnh viêm cột sống dính khớp có thể đến từ tiền sử mắc bệnh của gia đình.

Viêm cột sống dính khớp xảy ra khi các cơ quan đốt sống, dây chằng và gân bám vào các xương của cột sống bị viêm. Theo thời gian, sưng viêm sẽ gây ra hậu quả khôn lường trong đốt sống lưng của bệnh nhân.

Lúc đầu, người bệnh có thể bị đau lưng thường xuyên hoặc cứng khớp toàn thân, nhất là vào mỗi sáng thức dậy. Sau đó, tình trạng trên có thể giảm bớt khi tắm nước nóng hoặc tập thể dục.

Khi bệnh tiến triển, cơn đau có thể giảm đi nhưng bạn sẽ cử động và di chuyển khó khăn. Bạn cũng có thể bị đau ở các vùng khác như: cổ, vai, khuỷu tay, đầu gối hoặc mắt cá chân.

Lúc đầu, người bệnh viêm cột sống dính khớp có ttriệu chứng đau lưng thường xuyên hoặc cứng khớp toàn thân, nhất là vào mỗi sáng thức dậy.
Lúc đầu, người bệnh viêm cột sống dính khớp có triệu chứng đau lưng thường xuyên hoặc cứng khớp toàn thân, nhất là vào mỗi sáng thức dậy.

Một số bệnh nhân chỉ bị đau lưng âm ỉ. Trong khi đó, những bệnh nhân khác phải chịu đau nặng hơn. Hoặc người bệnh có thể bị cứng các khớp trong thời gian dài. Cơn đau tuy giảm nhưng cũng có thể đi kèm với khuyết tật.

Các triệu chứng khác có thể là sốt nhẹ, chán ăn, mệt mỏi, thiếu máu, viêm mắt, viêm đường ruột.

Những người bị viêm cột sống dính khớp có thể có nguy cơ trầm cảm cao hơn. Một nghiên cứu vào năm 2014 cho thấy, tỷ lệ trầm cảm ở phụ nữ tăng cao hơn nam giới.

Tính di truyền

 Nhiều người bị viêm cột sống dính khớp có mang trong người mã gen HLA-B27. Tuy nhiên, mang gen này không có nghĩa là bạn sẽ phát bệnh viêm cột sống dính khớp.

Người ta cho rằng, có một sự liên hệ giữa vấn đề mã gen HLA-B27 và chủng tộc. Ví dụ, có đến 95% người da trắng mắc bệnh là người mang mã gen trên. Trong khi đó, những người đến từ các quốc gia Địa Trung Hải chỉ chiếm 80%. Và chỉ có khoảng 50% người Mỹ gốc Phi mang mã gen trên là bị căn bệnh này.

Nguy cơ mắc bệnh từ nguyên nhân di truyền dường như là giống nhau giữa nam giới và phụ nữ.

Độ tuổi

Viêm khớp thường được cho là một căn bệnh đi kèm khi tuổi đã cao. Nhưng viêm cột sống dính khớp thường phát bệnh trong độ tuổi từ 17 đến 45. Thậm chí, một số trường hợp bệnh nhân được chẩn đoán sớm ngay từ tuổi thiếu niên.

Độ tuổi phát bệnh ở nam và nữ đều như nhau, không có sự khác biệt.

Vị trí đau

Trước đây, người ta cho rằng đàn ông mắc chứng viêm cột sống dính khớp thường dễ bị đau ở cột sống và lưng nhiều hơn phụ nữ. Các nghiên cứu sau đó chỉ ra rằng đau lưng là triệu chứng chính dù là nam giới hay phụ nữ.

Người bệnh có thể bị đau ở các vùng khác như: cổ, vai, khuỷu tay, đầu gối hoặc mắt cá chân,...
Người bệnh có thể bị đau ở các vùng khác như: cổ, vai, khuỷu tay, đầu gối hoặc mắt cá chân,…

Cần quan tâm đến sức khỏe sinh sản

Viêm cột sống dính khớp ảnh hưởng đến cả nam giới và phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Nhưng bệnh lại không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Lưu ý, ở nam giới, một số loại thuốc điều trị căn bệnh này sẽ làm giảm số lượng tinh trùng. Nếu đang có kế hoạch có con, bạn hãy trao đổi với bác sĩ rõ hơn về thuốc men.

Bệnh nhân nữ đang trong giai đoạn mang thai hoặc đang có kế hoạch có con, nên trao đổi với bác sĩ để tìm ra loại thuốc thích hợp, tránh tình trạng viêm nhiễm.

Lưu ý rằng, ở nam giới, một số loại thuốc dùng để điều trị viêm cột sống dính khớp sẽ làm giảm số lượng tinh trùng.
Lưu ý rằng, ở nam giới, một số loại thuốc dùng để điều trị viêm cột sống dính khớp sẽ làm giảm số lượng tinh trùng.

Các triệu chứng như cứng cột sống và đau lưng có thể xuất hiện trong suốt thai kỳ. Các loại thuốc chống viêm không có chứa steroid (NSAID) thường giúp giảm đau. Nhưng chúng sẽ gây hại cho thai nhi. Các loại thuốc khác có thể truyền mối nguy hại qua đường sữa mẹ.

XEM THÊM: Bệnh viêm cột sống dính khớp có ảnh hưởng đến sinh sản không?

Chẩn đoán ở đàn ông so với phụ nữ

Bệnh viêm cột sống dính khớp thường do một bác sĩ chuyên về khớp chẩn đoán. Vì không thực hiện xét nghiệm nào, nên việc chẩn đoán ở cả nam và nữ có thể là:

  • Tiền sử bệnh cá nhân và gia đình;
  • Xem xét các triệu chứng;
  • Kiểm tra thể chất;
  • Xem xét hình ảnh siêu âm;
  • Xét nghiệm máu.

Lưu ý, xét nghiệm máu không thể chẩn đoán chắc chắn về viêm cột sống dính khớp. Tuy nhiên, bác sĩ tiến hành thử máu để kiểm tra mã gen HLA-B27 và có thể sẽ phát hiện sớm những căn bệnh khác.

Nếu bạn có các triệu chứng như đau lưng, đau cổ, hãy đến gặp bác sĩ chuyên môn càng sớm càng tốt.
Nếu bạn có các triệu chứng như đau lưng, đau cổ, hãy đến gặp bác sĩ chuyên môn càng sớm càng tốt.

Tìm kiếm sự giúp đỡ

Nếu bạn có các triệu chứng như đau lưng, đau cổ, hãy đến gặp bác sĩ chuyên môn càng sớm càng tốt. Nếu có dấu hiệu của bệnh, bạn cần đến bác sĩ khám định kỳ 1 lần/năm để được theo dõi.

Bệnh viêm cột sống dính khớp không có cách chữa dứt điểm. Dù ở giới tính nào, nếu phát hiện và điều trị sớm, bạn sẽ ngăn chặn được sự phát triển của bệnh.

ĐỪNG BỎ LỠ

Giải pháp điều trị chấm dứt nỗi sợ “đi ngoài ra máu” từ Trung tâm Thuốc dân tộc

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan, Giám đốc chuyên môn Trung tâm Thuốc dân tộc cho biết: “Đi...

Đi ngoài ra máu – Biểu hiện khó lường của bệnh trĩ và cách điều trị

Đi vệ sinh ra máu là một trong những triệu chứng điển hình của bệnh trĩ. Nếu biểu hiện này...

Bạn có biết: Nam giới nên tiểu ngồi nếu bị bệnh tiết niệu

Ở nam giới, việc tiểu đứng quá quen thuộc và hầu như là một biểu tượng của tình dục phái...

Những cách giúp trẻ dễ dàng đi vào giấc ngủ mà cha mẹ nên biết

Ở cạnh trẻ và đưa trẻ ngủ là điều quan trọng mà ba mẹ cần làm. Tuy nhiên điều này...

Chưng Yến Bao Lâu Để Đảm Bảo Giá Trị Dinh Dưỡng Nhất?

Chưng cách thủy là cách chế biến yến sào thông dụng nhất. Tuy nhiên để tránh làm giảm giá trị...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *