Những mẹo giúp bạn khắc phục ốm nghén khi mang thai

3.6/5 - (5 bình chọn)

Ốm nghén khi mang thai là hiện tượng nhiều chị em gặp phải trong 3 tháng đầu tiên của thai kì. Nó gây cảm giác buồn nôn, đau bụng, mệt mỏi trong người. Một số mẹo khắc phục ốm nghén tại nhà đơn giản dưới đây có thể hữu ích với bạn.

Thế nào là ốm nghén?

Ốm nghén được xem là một hiện tượng sinh lý bình thường trong giai đoạn bầu bì mà hầu hết chị em phụ nữ đều trải qua. Cảm nhận về ốm nghén của mỗi người là khác nhau. Có người thì nhận thấy cảm giác đầy hơi hoặc khó chịu xuất hiện thường trực ở bụng. Một số khác thì bị ám ảnh bởi cảm giác dạ dày khó chịu khi mang thai, buồn nôn và nôn ói nhiều, trong người mệt mỏi, thiếu sức sống.

mẹo khắc phục ốm nghén khi mang thai
Khoảng 50% chị em phụ nữ bị ốm nghén khi mang thai 3 tháng đầu

Có đến hơn 50% phụ nữ xuất hiện tình trạng buồn nôn khi mang thai không chỉ vào buổi sáng mà còn có thể kéo dài suốt cả ngày. Hiện tượng này thường xảy ra vào giai đoạn đầu của thai kì, bắt đầu từ tuần thứ 6 kể từ khi bạn mang thai cho đến khoảng tuần thứ 12.

Nguyên nhân dẫn đến ốm nghén khi mang thai

Mặc dù lý do chính xác gây ốm nghén khi mang thai vẫn chưa được khẳng định nhưng các chuyên gia y tế đã phát hiện được một số yếu tố có liên quan đến hiện tượng này như:

  • Sự gia tăng hormone trong thai kì: Khi mang thai các loại hormone nữ như estrogen, progesterone hay HCG đều được sản xuất nhiều hơn. Sự gia tăng nồng độ các chất này có thể làm thay đổi hoạt động của hệ tiêu hóa. Do vậy mà bà bầu thường có cảm giác khó chịu ở bụng, buồn nôn.
  • Đường huyết thấp: Chỉ số đường trong máu ở phụ nữ mang thai thường sụt giảm và thấp hơn bình thường do nhu cầu năng lượng của nhau thai. Điều này khiến cho chị em có cảm giác đói, mệt mỏi, choáng váng. Một số trường hợp còn bị đau đầu, bủn rủn tay chân.
  • Sự nhạy cảm của khứu giác: Thêm một yếu tố góp phần gây nên tình trạng ốm nghén khi mang thai đó chính là sự nhạy cảm của khứu giác. Mũi của người phụ nữ trở nên đặc biệt thính trong thai kì và điều này làm tăng cảm giác buồn nôn khi họ ngửi thấy những mùi khó chịu.

Một số mẹo giúp bạn khắc phục ốm nghén khi mang thai

Trong hầu hết các trường hợp, ốm nghén thường không quá nghiêm trọng và có thể được khắc phục bằng các biện pháp chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên nếu chị em bị nôn ói quá mức thì nên thận trọng tìm đến sự cứu trợ của y tế để tránh bị mất nước cũng như đe dọa đến sự phát triển của thai nhi.

Dưới đây là một số mẹo tự nhiên giúp làm giảm các triệu chứng của ốm nghén khi mang thai bạn có thể thử nghiệm:

1. Ngủ đủ giấc và nghỉ ngơi nhiều hơn

Chất lượng giấc ngủ rất quan trọng đối với phụ nữ mang thai. Nó giúp bạn quên đi cảm giác buồn nôn khó chịu và nhanh chóng phục hồi năng lượng.

Ngủ đủ giấc là cách trị ốm nghén khi mang thai
Ngủ đủ giấc là cách trị ốm nghén khi mang thai hiệu quả

Nếu hay bị trằn trọc trong đêm, bạn nên bổ sung thêm các giấc ngủ ngắn trong ngày. Tuy nhiên bạn cần lưu ý không nên đi ngủ ngay sau khi ăn no vì nó không chỉ gây tăng cân nhanh trong thai kì mà còn làm tăng thêm cảm giác buồn nôn.

Đối với những chị em phải làm việc ca đêm thì có thể trang bị một chiếc mặt nạ ngủ để che chắn ánh sáng, giúp ngủ ngon hơn. Tuyệt đối không được tùy tiện mua thuốc ngủ về uống nếu không được bác sĩ chỉ định.

2. Uống trà thảo dược

Một số loại trà thảo dược, chẳng hạn như trà gừng, trà bạc hà có thể giúp hỗ trợ tiêu hóa, giảm buồn nôn và cải thiện các triệu chứng khó chịu ở bụng do ốm nghén gây ra.

Mỗi khi trong người thấy khó chịu, bạn có thể lấy lát gừng hoặc vài lá bạc hà cho vào ly nước nóng. Đợi khoảng 10 phút và thêm mật ong vào thưởng thức.

Hoặc đơn giản hơn là nhâm nhi một ít gừng tươi hoặc ăn các loại bánh có chứa gừng, bạc hà trong các bữa ăn nhẹ.

3. Lựa chọn trang phục phù hợp

Khi mang thai, cân nặng sẽ gia tăng khiến quần áo bị chật. Bạn nên sắm sửa những bộ quần áo hay đầm bầu rộng rãi, thoải mái hơn. Đừng mặc những bộ đồ đã bị chật hay ôm sát vào cơ thể vì chúng có thể gây kích thích buồn nôn.

4. Xây dựng chế độ ăn uống khoa học

Tình trạng ốm nghén khi mang thai có thể được cải thiện nếu bạn có chế độ ăn uống đúng cách. Bạn nên tránh ăn quá mặn, hạn chế ăn đồ béo, các thức ăn chế biến sẵn. Trà, cà phê là những thức uống không được khuyến cáo trong giai đoạn bầu bì bởi chất caffein có trong các loại đồ uống này làm tăng tiết axit dạ dày và kích thích nhu động ruột co bóp gây buồn nôn, đau bụng.

Ăn trái cây trị ốm nghén cho bà bầu
Ăn nhiều trái cây giúp bổ sung dưỡng chất và giảm ốm nghén khi mang thai

Các thực phẩm giàu kali và Carbohydrates như cà chua, dưa hấu, bí ngô, củ dền, khoai tây, khoai lang… là sự lựa chọn hữu ích trong trường hợp này bởi chúng rất thân thiện với sức khỏe và có thể cải thiện tình trạng ốm nghén.

Phụ nữ bị ốm nghén khi mang thai cũng được khuyên không nên để dạ dày trống rỗng. Trước khi đi ngủ vào buổi tối, bạn nên uống một ly sữa ấm loại dành cho bà bầu để tránh bị hạ đường huyết vào ban đêm và có một giấc ngủ ngon hơn.

Tham khảo thêm: Mang Thai Bao Lâu Thì Nghén? Cách Khắc Phục Cho Khỏe

5. Uống đủ nước

Nôn ói nhiều có thể khiến bạn bị mất nước. Điều này có thể làm tăng nguy cơ bị thiếu nước ói và khiến cảm giác buồn nôn xuất hiện nhiều hơn.

Do vậy bạn nên đảm bảo tiêu thụ ít nhất 8 ly nước mỗi ngày hoặc nhiều hơn nếu thường xuyên bị nôn ói. Chúng ta có thể uống nước trái cây để bổ sung vitamin và dưỡng chất cho cơ thể. Ngoài ra có thể thêm chút giấm táo hoặc mật ong vào trong nước sẽ có cảm giác ngon miệng hơn.

6. Tích cực vận động

Vận động không chỉ giúp phụ nữ mang thai kiểm soát cân nặng, dễ sinh nở mà nó còn giúp giảm căng thẳng, kích thích tiêu hóa và đưa tâm trí bạn ra khỏi cảm giác buồn nôn.

Do vậy, bạn nên xây dựng một chế độ tập luyện thể dục phù hợp sức khỏe ngay từ những tháng đầu tiên của thai kì. Chúng ta có thể đi bộ, bơi lội hay luyện tập các bài tập yoga dành riêng cho bà bầu.

Bên cạnh đó, việc đọc sách, xem ti vi hay nghe nhạc cũng là những hoạt động thú vị giúp bạn quên đi cảm giác mệt mỏi, khó chịu khi bị ốm nghén.

7. Thận trọng khi bổ sung thuốc bổ

Một số loại thuốc bổ có thể gây tác dụng phụ khiến bà bầu bị buồn nôn, điển hình nhất là thuốc sắt. Bạn không nên uống loại thuốc này một cách bừa bãi khi chưa được bác sĩ chỉ định. Tốt nhất nên uống thuốc sắt chung với nước cam hay nước chanh để tăng khả năng hấp thụ chất này.

Đối với các loại vitamin khác thì chúng ta nên ăn lót dạ bằng một bữa ăn nhẹ với sữa hoặc bánh mì rồi uống chúng trước khi đi ngủ. Bạn cũng có thể khuyến nghị bác sĩ cho uống bổ sung vitamin B6 để giảm cảm giác buồn nôn khi bị ốm nghén.

8. Tránh các mùi hương gây kích thích

Sự tăng tính nhạy cảm với mùi chính là một trong những tác nhân gây ốm nghén khi mang thai. Bạn nên ghi nhớ các mùi hương từng khiến mình bị buồn nôn và tránh xa chúng.

9. Tránh trào ngược axit dạ dày

Hiện tượng trào ngược axit dạ dày có thể làm tăng cảm giác buồn nôn và nôn ói trong thai kì. Để tránh tình trạng này, bạn nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, không nên ăn quá no và tránh đi ngủ ngay sau khi ăn.

Một cách khác chúng ta có thể kê gói cao hơn khi nằm ngủ. Một số loại thuốc kháng axit cũng giúp ích trong trường hợp này nhưng bạn cần thận trọng làm theo khuyến nghị của bác sĩ.

Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?

  • Bạn bị sụt quá 2 cân chỉ trong thời gian ngắn
  • Ói ra máu đen hoặc máu tươi
  • Bạn có dấu hiệu bị mất nước như da khô, khát nước, đi tiểu ít, tụt huyết áp, đau đầu, chóng mặt…
  • Bạn bị nôn ói nhiều, trên 4 lần/ ngày
  • Bạn đã thử nghiệm cách chữa ốm nghén khi mang thai tự nhiên nhưng không thấy tình hình được cải thiện.

Một số trường hợp bị ốm nghén khi mang thai nặng có thể cần truyền dưỡng chất để tránh bị mất nước và thiếu hụt chất dinh dưỡng. Tuy nhiên trước khi thực hiện bất kì giải pháp nào, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng để đảm bảo an toàn cho thai nhi.

ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.

Uống nhiều nước giúp cho cơ thể đốt cháy nhiều calo, giảm cân và duy trì được cân nặng.

Uống nhiều nước giúp giảm cân không cần tập luyện?

Uống nhiều nước giúp cho cơ thể đốt cháy nhiều calo, giảm cân và duy trì được cân nặng. Tuy...

Những lý do người bệnh nên chữa táo bón tại Trung tâm Thuốc dân tộc

Táo bón không phải là một bệnh lý, nhưng nếu bị táo bón lâu ngày, kinh niên thì việc điều...

Khi thời tiết đang nóng mà bạn vẫn cảm thấy lạnh, rất có thể sức khỏe của bạn đang gặp vấn đề.

Khi trời nóng mà vẫn thấy lạnh là bị gì?

Khi trời nóng, cơ thể thường sẽ tiết ra mồ hôi để làm mát làn da. Tuy nhiên, nếu bạn...

Nước có ga tốt hay xấu

Nước có ga tốt hay xấu đối với sức khỏe?

Nước có ga là một thức uống giải khát được nhiều người ưa thích. Đây là loại nước đã được...

Mối quan hệ giữa sữa đậu nành và vô sinh

Đối với những người ăn chay và yêu thích đậu nành thì thành phần dinh dưỡng trong thực phẩm này...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *