Cảnh báo uống rượu nhiều làm tăng nguy cơ bị xuất huyết dạ dày

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Rượu đã được chứng minh là một nguyên nhân gây loét dạ dày bằng cách gây kích thích hệ tiêu hóa. Uống rượu, thậm chí là chỉ một chút cũng làm cho dạ dày sản xuất nhiều axit hơn bình thường, điều này dẫn đến tình trạng viêm dạ dày lâu dần sẽ gây loét và xuất huyết dạ dày.

Ở những người nghiện rượu nặng, họ có thể cảm thấy đau dạ dày, nôn mửa, tiêu chảy thậm chí là xuất huyết dạ dày. Bạn có thể tìm hiểu về cách mà rượu gây tổn thương cho dạ dày trong bài viết này.

uống rượu gây xuất huyết dạ dày
Rượu khiến cơ thể tiết nhiều axit tiêu hóa hơn bình thường gây tổn hại niêm mạc dạ dày dẫn đến xuất huyết

Tác hại của rượu đối với cơ thể

Theo nhiều chuyên gia, sử dụng rượu trong một thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ ung thư niêm mạc miệng, lưỡi, môi, họng, dạ dày, tuyến tụy và đại tràng. Bên cạnh đó, rượu cũng gây ra một số vấn đề về tiêu hóa khác bao gồm trào ngược dạ dày và xuất huyết dạ dày.

Nôn mửa khi say mang theo nhiều rủi ro không lường trước được. Nếu bạn bất tỉnh sau khi nôn, có khả năng bạn sẽ hít ngược lại các chất nôn và không thể ho ra được. Bạn có thể bị ngạt thở và dẫn đến tử vong. Ngoài ra, nôn do rượu thường rất khó kiểm soát, nôn kéo dài có thể khiến bạn bị rách cổ họng gây đau đớn và mất máu.

Uống quá nhiều rượu sẽ dẫn đến đau dạ dày hoặc suy giảm enzym tiêu hóa và khiến chất béo không thể tiêu hóa được. Người bệnh có thể bị trào ngược dạ dày, ợ chua, đầy bụng,..

Nói chung, tác hại cấp tính và mạn tính của rượu đều có ảnh hưởng nhất định đến hệ tiêu hóa và gây nên xuất huyết dạ dày.

Cảnh báo: Xuất huyết dạ dày có thể gây tử vong!

Uống rượu nhiều làm tăng nguy cơ bị xuất huyết dạ dày

Theo một nghiên cứu về tổn thương niêm mạc dạ dày từ tạp chí Annales UMCS thì 100% người nghiện rượu thường bị xuất huyết dạ dày, trong khi ở những người không uống rượu là 72%. Trong một cuộc phỏng vấn 14 người uống rượu trên 10 năm thì có đến 13 người mắc chứng viêm dạ dày xuất huyết.

Rượu có thể kích thích đường tiêu hóa và dẫn đến xuất huyết dạ dày. Nguy cơ này sẽ cao hơn đối với những người sử dụng rượu cùng với thuốc giảm đau hoặc acetaminophen, bởi điều này có thể gây xuất huyết dạ dày nghiêm trọng dẫn đến tử vong và làm tổn hại gan.

Ngoài ra, nếu bạn sử dụng rượu trong một thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ xói mòn niêm mạc dạ dày. Viêm dạ dày do rượu còn có thể dẫn đến việc ói ra máu gây thiếu máu. Đôi khi người bệnh cảm thấy chóng mặt thậm chí là có thể ngất xỉu.

Các dấu hiệu nhận biết xuất huyết dạ dày do rượu

dấu hiệu xuất huyết dạ dày do rượu
Rượu làm xói mòn niêm mạc dạ dày khiến người bệnh ói ra máu hoặc có lẫn máu trong phân

Rượu có thể làm cho niêm mạc dạ dày tiếp xúc trực tiếp với axit tiêu hóa thức ăn. Trong một số trường hợp, nó sẽ làm xói mòn niêm mạc dạ dày và gây xuất huyết. Một số dấu hiệu nhận biết xuất huyết dạ dày do rượu, bao gồm:

  • Đau bụng trên từ âm ỉ đến đau nhói.
  • Buồn nôn và nôn mửa.
  • Có cảm giác đầy hơi hoặc đầy bụng.
  • Nôn hoặc tiêu chảy ra máu.

Tìm hiểu ngay: Các bước xử lý khi bị xuất huyết dạ dày tại nhà

Biến chứng của xuất huyết dạ dày do rượu

Xuất huyết dạ dày do rượu có thể gây ra một số biến chứng nghiêm trọng. Trong trường hợp xuất huyết nặng và chảy máu ồ ạt, người bệnh cần được đưa đến cơ sở y tế để cầm máu, nếu không người bệnh sẽ có nguy cơ bị thủng dạ dày.

Ngoài ra, xuất huyết dạ dày do rượu gây ra một số vấn đề dài hạn khác bao gồm:

  • Thiếu máu.
  • Ung thư dạ dày.
  • Có sẹo ở niêm mạc dạ dày dẫn đến khó tiêu, tắc nghẽn dạ dày.
  • Gây ra vấn đề về thận.

Làm thế nào để bảo vệ dạ dày?

Ngưng uống rượu là cách tốt nhất để bảo vệ dạ dày của bạn. Tuy nhiên, nếu bạn thật sự không thể ngưng uống rượu thì hãy tham khảo một vài gợi ý về cách uống rượu an toàn và giảm bớt tác hại do rượu gây ra.

  • Không trộn chung các loại rượu: Việc uống nhiều loại rượu cùng một lúc khiến bạn khó theo dõi được mức độ tiêu thụ của cơ thể. Do đó, bạn có thể uống nhiều hơn lượng mà cơ thể dung nạp được.
  • Không dùng thuốc giảm đau: Dùng thuốc để giảm các cơn đau dạ dày sau khi uống rượu chỉ kích thích dạ dày tiết axit ăn mòn niêm mạc ruột. Do đó hãy sử dụng thuốc kháng axit hoặc một tách trà bạc hà nếu bạn đau dạ dày sau khi uống rượu.
  • Cẩn thận với các loại thực phẩm: Sử dụng thực phẩm giàu carnohydrate trước khi uống rượu sẽ làm cơ thể chậm hấp thụ rượu. Uống nước sau mỗi cốc bia hoặc rượu để làm giảm tác động xấu đến dạ dày.
  • Uống rượu an toàn: Không uống quá 14 ly một lần và không uống rượu 2 lần một tuần. Nếu bạn uống rượu nhiều hơn 2 lần một tuần thì khả năng tử vong và chấn thương dài hạn của bạn sẽ tăng lên.

Xuất huyết dạ dày khi uống rượu là một hiện tượng phổ biến và đáng lo ngại. Nó có thể là dấu hiệu của các bệnh đường tiêu hóa khác. Do đó, nếu bạn nghiện rượu thì hãy lên kế hoạch từ bỏ chúng để bảo vệ sức khỏe và tính mạng của chính mình.

Thông tin trong bài viết này chỉ manh tính chất tham khảo, không thể thay thế chỉ dẫn và lời khuyên của bác sĩ.

Xuất huyết dạ dày có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân

Xuất huyết dạ dày có thể gây tử vong!

Xuất huyết dạ dày là một biến chứng nghiêm trọng của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Đây là...

Đau dạ dày nôn ra máu có thể là biểu hiện của chứng trào ngược dạ dày nặng

Bị đau dạ dày nôn ra máu là dấu hiệu của bệnh gì?

Đau dạ dày nôn ra máu có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý khác nhau như loét dạ...

chảy máu dạ dày ăn hoa quả gì

5 loại hoa quả cực tốt cho người bị xuất huyết dạ dày

Bạn đã biết đâu là những loại hoa quả tốt cho người bị xuất huyết dạ dày chưa? Mặc dù...

Tư Vấn Cách Chọn Sữa Cho Người Xuất Huyết Dạ Dày

Uống sữa chắc chắn không thể điều trị xuất huyết dạ dày, tuy nhiên nó có thể giảm bớt các...

Xuất Huyết Dạ Dày Có Nguy Hiểm Không? Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Xuất huyết dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày bị chảy máu. Nếu không được can thiệp kịp...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *