Chăm sóc người bị xuất huyết dạ dày nên lưu ý

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Chăm sóc người bị xuất huyết dạ dày đúng cách sẽ giúp hạn chế được nhiều rủi ro. Bởi, tình trạng xuất huyết dạ dày tương đối nguy hiểm, có thể gây ra nhiều hệ lụy ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí dẫn đến tử vong. 

Chăm sóc người bị xuất huyết dạ dày nên lưu ý gì?

Xuất huyết dạ dày (chảy máu dạ dày) là tình trạng tổn thương lớp niêm mạc của dạ dày trong thời gian dài nhưng không được điều trị. Đây được xem là biến chứng cấp tính mà người mắc các bệnh lý liên quan đến dạ dày phải đối mặt. Các bệnh có thể kể đến như viêm đại tràng, viêm ruột non, ung thư dạ dày,…

Chăm sóc người bị xuất huyết dạ dày nên lưu ý gì?
Xuất huyết dạ dày không được chăm sóc tốt có thể khiến bệnh chuyển biến nguy hiểm

Người bệnh bị xuất huyết dạ dày có những biểu hiện bất ổn như đại tiện ra máu, một số trường hợp bị nôn ói ra máu, cơ thể mệt mỏi, xanh xao, co giật,…Lúc này, người bệnh cần được cấp cứu ngay để được kiểm tra và điều trị. Nếu không khắc phục, xuất huyết có thể đe dọa tính mạng người bệnh.

Việc chăm sóc người bị xuất huyết dạ dày sau khi điều trị cũng là một vấn đề quan trọng. Nếu được chăm sóc tốt, người bệnh sẽ phòng tránh được nhiều rủi ro không đáng có.

Đồng thời, các tổn thương niêm mạc có điều kiện phục hồi mau chóng hơn. Người bệnh rút ngắn thời gian điều trị, phòng tránh được tình trạng tái phát xuất huyết dạ dày nguy hiểm. Dưới đây là một số vấn đề cả người bệnh và người chăm sóc cần lưu ý:

Đối với người bệnh

Người bệnh khi bị xuất huyết tiêu hóa cần được chăm sóc cẩn thận, các việc như sau:

  • Người bệnh nên nghỉ ngơi, tránh ồn ào, tốt nhất nên lựa chọn một không gian sống yên tĩnh.
  • Giường nằm của người bệnh đảm bảo sự thoải mái, người bệnh nằm trên giường đầu không nên kê gối, hoặc có thì chọn loại mỏng mềm nhất. Tư thế nằm ngửa, thả lỏng cơ thể.
  • Người bệnh không nên lo lắng, suy nghĩ nhiều. Tinh thần lạc quan, vui vẻ là “liều thuốc” tự nhiên giúp bệnh nhanh chóng hồi phục.
  • Chuẩn bị sẵn ống oxy để kịp thời xử lý những tình huống không may xảy ra như người bệnh khó thở, xuất huyết tiêu hóa nặng. Nên chú ý không được để người bệnh rơi vào trạng thái hôn mê, choáng váng, co giật.
  • Theo dõi màu sắc của phân để biết mức độ tiến triển của bệnh.
  • Nếu không còn gặp tình trạng nôn ói ra máu, người bệnh có thể ăn những loại cháo, súp hoặc uống thêm sữa.
  • Chườm ấm nếu vết mổ bị đau nhức. Người bệnh sử dụng túi chườm chuyên dụng hoặc sử dụng chai thủy tinh có nắp đậy đổ nước ấm vào và thực hiện chườm lên bụng để nhanh chóng cải thiện cơn đau.
    Chăm sóc người bị xuất huyết dạ dày nên lưu ý gì?
    Chườm nóng giảm đau cho người bị xuất huyết dạ dày
  • Cung cấp dinh dưỡng để quá trình phục hồi diễn ra thuận lợi hơn.
  • Tránh việc ăn quá no, chỉ nên bổ sung thực phẩm ở mức vừa đủ. Bên cạnh đó, tránh tình trạng để cơ thể bị đói quá lâu.
  • Người bệnh không nên vận động mạnh hoặc thường xuyên di chuyển có thể ảnh hưởng đến vết thương. Tập vận động nhẹ nhàng và có thời gian nghỉ ngơi thư giãn là cách tốt nhất để các cơ khớp không bị xơ cứng, đồng thời không ảnh hưởng đến quá trình điều trị.

Tham khảo thêm: Viêm loét dạ dày nên ăn gì, kiêng gì? Chế độ ăn phù hợp

Đối với người chăm sóc người bệnh

Người nhà bệnh nhân cần lưu ý một số vấn đề sau đây để người bệnh mau chóng cải thiện sức khỏe:

  • Theo dõi màu sắc phân của người bệnh và ống thông tiêu hóa. Bởi, lúc này người bệnh đang được đặt một ống thông trong cơ thể để hút máu đông trong dạ dày.
  • Tuân thủ những chỉ dẫn của bác sĩ trong việc cho người bệnh uống thuốc đúng giờ, đúng thuốc và liều lượng.
  • Động viên tinh thần, giữ không gian sống thoải mái giúp người bệnh lạc quan vượt qua bệnh tật. Đặc biệt người chăm sóc nên khuyến khích người bệnh ăn uống đầy đủ. Tránh để người bệnh có những suy nghĩ tiêu cực, căng thẳng,… khiến cho tình trạng sức khỏe chuyển biến xấu.
  • Đưa người bệnh tái khám đúng theo lịch hẹn của bác sĩ. Qua đó bác sĩ có thể kiểm tra tình trạng sức khỏe và có những điều chỉnh kịp thời, bảo vệ sức khỏe người bệnh.

Người bệnh và người chăm sóc cần lưu ý đến các vấn đề nêu trên. Thực hiện đúng cách chăm sóc sẽ giúp người bị xuất huyết tiêu hóa nhanh chóng cải thiện tình trạng sức khỏe. Đồng thời, đây cũng là cách tốt nhất để phòng tránh những rủi ro không mong muốn xảy ra.

Theo dõi tình trạng sức khỏe của người bị xuất huyết dạ dày như thế nào?

Bên cạnh những vấn đề nêu trên, một yếu tố quan trọng không thể bỏ qua trong quá trình chăm sóc người bị xuất huyết dạ dạ là việc theo dõi tình trạng sức khỏe. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách làm này. Nếu biết được các dấu hiệu bất ổn và kịp thời hỗ trợ khắc phục sẽ hạn chế tình trạng xuất huyết chuyển biến xấu.

Theo dõi sức khỏe người bệnh

Người chăm sóc cần lưu ý những vấn đề sau đây ở người bệnh:

  • Kiểm tra thân nhiệt của người bệnh thường xuyên. Bên cạnh đó, theo dõi nhịp thở, đo huyết áp cho người bệnh. Nếu thấy nhịp tim của người bệnh thay đổi (nhanh hoặc chậm bất thường), tình trạng rối loạn tri giác hoặc tăng giảm huyết áp,…người chăm sóc cần nhanh chóng liên hệ với bác sĩ.
  • Theo dõi tình trạng tinh thần của người bệnh, quan sát phân, hiện tượng nôn mửa,…
  • Kiểm tra chỉ số cân nặng để biết người bệnh có tăng hoặc giảm cân bất thường không.
  • Đo lượng nước tiểu của người bệnh thường xuyên để kịp thời phát hiện các triệu chứng bất ổn như bí tiểu, hay tiểu ít.
    Theo dõi tình trạng sức khỏe của người bị xuất huyết dạ dày như thế nào?
    Theo dõi các chỉ số cơ thể là một trong những việc cần làm khi chăm sóc người bị xuất huyết dạ dày

Dấu hiệu tốt trong quá trình phục hồi

Những dấu hiệu cơ bản dưới đây sẽ báo cho người chăm sóc biết rằng người bệnh đang có mức độ phục hồi tốt:

  • Các chỉ số cơ thể như huyết áp, cân nặng,… của người bệnh đạt mức ổn định.
  • Người bệnh có tinh thần vui vẻ, thoải mái. Đồng thời, các triệu chứng xuất huyết tiêu hóa trước đó như đau đớn, khó chịu gần như thuyên giảm đáng kể.
  • Vùng thượng vị không còn bị đau dữ dội như trước, phân dần có màu sắc bình thường trở lại, không còn nôn, đi ngoài ra máu.
  • Người bệnh ăn ngon và ngủ ngon hơn, đi lại thoải mái hơn trước. 

Nếu thấy những tín hiệu này, bạn có thể an tâm rằng quá trình điều trị đã tiến triển tốt. Tiếp tục theo dõi tình trạng và bổ sung dinh dưỡng để cải thiện sức khỏe cho người bệnh.

Tham khảo thêm: Chữa Đau Dạ Dày Bằng Lá Trầu Không Theo Kinh Nghiệm Dân Gian

Chế độ dinh dưỡng cho người bị xuất huyết dạ dày

Chế độ dinh dưỡng đóng một vai trò quan trọng trong quá trình điều trị và sau điều trị. Dưới đây là những vấn đề liên quan đến chế độ dinh dưỡng, bạn đọc nên lưu ý để cơ thể hồi phục nhanh chóng và an toàn hơn:

Người bị xuất huyết dạ dạ nên ăn gì?

Xuất huyết dạ dày do nhiều nguyên nhân gây ra, một trong số đó là việc người bệnh có chế độ ăn uống không lành mạnh trong thời gian dài. Do đó, người bệnh cần điều chỉnh lại thói quen và lựa chọn thực phẩm phù hợp hơn trong thời gian điều trị bệnh. Bên cạnh đó, người bệnh nên ăn uống đúng bữa, không nhịn ăn, không ăn khuya, không ăn quá no.

Bổ sung dưỡng chất từ thực phẩm sạch, an toàn, tốt cho sức khỏe góp phần thúc đẩy nhanh quá trình hồi phục, giúp vết thương mau chóng lành lặn. Điều này cũng là cách giúp lượng acid trong dạ dày duy trì ở mức ổn định. Người bệnh cần bổ sung các loại thực phẩm tốt như:

  • Thực phẩm kiểm soát dịch vị: 

Ống tiêu hóa sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực nếu dịch vị bị dư thừa quá mức. Không những thế, niêm mạc dạ dày cũng bị tổn thương, tình trạng xuất huyết ngày càng nghiêm trọng hơn. Chính vì thế, người bệnh nên bổ sung các loại thực phẩm như mật ong, sữa, rau xanh, dầu oliu, thịt gà,…vào bữa ăn hàng ngày để kiểm soát quá trình sản sinh dịch vị tốt hơn.

Chế độ dinh dưỡng cho người bị xuất huyết dạ dày
Bổ sung thực phẩm tốt cho sức khỏe và hệ tiêu hóa
  • Thực phẩm bảo vệ niêm mạc dạ dày: 

Thực phẩm có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày (bao tử) mà người bệnh có thể sử dụng như khoai sắn, gạo nếp, khoai lang, khoai tây,…Chúng góp phần vào quá trình cải thiện vết thương trong niêm mạc, thúc đẩy quá trình chữa lành. Người bệnh rút ngắn được thời gian điều trị, bảo vệ sức khỏe của hệ tiêu hóa.

  • Thực phẩm trung hòa acid dịch vị:

Các loại tốt cho việc ổn định acid dịch vị như trứng, sữa. Người bệnh có thể bổ sung bằng các chế biến các món ăn khác nhau.

  • Thức ăn mềm:

Người bệnh trải qua phẫu thuật sẽ không thể ăn được thực phẩm cứng, kể cả cơm vì chúng khá khó tiêu hóa. Thay vào đó, người bệnh cần hấp thụ thức ăn ở dạng mềm, lỏng, ví dụ như cháo, súp,… Lựa chọn rau củ mềm và non nhất để giảm thiểu áp lực cho hệ thống tiêu hóa. 

Người bị xuất huyết dạ dày không nên ăn gì?

Bên cạnh những thực phẩm tốt cho quá trình phục hồi, người bị xuất huyết dạ dày cũng nên hạn chế một số thực phẩm dưới đây:

  • Thực phẩm khó tiêu:

Những thực phẩm xơ, khô cứng, dai, khó tiêu hóa khiến cho hệ tiêu hóa chịu nhiều áp lực. Trong khi đó, dạ dày đang gặp tổn thương, đặc biệt là tình trạng xuất huyết nguy hiểm.

Do đó, người bệnh nên lưu ý không lựa chọn những thực phẩm gây ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình điều trị. Tránh ăn rau củ xơ già, gân sụn, thực phẩm nhiều chất béo, nhiều dầu mỡ khó tiêu hóa,…

  • Thực phẩm gây kích thích niêm mạc:

Thực phẩm khiến niêm mạc bị kích thích là những thực phẩm có vị chua. Chúng khiến acid dạ dày tăng cao, không tốt cho tình trạng xuất huyết tiêu hóa. Do đó, người bệnh nên tránh ăn dưa cải muối, cải chua, trái cây hoặc các loại thức uống có vị chua.

Chế độ dinh dưỡng cho người bị xuất huyết dạ dày
Người bị xuất huyết dạ dày nên tránh thực phẩm chua, cay, nóng,…
  • Thực phẩm cay:

Ngoài những món ăn có vị chua thì những thực phẩm cay cũng là tác nhân khiến dạ dày càng trở nên tổn thương. Trong quá trình điều trị, người bệnh nên giảm các gia vị cay như tiêu, ớt, hạn chế cả các loại hành, tỏi và các gia vị có tính nóng khác.

  • Đồ uống chứa cồn, chất kích thích:

Rượu, bia, cà phê,… là các dạng đồ uống người bị xuất huyết dạ dày không nên sử dụng. Chúng có thể làm cho tình trạng bệnh không được cải thiện mà còn trở nên nghiêm trọng hơn. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên tránh xa khói thuốc lá, dù hút thuốc trực tiếp hay chỉ hít phải khói thuốc từ một người khác.

  • Thực phẩm không đảm bảo vệ sinh:

Rau củ, trái cây chưa được rửa sạch có thể khiến cho dạ dày bị nhiễm khuẩn nguy hiểm. Người bệnh nên lưu ý đến vấn đề này, tránh tình trạng xuất huyết biến chứng trầm trọng.

Tham khảo thêm: Đu Đủ Chữa Trào Ngược Dạ Dày Có Tốt Không? – Giải Đáp

Phòng ngừa xuất huyết dạ dày tái phát như thế nào?

Người bệnh cần lưu ý một vài vấn đề dưới đây nếu muốn mau chóng cải thiện bệnh và phòng ngừa tình trạng xuất huyết tái phát:

  • Tránh thức khuya, việc ngủ đủ giấc sẽ giúp cơ thể có thời gian phục hồi tốt. Người bệnh nên ngủ trước 11 giờ tối, đảm bảo giấc ngủ từ 7 – 8 tiếng mỗi ngày.
  • Tránh áp lực, làm việc quá sức. Cân bằng thời gian lao động và nghỉ ngơi, không nên để cơ thể mệt mỏi, căng thẳng trong thời gian dài.
  • Tuân thủ theo chỉ định điều trị của bác sĩ. Hạn chế việc tự ý mua và sử dụng thuốc khi chưa được hướng dẫn.
  • Tái khám định kỳ theo lịch, bác sĩ sẽ giúp người bệnh theo dõi tình trạng và có điều chỉnh nếu phát sinh vấn đề mới.
  • Xây dựng thói quen sinh hoạt và ăn uống lành mạnh. Vận động thể dục nhẹ nhàng phù hợp với thể trạng giúp cơ thể dẻo dai, tăng cường trao đổi chất. Người bệnh có thể đi bộ, tham gia lớp yoga,…
Phòng ngừa xuất huyết dạ dày tái phát như thế nào?
Người bị xuất huyết dạ dày nên giữ tâm trạng thoải mái, tập luyện thể dục nhẹ nhàng để cơ thể được vận động, tốt cho quá trình trao đổi chất

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn đọc biết được cách chăm sóc người bị xuất huyết dạ dày tốt nhất. Điều này là thực sự cần thiết để giúp quá trình hồi phục diễn ra an toàn và nhanh chóng hơn. Nếu thấy cơ thể có những dấu hiệu bất ổn, người bệnh nên nhanh chóng báo với người thân hoặc bác sĩ để kịp thời có biện pháp xử trí, tránh các rủi ro không mong muốn xảy ra.

Đội ngũ y bác sĩ tại Trung tâm Thuốc dân tộc

TOP 5 Bác Sĩ Chữa Dạ Dày Giỏi Tại Trung Tâm Thuốc Dân Tộc

Trung tâm Thuốc dân tộc thành lập và gây dựng từ năm 2010, từ lâu đã được biết đến là...

Bài thuốc Sơ can Bình vị tán đặc trị bệnh dạ dày

Người nước ngoài sử dụng Sơ can Bình vị tán – Khi chất lượng đánh bay mọi rào cản

Khi chữa bệnh bằng YHCT trở thành xu hướng điều trị mới của thế kỷ XXI thì những bài thuốc...

Tiêu chí đánh giá địa chỉ khám đau dạ dày tốt

8 Địa Chỉ Khám Chữa Đau Dạ Dày Tốt Nhất Ở Hà Nội Mà Bạn Nên Biết

Khám đau dạ dày ở Hà Nội tại địa chỉ nào? Đây là quan tâm tâm của nhiều người bệnh....

bị xuất huyết dạ dày nên ăn gì

Người Bị Xuất Huyết Dạ Dày Nên Ăn Gì Để Bảo Vệ Dạ Dày?

"Xuất huyết dạ dày nên ăn gì?" là một trong những mối quan tâm mà người bệnh và gia đình...

chữa xuất huyết dạ dày tại nhà

Chia sẻ cách xử lý khi bị xuất huyết dạ dày tại nhà

Một trong những kiến thức mà mọi người cần phải trang bị chính là cách xử lý khi bị xuất...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *