Xuất huyết dạ dày có thể gây tử vong!

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Xuất huyết dạ dày là một biến chứng nghiêm trọng của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Đây là tình trạng cần được cấp cứu khẩn cấp, vì nếu không được chữa trị sớm nó có thể gây tử vong cho người bệnh.

Xuất huyết dạ dày có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân
Xuất huyết dạ dày có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân

Vì sao xuất huyết dạ dày có thể gây tử vong?

Xuất huyết dạ dày là một thuật ngữ được dùng để chỉ tình trạng chảy máu ở lớp niêm mạc dạ dày. Các triệu chứng bệnh thường dễ nhận biết, xuất huyết càng nặng thì biểu hiện bệnh càng trầm trọng, thậm chí dẫn đến tử vong.

Nếu bị xuất huyết nhẹ, người bệnh sẽ chỉ cảm thấy cơ thể mệt mỏi, bị đau bụng, nôn ói hoặc đi ngoài ra máu với một lượng không đáng kể. Giai đoạn này, nhịp tim và huyết áp sẽ không có sự thay đổi, thể trạng của người bệnh cũng bình thường. Xuất huyết dạ dày nhẹ ít khi gây mất máu cấp tính nhưng chúng có thể khiến người bệnh bị thiếu máu, làm cho da nhợt nhạt, cơ thể mệt mỏi, bị suy tim. Đây cũng là các triệu chứng thường gặp của đa số các trường hợp bị xuất huyết tiêu hóa.

Tuy nhiên, tình trạng chảy máu dạ dày kéo dài sẽ dẫn đến mất máu cấp tính. Lúc này người bệnh bắt đầu xuất hiện các triệu chứng như da xanh xao, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, toát mồ hôi, chân tay lạnh, hạ huyết áp, mạch đập nhanh và khó bắt nhịp. Nếu chảy máu diễn ra nghiêm trọng hơn nữa, nó có thể khiến người bệnh thở dốc, co giật do thiếu oxy lên não, sốt nhẹ… đe dọa trực tiếp đến tính mạng.

Ngoài ra, xuất huyết dạ dày còn gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng khác như làm hẹp môn vị, thủng dạ dày, xơ gan, hôn mê … Những vấn đề này cũng tiềm ẩn nguy cơ gây tử vong cho người bệnh.

Nguyên nhân gây xuất huyết dạ dày

Như đã được đề cập, xuất huyết dạ dày thường là biến chứng của bệnh viêm loét dạ dạ dày.  Ngoài ra, một số yếu tố khác có thể gây nên tình trạng này bao gồm:

  • Do nhiễm vi khuẩn Hp.
  • Uống nhiều rượu bia, hút nhiều thuốc lá và sử dụng nhiều chất kích thích khác.
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc như Diclofenac, Asprin.
  • Sống trong trạng thái mệt mỏi, căng thẳng kéo dài.
  • Thói quen ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh.
  • Mắc các bệnh ung thư, xơ gan.

Xem thêm: Người Có Thói Quen Nhịn Ăn Sáng Bị Xuất Huyết Dạ Dày Là Dĩ Nhiên

Cách điều trị xuất huyết dạ dày

Vì là căn bệnh nguy hiểm nên khi thấy cơ thể có các biểu hiện bất thường, bạn nên nhanh chóng liên hệ với các trung tâm y tế để được chẩn đoán và xử lý sớm.

Nội soi là một trong những phương pháp được sử dụng để chẩn đoán xuất huyết dạ dày
Nội soi là một trong những phương pháp được sử dụng để chẩn đoán xuất huyết dạ dày

Trước tiên, các bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh bằng cách dựa vào những triệu chứng mà bạn đang gặp để đưa ra các kết luận ban đầu. Sau đó, bạn có thể được chỉ định làm thêm các xét nghiệm khác để xác định mức độ nghiêm trọng của tình trạng chảy máu dạ dày.

Những phương pháp chẩn đoán thường được áp dụng trong trường hợp này là chọc hút dịch dạ dày, xét nghiệm máu, nội soi, chụp CT.

Tùy vào mức độ trầm trọng của bệnh mà việc áp dụng các biện pháp chữa trị cũng có sự khác biệt:

  • Nếu bệnh nhẹ, bác sĩ sẽ theo dõi tình trạng bệnh trong vòng 2  – 4 ngày. Sau thời gian này nếu nội soi không thấy chảy máu nữa thì bạn có thể xuất viện, tiếp tục dùng thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ.
  • Trong trường hợp xuất huyết nặng, bạn sẽ được yêu cầu cấp cứu khẩn cấp hoặc chỉ định áp dụng các phương pháp điều trị chuyên biệt để khắc phục tình trạng chảy máu. Sau đó, tiếp tục theo dõi để kịp thời xử lý nếu bệnh nhân gặp các biến chứng. Khi đã được xuất viện, bạn cũng phải thường xuyên tái khám để nắm được tình trạng sức khỏe của bản thân.

Chia sẻ: Xử lý khi bị xuất huyết dạ dày tại nhà đúng cách

Phòng tránh nguy cơ mắc bệnh xuất huyết dạ dày

Xuất huyết dạ dày là căn bệnh khá phổ biến, nhưng bạn có thể ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh cho bản thân bằng cách áp dụng các biện pháp ngăn ngừa phù hợp:

  • Xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học.
  • Ăn đúng giờ, không được bỏ bữa và hạn chế ăn khuya.
  • Tránh xa các thực phẩm có hại cho dạ dày như đồ ăn cay nóng, chứa nhiều dầu mỡ, thực phẩm được chế biến sẵn… Thay vào đó, hãy ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi.
  • Hạn chế uống rượu bia và sử dụng các chất kích thích khác như thuốc lá…
  • Cẩn thận khi dùng thuốc tây để chữa bệnh, nhất là các loại kháng sinh, thuốc giảm đau.
  • Luôn giữ tâm trạng thoải mái, vui vẻ.
  • Tập thể dục thể thao thường xuyên để tăng cường sức khỏe, tăng sức đề kháng cho bản thân.

Nếu không được phát hiện và chữa trị sớm, xuất huyết dạ dày có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Do đó, nếu thấy cơ thể có các biểu hiện bất thường, hãy nhanh chóng liên hệ với các bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị sớm.

ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Thông tin về bệnh xuất huyết tiêu hóa khi mang thai và cách điều trị

Xuất huyết dạ dày khi mang thai: nguyên nhân và cách xử lý

Xuất huyết dạ dày khi mang thai gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của cả mẹ...

Người Có Thói Quen Nhịn Ăn Sáng Bị Xuất Huyết Dạ Dày Là Dĩ Nhiên

Bữa sáng là bữa ăn vô cùng quan trọng đối với cơ thể, qua những nghiên cứu đã cho thấy những...

Đau dạ dày nôn ra máu có thể là biểu hiện của chứng trào ngược dạ dày nặng

Bị đau dạ dày nôn ra máu là dấu hiệu của bệnh gì?

Đau dạ dày nôn ra máu có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý khác nhau như loét dạ...

chữa xuất huyết dạ dày tại nhà

Chia sẻ cách xử lý khi bị xuất huyết dạ dày tại nhà

Một trong những kiến thức mà mọi người cần phải trang bị chính là cách xử lý khi bị xuất...

Mổ Xuất Huyết Dạ Dày: Giải Đáp Những Câu Hỏi Thường Gặp

Xuất huyết dạ dày là biến chứng nguy hiểm của các tổn thương ở dạ dày. Bệnh nhân có thể...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *