“Lời khuyên vàng” của chuyên gia về chế độ ăn cho người bị gout trong ngày Tết

4.7/5 - (12 bình chọn)

Vào ngày Tết, các chuyên gia sức khoẻ cho biết tình trạng tái phát của các bệnh nhân gout tăng gấp nhiều lần so với bình thường. Vậy làm thế nào để bệnh nhân gout có thể đón một cái Tết yên vui đúng nghĩa bên gia đình, mời bạn đọc dõi theo bài viết này.

Cảnh báo: Bệnh gout tái phát gấp nhiều lần vào ngày Tết

Những ngày Tết đến Xuân về, người người nhà nhà đều nô nức trong không khí sum họp gia đình chào năm mới. Nhưng đối với bệnh nhân gout, những ngày đầu xuân năm mới lại thêm phần gian nan bởi chế độ ăn gặp nhiều kiêng kị.

Theo các số liệu thống kê, tỷ lệ bệnh nhân gout đi thăm khám và chẩn đoán gout vào dịp Tết thường cao gấp 2 – 3 lần so với ngày thường. Lý do là bởi vào dịp Tết đầu năm, mọi người dành nhiều thời gian sum họp quây quần bên nhau, mâm cơm gia đình cũng vì thế mà thêm phần đủ đầy, hấp dẫn với các loại thực phẩm phong phú.

Chưa kể bên cạnh đó, truyền thống của người Á Đông vẫn thường thích chúc rượu, bia nhau vào năm mới để khởi đầu một năm mới hanh thông, dồi dào sức khoẻ, vạn sự như ý.

Để giúp bệnh nhân gout có được những ngày Tết vui vẻ bên gia đình, không bị làm phiền bởi các cơn đau tái phát, Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan (Nguyên Trưởng khoa Khám bệnh Bệnh viện YHCT TW – Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc) đã đưa ra những lời khuyên về chuyện ăn uống của bệnh nhân gout nhân dịp Tết như sau:

Những món ăn bệnh nhân gout cần kiêng kị dịp Tết

Tuy nhiên, để tránh mất vui vì đau gout trong dịp Tết, có những món ăn dù ngon đến mấy bệnh nhân gout cũng không nên ăn. Dưới đây là danh sách những món ăn không dành cho bệnh nhân gout, hay nói cách khác là người bệnh gout nên kiêng càng kỹ càng tốt:

– Bánh chưng, dưa hành, thịt đông; các loại hải sản như tôm, cua, ghẹ; các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt chó, thịt dê… Bởi đây là nhóm thực phẩm giàu chất đạm, làm gia răng axit uric và là nguyên nhân thúc đẩy các cơn đau gout phát triển.

– Nhóm nội tạng động vật giàu cholesterol và purin là tác nhân gây ra các cơn đau cấp.

– Một số loại rau chứa nhiều nhân purin như măng tây, tre, giá đỗ, nấm.

– Thực phẩm chứa nhiều chất béo: đồ chiên rán, mỡ động vật…

– Bia, rượu và các loại đồ uống có gas.

Những món ăn bệnh nhân gout không nên ăn trong dịp Tết.
Những món ăn bệnh nhân gout không nên ăn trong dịp Tết.

XEM THÊM: Bị bệnh gout ăn được thịt gì và lưu ý khi chế biến

Những món ăn bệnh nhân gout nên ăn ngày Tết

Nhiều bệnh nhân gout tỏ ra ngán ngẩm khi nhìn vào danh sách những món ăn phải kiêng dịp đầu năm mới. Nhưng các bạn đừng quá lo lắng, bởi theo bác sĩ Tuyết Lan, người bệnh gout vẫn có thể ăn 100-150g thịt mỗi ngày cùng với 400g hoa quả.

Tận dụng dịp Tết được nghỉ ngơi xả hơi, bệnh nhân gout tham khảo thêm các món mình nên kết thân để đưa vào danh sách thực đơn ăn uống khoa học, lành mạnh nhằm đón một năm mới đúng nghĩa an khang, thịnh vượng, sức khỏe dồi dào.

Dưới đây là một số thực phầm được bác sĩ Tuyết Lan khuyên bệnh nhân gout nên tích cực đưa vào thực đơn của mình:

– Các loại rau xanh: cải bẹ xanh, rau ngót, lá lốt, bí đỏ… Đây là những loại thực phẩm ít nhân purin, giúp bệnh nhân gout hạn chế cơn đau nhức, tăng cường sức đề kháng.

– Các loại quả như: lê, đu đủ chín, dưa hấu, táo, nho… Lượng vitamin và khoáng chất dồi dào trong các loại quả này sẽ giúp bệnh nhân gout tăng cường sức đề kháng, tránh tái phát các cơn đau.

– Ngoài ra, các loại ngũ cốc, bơ trứng, sữa cũng vẫn được coi là tốt cho bệnh nhân gout và có thể được bổ sung trong dịp Tết.

– Uống đủ 2l nước mỗi ngày: Việc uống nhiều nước giúp bệnh nhân gout hạn chế tối đa được các cơn đau tái phát.

Bệnh nhân gout nên ăn nhiều rau xanh và hoa quả trong những ngày Tết đến xuân về.
Bệnh nhân gout nên ăn nhiều rau xanh và hoa quả trong những ngày Tết đến xuân về.

Bí quyết giúp bệnh nhân gout hưởng dịp Tết trọn niềm vui

Bên cạnh việc chú ý tới chế độ ăn uống hợp lý, bệnh nhân gout cũng cần thực hiện một số công việc sau đây để có thể đón một cái Tết vui khoẻ đúng nghĩa:

– Tăng cường luyện tập thể dục thể thao

– Giữ ấm cơ thể và ngâm chân nước nóng trước khi đi ngủ

– Tránh thức khuya, mệt mỏi, căng thẳng quá mức.

Trên đây là những lời khuyên vàng từ phía chuyên gia Nguyễn Thị Tuyết Lan dành cho bệnh nhân gout, giúp người bệnh hưởng một cái Tết vui vẻ, đầm ấm và dồi dào sức khoẻ bên gia đình. Chỉ cần áp dụng theo lời khuyên của chuyên gia, các bệnh nhân gout hoàn toàn yên tâm vì không phải lo lắng về các cơn đau gout trong những ngày vui năm mới.

ĐỪNG BỎ LỠ

Dưa hấu “thực phẩm vàng” tăng cường sinh lý cho phái mạnh

Hiện nay, nhiều cánh mày râu khi gặp các vấn đề về sinh lý như xuất tinh sớm, rối loạn...

Trời nóng trẻ hay bị chảy máu cam: cách khắc phục và phòng tránh

Trẻ bị chảy máu cam khi trời nóng thường không nguy hiểm và có thể khắc phục tại nhà. Tuy...

Dùng tổ yến thô có tốt không?

Tổ Yến Thô: Đặc Điểm, Cách Sơ Chế và Giá Bán Hiện Nay

Tổ yến thô là loại yến chưa qua sơ chế, còn nguyên lông và các tạp chất khác. So với...

Những tác dụng của kẽm đối với sức khỏe phái mạnh

Kẽm là một khoáng chất chống oxy hóa được dùng để bổ sung, tăng cường hormone sinh dục nam testosterone...

Mách mẹ cách giảm đau hông nhanh chóng khi mang thai

Đau hông khi mang thai là tình trạng phổ biến. Mặc dù không gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *